Tiểu buốt và đau khi quan hệ có sao không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đau khi quan hệ cảnh báo điều gì? Cùng tìm hiểu tiểu buốt, đau rát sau quan hệ có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây nhé!

Đau khi quan hệ có sao không là vấn đề được nhiều người quan tâm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân quan hệ bị đau và tình trạng tiểu buốt sau quan hệ qua giải đáp cho câu hỏi của một bạn trong group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI nhé!

1. Câu hỏi của người bệnh 

Một bạn giấu tên đã đặt câu hỏi như sau: “Cho em hỏi chị em trong nhóm: Em quan hệ bị đau cô bé và đôi khi đi tiểu buốt là như thế nào ạ?”

“Tiểu buốt, đau khi quan hệ có sao không” là vấn đề được nhiều chị em quan tâm
“Tiểu buốt, đau khi quan hệ có sao không” là vấn đề được nhiều chị em quan tâm

2. Bác sĩ trả lời: Tiểu buốt và đau khi quan hệ có sao không?

Để trả lời câu hỏi tiểu buốt đau rát sau quan hệ nguy hiểm không của bạn nữ, chúng ta cùng nhau tìm hiểu những nguyên nhân và biến chứng dẫn tới tiểu buốt và đau khi quan hệ nhé.

2.1. Tiểu buốt, đau khi quan hệ có nguy hiểm không? 

Đau khi quan hệ có thể do người bệnh đang gặp tình trạng viêm nhiễm cơ quan sinh dục. Khi đang viêm, thành âm đạo (cơ quan dạng ống nối bộ phận sinh dục trong và ngoài) có thể đỏ, nhạy cảm hơn nên khi có sự cọ sát sẽ gây cảm giác đau. 

Do có nhiều yếu tố gây nên tình trạng đau rát sau quan hệ nên người bệnh cần đi khám sớm. Việc làm này không chỉ giúp phát hiện những bệnh lý nguy hiểm mà còn giúp chị em có những lời khuyên về cuộc yêu an toàn.

Đi tiểu buốt là triệu chứng có thể gặp ở nhiễm khuẩn tiết niệu. Một số phụ nữ nhiễm khuẩn tiết niệu thường do nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm hộ (cơ quan sinh dục ngoài) và âm đạo. Tình trạng này nếu được điều trị tốt có thể khỏi hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu vi khuẩn không được tiêu diệt tiếp tục di chuyển lên thận có thể khiến nhu mô thận bị phá hủy.

Với 2 vấn đề như trên thì người bệnh nên đi khám sớm để điều trị kịp thời. Chị em không nên chủ quan tự điều trị vì nếu điều trị không triệt để, có thể dẫn tới hiện tượng kháng thuốc khiến những lần sau tái nhiễm càng khó điều trị hơn.

2.2. Hiểu rõ về tiểu buốt sau quan hệ 

Mặc dù tiểu buốt hay gặp ở nam nhưng chị em vẫn có thể gặp tiểu buốt sau quan hệ với những dấu hiệu như:

  • Đau khi đi tiểu.
  • Tiểu rát.
  • Nước tiểu đục, có máu.
  • Mệt mỏi.
  • Ngại quan hệ.
  • Với những tình huống nặng, người bệnh có thể xuất hiện nôn, sốt cao, đau lưng dữ dội.
Tiểu buốt là tình trạng đau buốt khi đi tiểu
Tiểu buốt là tình trạng đau buốt khi đi tiểu

Có nhiều yếu tố có thể dẫn tới tình trạng tiểu buốt như:

  • Viêm niệu đạo: Cơ quan dẫn nước tiểu ra ngoài dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công. Điều này khiến cho khi đi tiểu xuất hiện tình trạng buốt.
  • Viêm nhiễm phụ khoa: khi các bộ phận của hệ thống phụ khoa bị viêm có thể làm cho virus xâm nhập vào hệ thống tiết niệu gây tiểu buốt.
  • Lậu: Một trong những vi khuẩn thường gặp gây nên các bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục có thể gây viêm niệu đạo.

2.3. Hiểu rõ về đau khi quan hệ

Đau khi quan hệ có nhiều mức độ khác nhau và biểu hiện bằng các dấu hiệu như:

  • Đau khi bắt đầu quan hệ hoặc khi thực hiện những động tác thô bạo vào vùng kín.
  • Trong khi quan hệ, cơn đau xuất hiện sâu bên trong.
  • Đau âm ỉ hoặc đau từng cơn nhiều giờ sau quan hệ.
  • Chảy máu vùng kín sau quan hệ.
  • Khí hư (dịch tiết từ vùng kín) có màu sắc bất thường như vàng, xanh, trắng đục kèm theo mùi hôi.

