Ung thư cổ tử cung có di truyền không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Ung thư cổ tử cung có di truyền không? Cùng tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và yếu tố nguy cơ của bệnh ung thư cổ tử cung trong bài viết dưới đây.

Ung thư cổ tử cung là bệnh phổ biến ở phụ nữ. Vậy ung thư cổ tử cung có di truyền không, triệu chứng, yếu tố nguy cơ của căn bệnh này là gì? Cùng bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu rõ trong bài viết dưới đây.

1. Thế nào là ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung là một bệnh ung thư phát triển từ các tế bào ở vùng cổ tử cung – phần nối giữa âm đạo và tử cung. Ung thư cổ tử cung thường gặp nhất ở nữ giới trong độ tuổi từ 30 đến 45 và đang hoạt động tình dục. 

Nguyên nhân chính gây ra bệnh này là do nhiễm virus HPV (Human Papillomavirus). HPV chủ yếu lây qua đường tình dục. Phần lớn cơ thể phụ nữ đều có khả năng tự chống lại sự xâm nhập của HPV. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, virus này vẫn có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung

Phụ nữ hút thuốc, đã sinh nhiều con, sử dụng thuốc ngừa thai kéo dài hoặc miễn dịch suy giảm sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

HPV - Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới
HPV – Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung ở nữ giới

2. Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư cổ tử cung

Một số biểu hiện điển hình của ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Xuất huyết âm đạo bất thường, xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt, sau quan hệ tình dục hoặc mãn kinh.
  • Tiết dịch âm đạo khác thường, lúc đầu lượng ít, sau tăng dần, có thể loãng hoặc đặc, màu trắng đục hay lẫn máu, mùi hôi khó chịu.
  • Đau khi giao hợp đau vùng chậu dưới, xuất hiện bất cứ lúc nào trong tháng với tần suất ngày càng tăng.
  • Rối loạn kinh nguyệt, lượng kinh ra nhiều và kéo dài hơn bình thường, rong kinh.
  • Khó chịu khi đi tiểu, tiểu rắt, bí tiểu, đái không tự chủ, đôi khi có lẫn máu.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân, đặc biệt ở giai đoạn muộn, báo hiệu bệnh đang tiến triển.
  • Mệt mỏi dai dẳng, thiếu máu và suy giảm miễn dịch, luôn cảm thấy kiệt sức dù đã nghỉ ngơi.
  • Phù nề và đau chân do khối u lan rộng chèn ép mạch máu.

3. Ung thư cổ tử cung có di truyền không?

Vậy ung thư cổ tử cung có di truyền không? Câu trả lời là KHÔNG. Đây không phải là bệnh truyền nhiễm nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề lây lan. Tuy nhiên, HPV – tác nhân gây ra khoảng 99% các ca ung thư cổ tử cung – lại là một loại virus có khả năng lây truyền. Như vậy, bản thân ung thư cổ tử cung ở giai đoạn muộn không lây, nhưng nếu mới chỉ nhiễm HPV thì nguy cơ lây nhiễm là rất cao.

HPV có thể lây truyền ở cả nam và nữ giới thông qua bất kỳ hình thức quan hệ tình dục nào. Tuy nhiên, ở phụ nữ, virus này gây ra nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Các con đường lây nhiễm HPV bao gồm quan hệ tình dục không an toàn, lây truyền từ mẹ sang con, dùng chung đồ lót hoặc tiếp xúc trực tiếp qua da… 

Theo các chuyên gia, quan hệ tình dục sớm, nhiều bạn tình, vệ sinh kém sau giao hợp, sinh đẻ nhiều lần, mắc các bệnh lây qua đường tình dục, hút thuốc, lạm dụng thuốc tránh thai, stress… là những yếu tố làm tăng khả năng nhiễm HPV.

Ung thư cổ tử cung thường không mang tính di truyền. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do virus HPV. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy rằng, nếu mẹ từng mắc ung thư cổ tử cung thì con gái sẽ có nguy cơ phát triển bệnh cao hơn so với bình thường.

4. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc ung thư cổ tử cung

Mặc dù đã có câu trả lời cho câu hỏi “ung thư cổ tử cung có di truyền không” và có thể yên tâm vì bệnh không có khả năng di truyền. Tuy nhiên, chị em vẫn nên nắm được một số nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung và làm tăng nguy cơ mắc ung thư dưới đây để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân:

  • Có nhiều bạn tình hoặc quan hệ tình dục sớm.
  • Hút thuốc lá: Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung mà còn nhiều loại ung thư khác.
  • Suy giảm miễn dịch: Những người nhiễm HIV/AIDS hoặc đã ghép tạng, phải sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.
  • Dùng thuốc tránh thai: Sử dụng lâu dài một số loại thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ ở phụ nữ.
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác: Chlamydia, lậu, giang mai cũng góp phần làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.
  • Tình trạng kinh tế xã hội: Tỷ lệ mắc bệnh có xu hướng cao hơn ở những khu vực có thu nhập thấp.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý ung thư

5. Cách phòng ngừa ung thư cổ tử cung

Dựa trên những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung hay những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, một số biện pháp phòng ngừa được đưa ra:

5.1. Tiêm phòng vaccine

Vaccine HPV được WHO và Bộ y tế khuyến cáo nên tiêm phòng ở giới nam và nữ trong độ tuổi từ 9 – 45 tuổi. Loại vaccine này sẽ đạt hiệu quả tốt nhất nếu tiêm trước khi có quan hệ tình dục lần đầu tiên từ 1 tháng trở lên. Người bệnh cần tiêm đủ 3 mũi vắc xin HPV theo ban hành của Bộ Y tế, tổng thời gian tiêm sẽ kéo dài từ 6 tháng – 1 năm.

