Tiêm HPV gây chậm kinh có đúng không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tiêm HPV gây chậm kinh không là câu hỏi mà nhiều chị em băn khoăn và quan tâm khi tiêm vắc xin phòng HPV. Hãy cùng nhau giải đáp thắc mắc này nhé.

Vắc xin HPV là giải pháp phòng ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, chị em lo sợ tiêm HPV gây chậm kinh và rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Bài viết này sẽ cung cấp những kiến thức về vacxin HPV cũng như giải đáp thắc mắc cho các chị em về loại vacxin này. 

1. Sơ lược về vacxin HPV

1.1. Vacxin HPV là gì?

Trước khi đưa ra câu trả lời cho câu hỏi “Tiêm HPV gây chậm kinh không?”, hãy cùng tìm hiểu những kiến thức cơ bản về vacxin HPV nhé!

Ung thư cổ tử cung là ung thư phổ biến nhất, có tỷ lệ tử vong cao ở giới nữ. Trung bình có khoảng 7-10 người tử vong mỗi ngày do căn bệnh này. Theo thống kê của Globocan năm 2020, tỷ lệ tử vong là của ung thư tử cung là 3,4 trên 100.000 người.

HPV (Human papilloma virus) gây ung thư cổ tử cung và u nhú ở bộ phận sinh dục. Do đó, vắc xin phòng HPV là giải pháp hiệu quả trong phòng chống ung thư cổ tử cung và u nhú. Theo Bộ Y Tế khuyến cáo, nữ giới từ 9 – 45 tuổi nên tiêm vắc xin sớm để bảo vệ sức khỏe.

1.2. Phân loại vacxin HPV

Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV thường không gây hại và sẽ tự biến mất. Nhưng một số loại HPV có thể dẫn đến ung thư hoặc gây ra mụn cóc sinh dục.

  • Loại HPV (tuýp 6 và 11) gây ra mụn cóc ở bộ phận sinh dục, là những mụn được nhìn thấy ở vùng sinh dục của 2 giới. Kích thước có thể nhỏ hoặc lớn, nhô hoặc dẹt, thường không đau. Mụn cóc không đe dọa đến tính mạng nhưng khó điều trị triệt để vì tái nhiễm sau điều trị. Tuy nhiên, mụn cóc sinh dục không dẫn đến ung thư hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác.
  • Hơn 10 chủng virus HPV dẫn đến ung thư, trong đó có 2 chủng có nguy cơ (loại 16 và 18) dẫn đến ung thư. Bên cạnh ung thư cổ tử cung, HPV cũng có thể gây ung thư ở vùng âm hộ, âm đạo, hậu môn, dương vật, miệng và hầu họng. Tuýp HPV 16 và 18 là 2 tuýp chính gây nên ung thư cổ tử cung, ngoài ra còn gây ung thư âm hộ (50%), ung thư âm đạo (65%), ung thư hầu họng (70%).

Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng virus HPV gồm:

  • Vắc xin Gardasil (Mỹ) phòng ngừa 4 tuýp virus HPV bao gồm: 6, 11, 16 và 18.
  • Vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) phòng ngừa 9 tuýp virus HPV bao gồm: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58.
Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng virus HPV gồm: Vắc xin Gardasil 9 và Vắc xin Gardasil 4. 
Hiện nay, có 2 loại vắc xin phòng virus HPV gồm: Vắc xin Gardasil 9 và Vắc xin Gardasil 4

1.3. Công dụng của vacxin HPV

Vắc xin HPV sản xuất theo công nghệ tái tổ hợp ADN, có cấu trúc và cơ chế hoạt động tương tự như virus HPV. Tuy nhiên, lượng virus ở mức giới hạn an toàn, chỉ vừa đủ để cơ thể kích hoạt hệ miễn dịch để tiêu diệt loại virus này. Nhờ đó, hệ miễn dịch có khả năng ghi nhớ và chủ động tiêu diệt khi virus HPV xâm nhập từ môi trường bên ngoài vào cơ thể.

