Tìm hiểu kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung nói lên điều gì? Khi nào cần đi tầm soát ung thư cổ tử cung? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết.

Hiện nay, việc tầm soát ung thư cổ tử cung đã trở thành một mối quan tâm của nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những câu hỏi liên quan tới kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung để giúp chị em có thể hiểu rõ hơn. 

1. Sơ lược về tầm soát ung thư cổ tử cung

1.1. Đối tượng

Theo BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, những phụ nữ từ 21 tuổi trở lên, đặc biệt là những người đã quan hệ tình dục, nên được thực hiện tầm soát để phát hiện sớm và có biện pháp kịp thời phòng ngừa ung thư cổ tử cung. 

Tuổi càng cao tỷ lệ mắc bệnh càng tăng, đặc biệt trong giai đoạn từ 30 – 65 tuổi. Vì vậy, chị em nên chủ động kiểm tra và chú ý đến kết quả tầm soát ung thử cổ tử cung để có thể phát hiện bệnh sớm, từ đó lên kế hoạch điều trị, giảm khả năng biến chứng nặng và tỷ lệ tử vong.

1.2. Các phương pháp

Hiện tại, có nhiều phương pháp có giá trị tầm soát ung thư cổ tử cung được áp dụng tại các phòng khám, cơ sở y tế như:

  • Khám phụ khoa: Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm thường không có dấu hiệu gì và không thể phát hiện được khi khám phụ khoa. Tuy vậy, khám phụ khoa vẫn hỗ trợ bác sĩ đánh giá và phát hiện những tổn thương bất thường, nghi ngờ từ sớm để từ đó đưa ra các chỉ định xét nghiệm phù hợp và cho ra kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung một cách kịp thời.
  • Xét nghiệm Pap Smear: Đây là một xét nghiệm có mục đích tìm thấy các tế bào phát triển bất thường ở cổ tử cung có nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Hiện nay Pap Smear có 2 loại là PAP truyền thống (phết lam tế bào) và Thinprep (nhúng dịch và ly tâm, tách chiết tế bào).  
  • Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm này với kỹ thuật khuếch đại các đoạn gen virus sẽ phát hiện được có hay không virus HPV (Human Papillomavirus – nguyên nhân hàng đầu gây ra căn bệnh ung thư cổ tử cung).
Xét nghiệm HPV để phát hiện sớm bệnh ung thư cổ tử cung
Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có thể biểu hiện qua xét nghiệm HPV

1.3. Vai trò

Cho tới thời điểm hiện tại, ung thư cổ tử cung được ghi nhận là căn bệnh ung thư có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 chỉ sau ung thư vú ở phụ nữ. Theo thống kê tại Việt Nam, hàng năm phát hiện hơn 5100 ca ung thư cổ tử cung mắc mới và có 2400 người đã chết vì căn bệnh này.

Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng và hầu hết các bệnh nhân đều được chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn. Khi đó, việc điều trị trở nên rất phức tạp và tốn kém. Hơn cả là các phương pháp điều trị như phẫu thuật cắt toàn bộ tử cung, hóa trị hay xạ trị đều có nguy cơ gây vô sinh hay thậm chí là đe dọa tính mạng.

Dù nguy hiểm là vậy, nhưng nếu phát hiện sớm tình trạng bệnh cũng như điều trị kịp thời có thể làm giảm tỷ lệ tử vong và giảm gánh nặng tài chính. 

Thời gian xuất hiện cũng như phát triển của tế bào ung thư cổ tử cung tương đối dài từ 3 đến 7 năm. Vì vậy, nếu chị em thực hiện kiểm tra và tầm soát định kỳ theo khuyến nghị của chuyên gia, sẽ dễ dàng hơn trong lựa chọn phác đồ điều trị và khả năng làm mẹ có thể hoàn toàn không bị ảnh hưởng. 

2. Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung thể hiện điều gì?

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ có 2 trường hợp là âm tính và dương tính.

2.1. Âm tính

Với kết quả này, chị em có thể yên tâm trong thời điểm hiện tại vì các tế bào ở cổ tử cung chưa có sự biến đổi bất thường.

