Tìm hiểu thuốc bổ sung Progesterone

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tìm hiểu về thuốc bổ sung Progesterone và tác dụng của nó trong điều trị các vấn đề liên quan đến tử cung và thai nhi. Cùng tìm hiểu ngày với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan.

Thuốc bổ sung Progesterone có thành phần chính là Progesterone, một hormon steroid quan trọng cho sự phát triển và duy trì thai nhi. Ngoài ra, nó còn có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt và bảo vệ sức khỏe của phụ nữ.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan về thuốc bổ sung Progesterone và tác dụng của nó trong điều trị các vấn đề liên quan đến tử cung và thai nhi.

1. Tìm hiểu thuốc bổ sung Progesterone

Thuốc bổ sung hormone Progesterone.
Thuốc bổ sung Progesterone

1.1. Dược lực học của các thuốc bổ sung Progesterone

Progesterone là một hormon steroid được tạo ra chủ yếu từ hoàng thể trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Nó thuộc vào nhóm progestin, gồm cả hormone tự nhiên và tổng hợp, có tác dụng tương tự như progesterone.

Progesterone là hormone được sản xuất từ các tiền chất steroid được sản sinh trong buồng trứng, tinh hoàn, vỏ thượng thận và rau thai. Hormon tạo hoàng thể LH (Luteinizing hormone) giúp kích thích sản xuất và tiết ra progesterone từ hoàng thể sau khi đã rụng trứng và trong thai kỳ..Hormone này có vai trò quan trọng trong việc duy trì thai sản.

Nó được sản xuất với nồng độ cao trong giai đoạn sau của thai kỳ. Khi có hormone estrogen được sản sinh, progesterone sẽ giúp phát triển nội mạc tử cung và chuyển sang giai đoạn chế tiết (giai đoạn hoàng thể).

Sự giảm tiết progesterone đột ngột vào cuối chu kỳ kinh nguyệt là nguyên nhân chính dẫn đến kinh nguyệt.

Ngoài ra, nó còn có tác dụng:

  • Nhầy cổ tử cung và làm cho tinh trùng khó thâm nhập.
  • Tăng thân nhiệt ở giai đoạn
  • Thúc đẩy phát triển nang vú và giãn cơ trơn của tử cung.

Vì những tác dụng quan trọng trên, thiếu hụt progesterone có thể gây nhiều tác động tiêu cực, như rối loạn kinh nguyệt, ảnh hưởng đến thai nhi hoặc gây ra nguy cơ sảy thai. Do đó, việc sử dụng thuốc bổ sung là cần thiết để đảm bảo sức khỏe của phụ nữ.

1.2. Dược động học của các thuốc bổ sung Progesterone

Thuốc bổ sung Progesterone có khả năng hấp thu nhanh sau khi được dùng qua bất cứ đường vào nào. Nó có khả năng gắn kết với protein huyết thanh, chủ yếu là albumin và globulin liên kết corticosteroid.

Thuốc có chu kỳ bán thải khoảng 5 phút trong huyết thanh và một lượng nhỏ được dự trữ tạm thời trong mỡ cơ thể. Progesterone có tác dụng chuyển hóa thành pregnandiol trong gan và sau đó được đào thải qua nước tiểu dưới dạng pregnanediol glucuronide.

2. Tác dụng

2.1. Theo đường uống:

Đối với các rối loạn liên quan đến thiếu hụt progesterone, như hội chứng tiền kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, bệnh vú lành tính và thời kỳ tiền mãn kinh. Được sử dụng trong liệu pháp thay thế hormone trong giai đoạn mãn kinh, kết hợp với estrogen.

2.2. Theo đường âm đạo:

Thay thế hormone cho các phụ nữ đã thực hiện thủ thuật cắt buồng trứng hoặc trong quá trình thụ tinh ống nghiệm (IVF). Bổ sung trong chu kỳ tự nhiên hoặc tạo ra, trong trường hợp có vấn đề về rối loạn rụng trứng.

Dùng để dự phòng sự tăng sản nội mạc tử cung ở những phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh hoặc trong các trường hợp dọa sảy thai hoặc sảy thai liên tiếp.