Có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện tình trạng đau sau quan hệ như:

  • Dạo đầu quá ngắn: Khi âm đạo chưa tiết ra đủ dịch mà tiến hành quan hệ tình dục sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng đau đớn và gây tổn thương “cô bé”.
  • Căng thẳng: Khi căng thẳng quá mức, chị em không thể tiết đủ chất bôi trơn cần thiết khiến cho khi quan hệ không được thuận lợi.
  • Đau do thâm nhập: Nếu quan hệ quá thô bạo hoặc ma sát quá nhiều có thể khiến cho cơn đau tăng lên.
  • Dị ứng với chất bôi trơn, tinh dịch hay bao cao su: Tình trạng kích ứng có thể xảy ra khi âm đạo tiếp xúc với chất bôi trơn, tinh dịch hay bao cao su gây nên tình trạng ngứa và rát.
  • Viêm nhiễm vùng kín: Cơ quan sinh dục đang ở trong trạng thái viêm nhiễm rất yếu và dễ bị kích thích. Vì vậy, khi quan hệ tình dục quá thô bạo có thể gây nên đau đớn khi quan hệ.
  • Bệnh phụ khoa: Các bệnh như u xơ tử cung (khối u ở tử cung – cơ quan giúp điều tiết máu trong kỳ kinh nguyệt), lạc nội mạc tử cung có thể khiến khi quan hệ đau đớn trong thời gian dài.
  • Nồng độ estrogen thấp: Estrogen là hormone giúp cho quá trình tiết chất nhầy ở âm đạo diễn ra bình thường. Khi nồng độ chất này ít hơn, âm đạo sẽ xuất hiện tình trạng khô gây khó khăn trong việc quan hệ.
  • Mô sẹo: Sau khi sinh con, các vết khâu vùng kín có thể tạo thành sẹo. Khi tiến hành quan hệ, chị em có thể cảm thấy đau nhức.
Đau khi quan hệ do nhiều nguyên nhân gây nên
Đau khi quan hệ do nhiều nguyên nhân gây nên

3. Lời khuyên của bác sĩ  

Khi bị tiểu buốt sau quan hệ, chị em có thể thực hiện một vài gợi ý sau:

  • Đi khám bác sĩ: Nếu tiểu buốt đi kèm một số dấu hiệu bất thường như ngứa rát, vùng kín sưng đỏ, đau bụng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám.
  • Giữ sạch sẽ vùng kín: Kiêng quan hệ trong quá trình điều trị, xây dựng thói quen vệ sinh vùng kín, thay quần lót sạch hàng ngày.

Nếu bị đau khi quan hệ, chị em có thể làm giảm cảm giác đau bằng một số biện pháp như:

  • Sử dụng chất bôi trơn: Trong trường hợp âm đạo khô hoặc quá nhạy cảm thì chị em nên sử dụng chất bôi trơn để tránh bị tổn thương.
  • Tạo tinh thần thoải mái: Mọi người nên dành thời gian để tạo tâm lý thoải mái nhằm góp phần thăng hoa trong cuộc yêu.
  • Không quan hệ quá mạnh bạo: Nên quan hệ vừa phải để tránh cho chị em cảm thấy đau.
  • Giảm đau trước quan hệ: Chị em nên đảm bảo đi tiểu trước khi quan hệ, tắm nước ấm để tạo cảm giác thoải mái.
  • Giảm đau sau quan hệ: Chườm đá sau quan hệ để giảm đau.
Tạo tinh thần thoải mái khi quan hệ sẽ giảm tình trạng đau nhức
Tạo tinh thần thoải mái khi quan hệ sẽ giảm tình trạng đau nhức

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về tình trạng tiểu buốt và đau khi quan hệ. Do có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này nên nếu bị kéo dài, chị em nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. 

Mọi người có thể tham gia vào Group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để tham khảo một số kinh nghiệm của các chị em cũng như được các bác sĩ có kinh nghiệm tư vấn nhé!

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Hỏi đáp bác sĩ
Cấy que tránh thai có bị nám da không?

Cấy que tránh thai có bị nám da không? Là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc. Cấy que tránh thai có thể gây nám da do sự thay đổi hormone nội tiết.

Hỏi đáp bác sĩ
Cơ chế hoạt động của que tránh thai như thế nào?

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của que tránh thai và tác dụng phụ. Khám phá cách que tránh thai ngăn ngừa thai và chống chỉ định với những đối tượng nào.

Hỏi đáp bác sĩ
[Bác sĩ giải đáp] Quan hệ xong bị rong kinh có sao không?

Bị rong kinh sau khi quan hệ khiến chị em cảm thấy lo lắng và có tâm lý ngại gần gũi với bạn đời. Vậy quan hệ xong bị rong kinh có sao không? Phòng tránh như thế nào?

Hỏi đáp bác sĩ
Rong kinh có tự hết không? Khi nào phải điều trị, cấp cứu?

Rong kinh có tự hết không? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách xử lý tình trạng này qua bài viết dưới đây.

All in one
Liên hệ