Tiêm phòng vaccine HPV là cách phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất
Tiêm phòng vaccine HPV là cách phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất

5.2. Chế độ sinh hoạt hợp lý

Trước hết, bạn cần chú ý đến chế độ ăn uống, đảm bảo dinh dưỡng khoa học và đầy đủ để nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân gây ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh lý khác. Đặc biệt, các chất chống oxy hóa như Vitamin E, A, C,… có vai trò quan trọng trong việc hạn chế tác động tiêu cực của các gốc tự do lên tế bào, từ đó ngăn ngừa nguy cơ ung thư hiệu quả.

Chế độ nghỉ ngơi và tập luyện thể dục thể thao cần được thực hiện một cách khoa học để không chỉ tăng cường sức khỏe mà còn phòng tránh ung thư cổ tử cung hiệu quả. Stress và căng thẳng là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh lý và tình trạng sức khỏe kém. Do đó, việc kiểm soát tốt các yếu tố này là rất quan trọng. Chị em hãy tìm cách thư giãn và duy trì tinh thần thoải mái để cải thiện sức khỏe toàn diện.

5.3. Quan hệ tình dục an toàn

Việc quan hệ tình dục quá sớm ở tuổi vị thành niên là điều không nên vì lúc này tâm sinh lý và thể chất chưa phát triển hoàn thiện. Các bạn gái quan hệ tình dục sớm thường thiếu kiến thức để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh truyền nhiễm phụ khoa. Nhiễm virus HPV có thể gây ra ung thư cổ tử cung, một bệnh lý khó điều trị. Do đó, cần có nhận thức đúng đắn và trang bị kiến thức cần thiết để tự bảo vệ sức khỏe của mình.

5.4. Vệ sinh âm đạo đúng cách

Viêm nhiễm phụ khoa hay là ung thư cổ tử cung đều có thể giảm thiểu được nguy cơ nếu chị em biết vệ sinh vùng kín đúng cách:

  • Sử dụng dung dịch vệ sinh vùng kín có độ pH phù hợp, dịu nhẹ.
  • Không nên dùng tay hoặc vòi sen thụt rửa sâu trong âm đạo.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên trong kỳ kinh nguyệt, hạn chế quan hệ tình dục khi trong thời gian này.
  • Không nên mặc quần lót quá chật, chọn những chiếc quần có chất vải cotton mềm và thấm hút mồ hôi tốt.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc ung thư cổ tử cung có di truyền không của nhiều chị em. Có thể thấy rằng đây không phải là một căn bệnh di truyền. Nếu phát hiện sớm, ung thư cổ tử cung hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, virus HPV – tác nhân chính gây ra bệnh lại có khả năng lây lan qua đường tình dục. 

Mặc dù, câu hỏi ung thư cổ tử cung có di truyền không có câu trả lời trực tiếp là không di truyền. Virus HPV cũng không làm tăng nguy cơ sảy thai và khó lây nhiễm cho con nhưng với mẹ bầu đang bị nhiễm HPV khi mang thai cũng không nên chủ quan. Một số trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm HPV từ mẹ trong quá trình sinh bằng đường âm đạo. 

Nếu bạn bị mụn cóc sinh dục hoặc bất kỳ chủng vi rút HPV nào hãy tham khảo sự tư vấn và điều trị của bác sĩ. Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung, phụ nữ cần chủ động thực hiện các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục, tiêm phòng vắc-xin ngừa HPV, tránh các thói quen có hại như hút thuốc và đi khám sàng lọc định kỳ. 

Để trao đổi những vấn đề về phụ khoa nói chung và ung thư cổ tử cung nói riêng, bạn hãy tham gia group Team đẻ Phụ sản Hà Nội (Nhóm chính thức).

Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức)

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Thông tin kiến thức
Chậm kinh ra dịch nhầy màu nâu có nguy hiểm không?

Chậm kinh ra dịch nhầy màu nâu có thể là hiện tượng sinh lý hoặc dấu hiệu của bệnh phụ khoa. Tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

Thông tin kiến thức
Hiểu rõ về ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối là giai đoạn ung thư đã lan rộng. Cùng tìm hiểu triệu chứng và cách chăm sóc giảm nhẹ để cải thiện cuộc sống cho bệnh nhân.

Thông tin kiến thức
Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3: Triệu chứng & sự tiến triển

Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 là khi khối u lan rộng ra ngoài cổ tử cung. Bài viết cung cấp triệu chứng, phân loại, chẩn đoán và cách điều trị căn bệnh này.

All in one
Liên hệ