Thuốc Progesterone có thể được bổ sung qua đường âm đạo khi không thể sử dụng qua đường uống hoặc ở những bệnh nhân có bệnh lý gan mạn tính.

2.3. Theo đường tiêm:

Thuốc Progesterone đường tiêm có thể được sử dụng trong điều trị vô kinh thứ phát, vô sinh, ung thư tử cung, u xơ tử cung,, sự thụ thai và điều trị ra máu tử cung do tình trạng mất cân bằng nội tiết.

Thuốc tiêm Progesterone có thể hỗ trợ cho phụ nữ trong quá trình mang thai, giúp phòng ngừa sự tăng sản nội mạc tử cung sau mãn kinh và cải thiện những rối loạn do thiếu hormone.

Thuốc progesterone đường tiêm.
Thuốc progesterone đường tiêm.

3. Tác dụng không mong muốn của các thuốc bổ sung Progesterone

3.1. Khi sử dụng theo đường uống:

Cảm giác buồn ngủ hoặc chóng mặt có thể xảy ra ở một số người sau khi sử dụng thuốc Progesterone uống từ 1 đến 3 giờ. Trong trường hợp này, người bệnh có thể giảm liều hoặc thay đổi cách sử dụng thuốc nhưng cần có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Có thể rút ngắn chu kỳ kinh nguyệt hoặc gây xuất huyết âm đạo giữa chu kỳ. Trong trường hợp này, bác sĩ thường sẽ chỉ định sử dụng thuốc Progesterone đường uống bắt đầu đợt điều trị khi chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.

3.2. Khi sử dụng theo đường âm đạo:

Không xảy ra các trường hợp không dung nạp với thuốc tại chỗ như nóng, ngứa, rát hay chảy chất nhờn được ghi nhận trong các nghiên cứu lâm sàng.

Không có những tác dụng không mong muốn toàn thân đặc biệt là buồn ngủ hay chóng mặt được ghi nhận trong các nghiên cứu lâm sàng ở liều khuyến cáo giống như ở đường uống hay đường tiêm.

Thuốc bổ sung Progesterone đường uống và đặt âm đạo.
Thuốc bổ sung Progesterone đường uống và đặt âm đạo.

3.3. Khi sử dụng theo đường tiêm:

Trong quá trình sử dụng thuốc Progesterone tiêm, người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn đáng chú ý như:

  • Khó thở
  • Phát ban
  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn
  • Sưng mặt
  • Chóng mặt
  • Đau đầu nhẹ
  • Nóng bừng
  • Âm đạo ngứa và khô

4. Cách dùng và liều dùng thuốc Progesterone

4.1. Khi sử dụng theo đường uống:

  • Trung bình trong các trường hợp thiếu hụt progesterone, liều dùng là 200-300mg thuốc mỗi ngày, chia thành 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.. Uống thuốc cách xa bữa ăn hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ.
  • Trong điều trị suy hoàng thể, bệnh vú lành tính, rối loạn kinh nguyệt và tiền mãn kinh:dùng 200-300mg thuốc uống liên tục trong 10 ngày cho mỗi chu kỳ, thường bắt đầu từ ngày thứ 17 đến ngày thứ 26.
  • Trong liệu pháp thay thế hormone (progesterone kết hợp cùng estrogen) trong giai đoạn mãn kinh: dùng 200mg mỗi ngày vào buổi tối trước lúc đi ngủ trong 12-14 ngày mỗi tháng, hoặc 2 tuần cuối của mỗi chu kỳ điều trị. Sau đó, ngưng tất cả các liệu pháp thay thế trong khoảng 1 tuần.

4.2. Khi sử dụng theo đường âm đạo:

Đặt viên nang thuốc Progesterone sâu trong âm đạo.

  • Dùng để thay thế hormone trong các trường hợp liên quan đến thiếu hụt progesterone hoàn toàn, như sau thủ thuật lấy buồng trứng: đặt 100mg thuốc vào ngày thứ 13 và ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt. Sau đó, đặt mỗi ngày 100mg vào buổi sáng và buổi tối từ ngày thứ 15 đến ngày thứ 25 của chu kỳ tiếp theo. Nếu bắt đầu có thai, tăng liều lên 100mg mỗi ngày để đạt liều điều trị tối đa 600mg chia thành 3 lần trong ngày.
  • Bổ sung cho pha hoàng thể khi làm IVF: 400-600mg progesteron mỗi ngày bắt đầu từ ngày tiêm hCG tới khi kết thúc 12 tuần thai kỳ.
  • Dọa sảy thai: 200-400 mg progesteron mỗi ngày.