Vắc xin HPV giúp chị em chủ động phòng ngừa và giảm tỷ lệ mắc các bệnh ung thư. 
Vắc xin HPV giúp chị em chủ động phòng ngừa và giảm tỷ lệ mắc các bệnh ung thư

Mặc dù ung thư cổ tử cung chiếm tỷ lệ cao nhưng hiện nay vẫn chưa có thuốc đặc trị. Chính vì thế, vắc xin HPV giúp chị em chủ động phòng ngừa và giảm tỷ lệ mắc các bệnh ung thư. 

Đặc biệt, tiêm ngừa HPV từ 9 – 26 tuổi sẽ kéo dài hiệu quả lên đến 25 năm. Ngoài ra, vắc xin này cũng có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh khác gây ra bởi virus HPV. 

1.4. Độ tuổi và đối tượng

Tại Việt Nam, theo khuyến cáo của nhà sản xuất, vacxin HPV được chỉ định tiêm cho cả nam và nữ giới ở độ tuổi từ 9 – 45 tuổi (dành cho đối tượng đã/chưa quan hệ tình dục).

Tuy nhiên, chuyên gia y tế, chị em nên đi tiêm càng sớm càng tốt. Tiêm sớm vắc xin có thể kéo dài hiệu quả lên đến 30 năm.

Hiện nay, Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cũng đã xem xét mở rộng chương trình tiêm phòng HPV cho các bé trai. Một nghiên cứu chỉ ra rằng nam giới có khả năng mắc bệnh ung thư do HPV nhiều hơn so với nữ giới. Ngoài ra, còn tăng nguy cơ mắc ung thư miệng, ung thư vòm họng, lưỡi cũng như ung thư đường sinh dục ở nam giới (hậu môn, dương vật…).

Tuy nhiên, vì lo ngại tiêm HPV gây chậm kinh mà nhiều bạn nữ vẫn ngần ngại tiêm phòng loại vacxin này. Vậy, ngay bây giờ hãy cùng tìm câu trả lời trả lời cho nghi vấn: “Tiêm HPV gây chậm kinh có đúng không?” 

2. Tiêm HPV gây chậm kinh không?

Hiện tại, chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy việc tiêm HPV gây chậm kinh hay ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Để trả lời cho câu hỏi: ”Tiêm HPV có bị chậm kinh không?”, rất nhiều nghiên cứu lớn ở Hoa Kỳ thực hiện thử độ an toàn cùng các phản ứng sau tiêm có thể xảy ra khi vắc xin phòng HPV được sử dụng vào năm 2006. Cụ thể, một số phản ứng thường gặp sau khi tiêm HPV chỉ bao gồm: chóng mặt, đau đầu, sốt, buồn nôn, sưng nóng đỏ đau tại vị trí tiêm. 

3. Tiêm HPV gây chậm kinh có đúng không?

Thực tế, không có bằng chứng cụ thể nào cho thấy việc tiêm HPV gây chậm kinh ở nữ giới. Các nghiên cứu đã kiểm tra sự an toàn của vắc xin HPV và không đưa ra mối liên hệ nào giữa việc tiêm chủng HPV và chậm kinh. Việc chậm kinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau mà không liên quan đến vắc xin HPV. Do vậy, việc khẳng định rằng: “Tiêm HPV gây chậm kinh” là vô căn cứ. 

Tác dụng phụ thường gặp sau khi tiêm HPV là phản ứng tại chỗ tiêm như: Đau, sưng hoặc đỏ. Một số có thể sốt nhẹ, đau đầu, nổi mề đay trên da, mệt mỏi, đau cơ, hoặc đau khớp. Buồn nôn và nôn, rối loạn dạ dày, ruột như đau bụng và tiêu chảy cũng có thể xuất hiện sau tiêm. 

Hầu như các tác dụng phụ sau tiêm HPV thường nhẹ và tạm thời. Nếu gặp các triệu chứng nặng và kéo dài, hãy đến Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được các bác sĩ tư vấn và chăm sóc cẩn thận sau khi tiêm vắc xin.