Tuy nhiên theo khuyến cáo, chị em cần thực hiện tầm soát từ 1 – 3 năm/lần hoặc tùy theo chỉ định của bác sĩ. Nếu đến năm 65 tuổi kết quả vẫn âm tính, chị em có thể ngưng tầm soát định kỳ.

Tầm soát định kỳ để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
Chú ý kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ để giảm nguy cơ mắc bệnh

2.2. Dương tính

Trường hợp kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung phát hiện bất thường, chị em cũng không nên quá lo lắng vì đó chưa phải xét nghiệm khẳng định chắc chắn bản thân bị bệnh. Bác sĩ sẽ yêu cầu làm thêm các chỉ định chuyên sâu hơn như soi cổ tử cung kết hợp sinh thiết để chẩn đoán xác định có phải ung thư cổ tử cung thật không.

  • Nếu kết quả sinh thiết bình thường: Người bệnh không bị ung thư cổ tử cung, kế hoạch tiếp theo sẽ điều trị tổn thương/viêm nhiễm tại cổ tử cung (nếu có) và thực hiện tầm soát định kỳ theo khuyến nghị của bác sĩ.
  • Nếu kết quả sinh thiết bất thường: Bác sĩ sẽ định hướng điều trị ngay tùy theo giai đoạn bệnh, tuổi và cá thể hóa theo người bệnh.

3. Độ chính xác của kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung 

Thực hiện tầm soát đang là phương pháp sàng lọc bệnh ung thư cổ tử cung có độ chính xác cao nhất so với các phương pháp trước đây. Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ giúp các bác sĩ đưa ra kết luận về tình trạng và đưa ra phương pháp, liệu trình điều trị phù hợp cho mỗi người.

Tuy nhiên, trong quá trình làm xét nghiệm vẫn có thể xuất hiện sai sót do lỗi kỹ thuật lấy tế bào, lỗi máy móc, bảo quản mẫu,..

Uy tín và chất lượng của đơn vị y tế cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác của kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung. Vì vậy, chị em nên tìm hiểu và lựa chọn một địa chỉ tin cậy để có thể yên tâm thực hiện kiểm tra sức khỏe bản thân.

Một trong những lựa chọn lý tưởng cho chị em đang có nhu cầu kiểm tra kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung là Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa: Với đội ngũ chuyên gia đầu ngành, các bác sĩ nổi tiếng “mát tay” trong quá trình thăm khám, điều trị sẽ giúp chị em có kết quả tâm soát ung thư cổ tử cung chính xác và đưa ra những tư vấn phù hợp.

4. Lời khuyên khi khám sàng lọc ung thư cổ tử cung 

Kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung có thể bị ảnh hưởng bởi một số tác nhân bên ngoài, dẫn đến sai lệch. Vì vậy, để đảm bảo tính hiệu quả và chính xác khi tầm soát ung thư cổ tử cung, chị em cần thực hiện một số quy tắc sau:

  • Xét nghiệm sẽ được thực hiện tốt nhất sau khi kết thúc kinh nguyệt 5 – 7 ngày, chị em cũng nên tránh quan hệ tình dục trước xét nghiệm 2- 3 ngày.
  • Trước ngày xét nghiệm không nên sử dụng băng vệ sinh, thuốc đặt âm đạo hay thụt rửa âm đạo.
  • Sau xét nghiệm, chị em có thể hoạt động và sinh hoạt, ăn uống trở lại như bình thường, có thể xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo nhẹ.
  • Chị em nên nhớ thực hiện tầm soát tốn ít chi phí hơn so với điều trị ung thư giai đoạn muộn. Phát hiện sớm giúp đỡ tốn kém và tăng tỷ lệ điều trị thành công. 

Hy vọng bài viết đã cung cấp được những thông tin bổ ích cho chị em về kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung. Từ đó giúp chị em đưa ra được các lựa chọn đúng đắn để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như hạnh phúc của chính mình.

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

    Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

    Thông tin kiến thức
    Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

    Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

    Thông tin kiến thức
    Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

    Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

    Thông tin kiến thức
    Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

    Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

    All in one
    Liên hệ