4.3. Khi sử dụng theo đường tiêm:

Liều sử dụng thuốc Progesterone tiêm tùy thuộc vào từng loại bệnh và trạng thái cần điều trị. Được chỉ định sử dụng Progesterone tiêm trong điều trị vô sinh hoặc chảy máu tử cung. Người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ để có liều dùng chính xác.

5. Tương tác của các thuốc bổ sung Progesterone

Thuốc bổ sung Progesterone có thể ảnh hưởng đến tác dụng của bromocriptin và gây tăng nồng độ cyclosporin trong huyết tương. Nên kiểm tra chức năng gan và chức năng nội tiết thường xuyên để đảm bảo sự an toàn khi sử dụng thuốc.

6. Lưu ý trong khi sử dụng thuốc bổ sung Progesterone

  • Thuốc bổ sung Progesterone không nên sử dụng trong các trường hợp nhạy cảm với Progesterone, sảy thai không hoàn toàn, các bệnh lý mạch máu ngoại vi huyết khối, ung thư vú hoặc ung thư đường sinh dục, suy gan, viêm tĩnh mạch huyết khối và xuất huyết não.
  • Sử dụng cẩn thận đối với những người bị tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc động kinh. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp bất kỳ triệu chứng gây mất thị lực, từ từ hoặc đột ngột, hay các triệu chứng khác như lồi mắt, phù gai mắt, thương tổn mạch máu võng mạc hoặc nhức nửa đầu, nên ngừng sử dụng thuốc và có chẩn đoán và điều trị thích hợp.
  • Không nên lái xe hoặc vận hành máy móc sau khi sử dụng thuốc, do Progesterone có thể gây buồn ngủ.
  • Trong thời kỳ mang thai, thuốc bổ sung Progesterone có thể được sử dụng để duy trì thai khi không đủ progesterone, nhưng cũng cần quan tâm đến tác dụng của thuốc.
  • Trong thời kỳ cho con bú, không nên sử dụng thuốc bổ sung Progesterone, vì có thể tác động đến trẻ bị bú mẹ.

7. Tổng kết

Trên đây là tìm hiểu về thuốc bổ sung Progesterone và tác dụng của nó trong điều trị các vấn đề liên quan đến tử cung và thai nhi.

Bác sĩ Ngọc Lan chia sẻ rằng, việc sử dụng thuốc bổ sung Progesterone cần được thực hiện theo sự chỉ định của bác sĩ và tuân thủ liều dùng đúng cách.

Nếu người bệnh có bất kỳ câu hỏi hoặc quan ngại nào, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Để đặt lịch khám sản phụ khoa và sàng lọc ung thư cổ tử cung tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, người bệnh liên hệ qua hotline đặt lịch: 0868 555 168.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Thiểu ối là gì? Nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Thiểu ối là tình trạng nước ối ít hơn bình thường. Nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu không được điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Siêu âm hình thái học: Quy trình, kết quả và độ an toàn

Siêu âm hình thái học là phương pháp quan sát hình ảnh thai nhi để phát hiện dị tật bẩm sinh. Tìm hiểu quy trình, kết quả và mức độ an toàn của phương pháp này.

Thông tin kiến thức
Siêu âm tim thai: 8 điều mẹ bầu cần lưu ý

Siêu âm tim thai giúp phát hiện sớm bệnh tim bẩm sinh ở thai nhi. Bài viết chia sẻ 8 điều mẹ bầu cần lưu ý khi siêu âm tim thai để theo dõi sức khỏe của bé.

Thông tin kiến thức
Những thông tin về siêu âm 2D mà mẹ bầu nên biết

Siêu âm 2D là phương pháp khảo sát hình ảnh thai nhi phổ biến, giúp theo dõi sự phát triển của thai và phát hiện sớm các dị tật. Xem chi tiết qua bài sau.

All in one
Liên hệ