Tiêm HPV rồi cần sàng lọc ung thư cổ tử cung không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Sàng lọc ung thư cổ tử cung là cách để phụ nữ phòng tránh mắc phải căn bệnh nguy hiểm này. Nếu bạn đã tiêm HPV thì có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung không?

Ung thư cổ tử cung có tỷ lệ mắc cao ở phụ nữ. Tiêm HPV hỗ trợ ngăn ngừa bệnh, nhưng sau đó có cần sàng lọc ung thư cổ tử cung nữa không? BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương sẽ giải đáp cho bạn.

1. Tại sao nên khám sàng lọc ung thư cổ tử cung?

HPV (hay còn được gọi là Human Papillomavirus) là một loại virus gây u nhú (sùi mào gà) và tình trạng ung thư cổ tử cung phổ biến ở nữ giới hiện nay. Theo nghiên cứu, có đến 95-97% phụ nữ mắc ung thư cổ tử cung do vi-rút HPV cùng một số yếu tố khác như: quan hệ tình dục sớm, viêm nhiễm kéo dài, có nhiều bạn tình,…

Virus HPV gây ung thư cổ tử cung phổ biến ở phụ nữ hiện nay
Virus HPV gây ung thư cổ tử cung phổ biến ở phụ nữ hiện nay

Nếu nữ giới đi thăm khám, sàng lọc ung thư cổ tử cung và phát hiện sớm tình trạng bệnh thì tỷ lệ điều trị sẽ thành công lên tới 80 – 90%, thậm chí không để lại nhiều ảnh hưởng tới quá trình sinh sản sau này. 

Tuy nhiên, tỷ lệ chữa khỏi sẽ càng ngày càng giảm nếu tình trạng bệnh được phát hiện muộn hơn, trong đó tỷ lệ chữa khỏi ở giai đoạn 2 là 75%, giai đoạn 3 là 30-40% và giảm xuống còn 15% ở giai đoạn 4. 

Tất cả những người phụ nữ đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung kể từ khi bắt đầu quan hệ tình dục. Ở những giai đoạn đầu của bệnh, các triệu chứng thường không rõ ràng mà chỉ có thể phát hiện được khi đi khám nên thông thường chị em hay chủ quan không đi sàng lọc, từ đó bỏ lỡ cơ hội phát hiện tình trạng bệnh sớm và điều trị kịp thời. 

2. Đã tiêm HPV có phải khám sàng lọc ung thư cổ tử cung không?

Hiện nay, vấn đề tiêm phòng vaccine ngừa HPV cho thấy khả năng làm giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung trên 90% và đồng thời cũng làm giảm sự xuất hiện của các tổn thương giai đoạn tiền ung thư lên đến 60%. 

Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm HPV chỉ đạt hiệu quả tốt nhất trong trường hợp bạn chưa bị lây HPV hoặc chưa quan hệ tình dục. Bên cạnh đó, vấn đề tiêm phòng vaccine HPV được khuyến cáo tiêm tốt nhất cho trẻ em hoặc phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 tuổi. 

Vaccine ngừa HPV có thời gian bảo vệ đạt hiệu quả tối ưu từ 4-6 năm, sau thời gian này chưa có nghiên cứu chính thức nào khẳng định vaccine tiêm HPV sẽ còn phát huy tốt công dụng của mình. 

Không có loại vaccine nào có thể ngăn ngừa hoàn toàn việc phụ nữ bị mắc ung thư cổ tử cung. Do đó, kể cả khi đã tiêm vaccine phòng ngừa vi-rút HPV thì các chị em vẫn phải khám sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung định kỳ để đảm bảo sức khỏe của bản thân. 

3. Khi nào nên sàng lọc ung thư cổ tử cung?

BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan khuyên tất cả chị em đã từng quan hệ tình dục, đặc biệt là những người trong độ tuổi từ 21 tới 65 tuổi nên đi khám sàng lọc các dấu hiệu về ung thư cổ tử cung định kỳ để có phương hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng đề cập đến việc đi sàng lọc và tiêm HPV sớm nếu nữ giới gặp phải một trong những trường hợp như:

  • Quan hệ tình dục sớm;
  • Có nhiều bạn tình;
  • Sinh con trước 17 tuổi;
  • Dùng thuốc tránh thai trên 5 năm;
  • Có thói quen sử dụng các chất kích thích như hút thuốc lá;
  • Có các biểu hiện bất thường liên quan đến vấn đề phụ khoa.
Phụ nữ có thói quen hút thuốc lá cần đi sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung
Phụ nữ có thói quen hút thuốc lá cần đi sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung

Thời điểm tốt nhất để đi khám sàng lọc là sau 5-7 ngày kể từ ngày kết thúc hành kinh gần nhất. Ngoài ra, trước khi đi khám, các chị em không đặt thuốc âm đạo trong vòng 48 giờ và không nên quan hệ tối thiểu trong 24 giờ để tránh ảnh hưởng đến kết quả sàng lọc.

4. Lưu ý khi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung

Để có kết quả sàng lọc chính xác và hiệu quả, chị em cần tuân thủ một số điều quan trọng như sau:

  • Tránh quan hệ tình dục trong 24 giờ trước khi đi khám, không sử dụng băng vệ sinh, thuốc đặt âm đạo tối thiểu 48 giờ và không được thụt rửa âm đạo
  • Xét nghiệm nên được thực hiện ít nhất sau 5 ngày kể từ khi kinh nguyệt kết thúc, chị em sẽ cần đi tiểu trước khi làm xét nghiệm.
  • Sau khi khám sàng lọc, chị em hoàn toàn có thể hoạt động và ăn uống trở lại bình thường. Hiện tượng chảy máu âm đạo nhẹ sau khi làm xét nghiệm là bình thường, tuy nhiên nếu số lượng máu chảy ra nhiều bất thường không ngừng thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ hỗ trợ.

Ngoài ra, hiện nay đã có một số cải tiến trong việc điều trị và phòng ngừa ung thư cổ tử cung, do đó các chị em phụ nữ có thể đi sàng lọc khoảng 2-3 năm/lần thay vì phải đi thăm khám mỗi năm. Điều này giúp các chị em tiết kiệm thời gian cũng như kịp thời chẩn đoán về tình trạng sức khỏe của bản thân. 

Sàng lọc ung thư chắc chắn sẽ ít tốn kém hơn so với chi phí điều trị ung thư ở những giai đoạn bệnh trở nặng. Phát hiện sớm tình trạng bệnh không chỉ giúp giảm chi phí điều trị mà còn nâng cao khả năng điều trị thành công. Các chị em hãy đi khám sức khỏe định kỳ để bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của bản thân.

Nếu chị em có bất kỳ thắc mắc, có nhu cầu tìm hiểu về sàng lọc ung thư cổ tử cung nói riêng hay các tình trạng về bệnh phụ khoa nói chung, đừng ngần ngại liên hệ với Zalo Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương cùng các y bác sĩ chuyên môn hỗ trợ tư vấn trực tiếp và nhanh nhất nhé!

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Chậm kinh 4 ngày có thai không?

Chậm kinh 4 ngày có thai không? Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như stress, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết.

Thông tin kiến thức
Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Cách xử lý rong kinh đau lưng hiệu quả

Rong kinh đau lưng có nguy hiểm không? Tại sao lại gặp tình trạng này? Cách xử lý như thế nào?

Thông tin kiến thức
Rau bám mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rau bám mép là một dạng của nhau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung. Triệu chứng phổ biến là chảy máu âm đạo vào nửa sau thai kỳ. 

All in one
Liên hệ