4. Tác dụng phụ khi tiêm vacxin HPV

Nhiều người tiêm vacxin HPV sẽ không gặp các phản ứng phụ nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi không có thể chủng ngừa, người tiêm vẫn có thể xuất hiện một số phản ứng phụ với mức độ từ nhẹ đến trung bình như:

  • Phản ứng tại chỗ, có thể sưng đỏ đau;
  • Sốt nhẹ;
  • Nổi mề đay;
  • Đau đầu;
  • Mệt mỏi;
  • Đau cơ;
  • Đau khớp;
  • Buồn nôn và nôn;
  • Rối loạn dạ dày, đau bụng và tiêu chảy;
  • Hoặc có thể gặp các phản ứng quá mẫn…
Phản ứng viêm sưng, đỏ, đau tại chỗ sau khi tiêm HPV là một phản ứng thường gặp.
Phản ứng viêm sưng, đỏ, đau tại chỗ sau khi tiêm HPV là một phản ứng thường gặp

5. Các nguyên nhân gây chậm kinh

Nói rằng tiêm HPV gây chậm kinh là sai. Vậy có những nguyên nhân nào có thể gây chậm kinh?

Chậm kinh là sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt ở phụ nữ. Biểu hiện trễ kinh là khi không xuất hiện kinh nguyệt mặc dù đã đến kỳ hành kinh. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng chậm kinh này. Cụ thể: 

  • Mang thai: Kinh nguyệt không xuất hiện là một dấu hiệu đã có thai.
  • Rối loạn nội tiết tố: Các hormone sinh dục như estrogen và progesterone có vai trò trong điều hòa kinh nguyệt. Sự mất cân bằng hoặc thay đổi đột ngột các hormone này có thể gây chậm kinh.
  • Thay đổi cân nặng đột ngột: Sự thay đổi trong cân nặng có thể ảnh hưởng đến hormone và dẫn đến chậm kinh.
  • Các vấn đề về buồng trứng: Buồng trứng đa nang (polycystic ovary syndrome – PCOS) hoặc viêm nhiễm vùng buồng trứng có thể gây chậm kinh.
  • Các vấn đề phụ khoa: Các vấn đề phụ khoa khác như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung,… có thể gây ra chậm kinh. Các triệu chứng bao gồm đau bụng dưới, vùng kín có mùi khó chịu, tiết dịch có màu sắc lạ. 
  • Căng thẳng: Stress, căng thẳng có thể tác động đến hệ nội tiết, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Sử dụng rượu, bia, chất kích thích: Rượu, bia hoặc các chất kích thích có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra chậm kinh.

6. Làm gì khi bị trễ kinh?

Chậm kinh có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dựa trên thực tế những nguyên nhân đang gặp phải, bạn có thể áp dụng một số gợi ý dưới đây khi phát hiện hiện tượng chậm kinh:

  • Kiểm tra chu kỳ: Xác định xem việc tính toán lịch chu kỳ kinh nguyệt có đúng hay không.
  • Loại trừ mang thai: Kiểm tra bằng que thử thai là cách tốt để loại trừ khả năng mang thai.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh: Đảm bảo duy trì một lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống vừa phải, đầy đủ dưỡng chất, ngủ đủ giấc và tập thể dục đều đặn.
  • Xử lý stress: Stress ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Hãy tập thiền, yoga, tập thể dục, hoặc thư giãn để giảm bớt áp lực.
  • Kiểm tra tình trạng sức khỏe: Nếu lo lắng về tình trạng chậm kinh, bạn có thể đến tham khảo ý kiến bác sĩ. Đặc biệt, nếu bạn có các triệu chứng khác nhau như đau bụng dưới, tiết dịch có màu lạ, có mùi khó chịu,… hãy đến Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ Khoa để được thăm khám và tư vấn kịp thời.

Bài viết đã cung cấp những kiến thức liên quan đến vacxin HPV – vacxin phòng chống ung thư cổ tử cung, cũng như đã giải đáp thắc mắc: “Liệu tiêm HPV gây chậm kinh không?”. 

Hi vọng, sau khi tham khảo bài viết, các bạn nữ có thể mạnh dạn chủ động đi tiêm chủng, góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như giảm được tỷ lệ mắc bệnh ung thư cổ tử cung tại Việt Nam. 

Tham gia group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh phụ khoa sôi nổi nhất nền tảng Facebook - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các chị em có vấn đề tương tự và hỏi đáp với bác sĩ
Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
7 nguyên nhân gây khí hư màu hồng nhạt trước kỳ kinh

Khí hư màu hồng nhạt trước kỳ kinh có thể là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe. Tìm hiểu 7 nguyên nhân thường gặp, cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

All in one
Liên hệ