U nang buồng trứng trái nguy hiểm không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Để biết u nang buồng trứng trái có nguy hiểm không, bạn cần hiểu rõ các loại u nang, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh này.

U nang buồng trứng trái gây nhiều lo lắng cho chị em phụ nữ, đặc biệt là ở độ tuổi sinh sản. Bệnh thường tiến triển âm thầm nên nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

1. Tìm hiểu về u nang buồng trứng trái và những dấu hiệu cảnh báo 

1.1. U nang buồng trứng là gì?

U nang buồng trứng là tình trạng xuất hiện các khối u chứa dịch hoặc khí ở một bên buồng trứng. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi từ 15-55, ít xảy ra ở giai đoạn tiền mãn kinh. U nang có thể gây vô sinh, sinh non, sảy thai hoặc khó sinh. Tuy nhiên, theo thống kê, phần lớn (95%) u nang buồng trứng là lành tính.

U nang buồng trứng có thể xuất hiện ở cả hai bên hoặc một bên, đa số chị em thường gặp u nang buồng trứng phải. Riêng u nang buồng trứng trái là sự hình thành khối u nang tại buồng trứng bên trái. Mặc dù bệnh thường không quá nguy hiểm nhưng nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng sinh sản và sức khỏe tổng thể của người bệnh.

U nang buồng trứng trái là sự hình thành khối u nang tại buồng trứng bên trái
U nang buồng trứng

1.2. Các biểu hiện điển hình của u nang buồng trứng trái

Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của u nang buồng trứng trái mà chị em cần lưu ý:

  • Đau tức vùng bụng dưới, cảm giác đầy bụng, buồn nôn hoặc nôn thường xuyên. Những dấu hiệu này dễ gây nhầm lẫn với các bệnh đường tiêu hóa khác.
  • Đi tiểu nhiều lần kèm theo cảm giác rắt, buốt do khối u nang chèn ép lên bàng quang. Triệu chứng này cũng dễ bị nhầm với các bệnh lý về đường tiết niệu.  
  • Đau khi quan hệ tình dục, đặc biệt ở vùng bụng bên trái do u nang kích thước lớn cản trở, gây đau đớn.
  • Chu kỳ kinh nguyệt rối loạn, dẫn đến nhiều bệnh phụ khoa liên quan đến buồng trứng.
  • Tăng cân bất thường. Đây không phải dấu hiệu đặc trưng nhưng nếu kết hợp với các triệu chứng trên, chị em cần cảnh giác và đi thăm khám chuyên khoa sớm.

1.3. Nguyên nhân chính gây ra u nang buồng trứng trái  

Có nhiều yếu tố hình thành u nang buồng trứng, chủ yếu liên quan đến rối loạn nội tiết tố và một số bệnh lý như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Sau đây là các nguyên nhân phổ biến mà chị em cần lưu ý:

  • Sử dụng thuốc tránh thai kéo dài trong thời gian dài.
  • Gan nhiễm độc do tiếp xúc với hóa chất độc hại, khói bụi, thuốc lá.  
  • Phụ nữ không cho con bú mẹ có nguy cơ mắc các bệnh về u phần phụ cao hơn.
  • Gia đình có tiền sử u nang, ung thư tử cung làm tăng khả năng xuất hiện u nang buồng trứng trái.
  • Ăn uống thiếu khoa học, ít rau củ quả tươi và nhiều thực phẩm giàu hormone (trứng, sữa, thịt…).
  • Stress và căng thẳng quá mức.
  • Thừa cân, béo phì.

2. U nang buồng trứng trái nguy hiểm đến mức nào?

Mức độ nguy hiểm của u nang buồng trứng trái tùy thuộc vào dạng u là cơ năng hay thực thể. Cụ thể:

  • Dạng cơ năng: Triệu chứng không rõ ràng, tiến triển thầm lặng, ít ảnh hưởng và có thể tự hết sau một thời gian. Về cơ bản, dạng này khá an toàn.
  • Dạng thực thể: Khá nguy hiểm vì xuất phát từ tổn thương ở buồng trứng. Nếu không được phát hiện, xử lý kịp thời, bệnh sẽ gây biến chứng nghiêm trọng. Dạng này thường có biểu hiện rõ rệt hơn.

Như vậy, khi chị em thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường trên cùng một lúc mà không rõ nguyên nhân, đó là tín hiệu cảnh báo quan trọng. Chị em cần đi khám ngay để tránh các biến chứng nguy hiểm của u nang buồng trứng trái, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản và sức khỏe.

3. Hai phương pháp phẫu thuật u nang buồng trứng

Không phải trường hợp u nang buồng trứng nào cũng cần phẫu thuật mà tùy vào tình trạng cụ thể và chỉ định của bác sĩ. Hiện nay có 2 phương pháp phổ biến là:

3.1. Phẫu thuật nội soi

Đây là kỹ thuật hiện đại với nhiều ưu điểm như an toàn, thẩm mỹ cao, phục hồi nhanh. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi trình độ chuyên môn cao của bác sĩ cũng như trang thiết bị y tế đầy đủ, hiện đại tại các bệnh viện, cơ sở uy tín.

Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm như an toàn, thẩm mỹ cao, phục hồi nhanh
Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu điểm như an toàn, thẩm mỹ cao, phục hồi nhanh

3.2. Phẫu thuật mổ mở  

Phương pháp này được chỉ định trong các trường hợp u nang có biến chứng, kích thước lớn hoặc bệnh nhân mắc bệnh lý nền. So với phẫu thuật nội soi, mổ mở tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn như:

  • Nhiễm trùng vết mổ dẫn đến tắc ruột, dính ruột.
  • Thời gian hồi phục kéo dài, đặc biệt với phụ nữ lớn tuổi.

Việc có cần phẫu thuật u nang buồng trứng hay không và áp dụng phương pháp nào phụ thuộc vào đánh giá cụ thể của bác sĩ với từng trường hợp.

4. Lời khuyên từ bác sĩ

4.1. Khi nào cần cẩn trọng với u nang buồng trứng?

U nang buồng trứng thường không gây hại và tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, một số trường hợp u nang có thể gây ra triệu chứng và phát triển to hơn. Chị em hãy ghi lại bất kỳ dấu hiệu lạ nào đang gặp phải và đến thăm khám bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên đáng lo ngại.

4.2. Khi nào cần đi khám với bác sĩ?

Chị em cần đi khám bác sĩ ngay nếu gặp phải các triệu chứng sau đây: 

  • Kỳ kinh nguyệt đến trễ, không đều hoặc đau bụng kinh.
  • Đau bụng dưới không giảm.
  • Bụng dưới bị to hoặc sưng lên.
  • Gặp khó khăn khi đi tiểu hoặc không thể tống hết nước tiểu ra ngoài.
  • Cảm thấy đau khi quan hệ tình dục.
  • Cảm thấy đầy hơi, tức bụng hoặc khó chịu ở vùng bụng dưới.
  • Bị sụt cân mà không rõ nguyên nhân.
  • Cảm thấy mệt mỏi toàn thân.

Cần đến bệnh viện ngay lập tức nếu chị em nhận thấy các dấu hiệu của xoắn buồng trứng:

  • Đau bụng dưới dữ dội, đột ngột, kèm theo buồn nôn hoặc sốt.
  • Cảm thấy chóng mặt, ngất xỉu và thở nhanh.
  • Da lạnh, nhợt nhạt.

Nếu chị em gặp phải các triệu chứng ở trên, hãy đặt lịch khám tại Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn

4.3. Lời dặn của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan

Nang buồng trứng trái là vấn đề khá phổ biến và thường vô hại. Vì vậy, chị em đừng quá lo lắng nếu bác sĩ phát hiện nang trong quá trình khám phụ khoa hoặc siêu âm. Rất có khả năng nang này hình thành tự nhiên trong chu kỳ kinh nguyệt của chị em và sẽ biến mất trong vòng một hoặc hai tháng.

Tuy nhiên, nếu bác sĩ phát hiện nang buồng trứng trái bất thường, chị em hãy tuân theo hướng dẫn của bác sĩ về các bước điều trị bệnh. Bạn hãy luôn duy trì lịch khám phụ khoa định kỳ để bác sĩ có thể phát hiện sớm u nang buồng trứng trái và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về mức độ nguy hiểm của u nang buồng trứng trái. Hy vọng rằng thông tin này sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu rõ hơn và có biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Chị em đừng quên chia sẻ bài viết với người thân và bạn bè để lan tỏa kiến thức và giúp mọi người cùng bảo vệ sức khỏe của mình một cách tốt nhất.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Trên 26 tuổi có tiêm HPV được không?

Trên 26 tuổi có tiêm HPV được không? Có thể tiêm vắc xin HPV trên 26 tuổi để phòng ngừa nhiễm virus gây u nhú sinh dục và ung thư cổ tử cung.

Thông tin kiến thức
Đặt vòng tránh thai: Độ an toàn và thời điểm thực hiện

Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai phổ biến hiện nay. Cùng giải đáp thắc mắc về độ an toàn, cơ chế hoạt động và thời điểm đặt vòng tránh thai.

Thông tin kiến thức
Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa – Địa chỉ cấy que tránh thai uy tín

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa là địa chỉ cấy que tránh thai an toàn, uy tín. Tìm hiểu quy trình cấy que tránh thai ở phòng khám qua bài sau.

Thông tin kiến thức
Những tác dụng phụ của thuốc tránh thai thường gặp

Bạn đang tìm hiểu tác dụng phụ của thuốc tránh thai, từ triệu chứng nhẹ đến vấn đề nghiêm trọng? Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ về thuốc tránh thai.

All in one
Liên hệ