Ung thư cổ tử cung di căn gan: biểu hiện và cách chăm sóc

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Ung thư cổ tử cung di căn gan có biểu hiện gì? Người nhà cần chú ý những gì khi chăm sóc người bệnh? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

 

Ung thư cổ tử cung di căn gan là giai đoạn muộn khi mắc ung thư. Ở giai đoạn này, bệnh đã di căn tới các cơ quan khác trên cơ thể và gây nguy hiểm tới tính mạng. Vậy người nhà có thể làm gì để giúp người bệnh?

1. Biểu hiện của ung thư cổ tử cung di căn gan

Giai đoạn đầu của bệnh thông thường sẽ không có một biểu hiện đặc trưng nào. Nếu có thì các biểu hiện cũng xảy ra mơ hồ, chung chung làm người bệnh có thể nhầm lẫn thành các bệnh lý khác như sốt nhẹ, chán ăn, sụt cân, mệt mỏi,… Người bệnh có thể thấy các triệu chứng khác kèm theo liên quan tới gan như gan to, đau vùng gan bất thường.

Biểu hiện ung thư cổ tử cung di căn gan thường xuất hiện những cơn đau gan bất thường
Biểu hiện ung thư cổ tử cung di căn gan thường xuất hiện những cơn đau gan bất thường

Trong thời gian đầu của bệnh ung thư cổ tử cung di căn gan, tình trạng vàng da thường không xuất hiện. Tuy nhiên, qua thời gian, khối u di căn ngày càng phát triển có thể xuất hiện các vấn đề như gây tắc nghẽn ống mật khiến ứ đọng mật, từ đó làm hiện tượng vàng mắt, vàng da ngày càng rõ ràng và nghiêm trọng hơn.

Những người bị bệnh này thường có biểu hiện bụng chướng hay tràn dịch ổ bụng do tình trạng huyết thanh bị ứ đọng trong bụng.

Ngoài những biểu hiện tại da hay vùng bụng như kể trên, nếu người bệnh thấy bản thân có một số dấu hiệu này thì nên đi khám càng sớm càng tốt như:

  • Sụt nhiều cân bất thường trong một khoảng thời gian ngắn
  • Nôn nhiều, nôn ra máu
  • Đi ngoài phân đen hoặc phân có lẫn máu

2. Ung thư cổ tử cung di căn gan có chữa được không?

Bất kể bệnh ung thư nào, kể cả ung thư cổ tử cung, nếu được phát hiện càng sớm thì cơ hội sống và điều trị của người bệnh càng cao. Ở giai đoạn rất sớm, cơ hội sống của người bệnh có thể tới hơn 90%. Tuy nhiên, nếu đã phát hiện muộn ở giai đoạn ung thư cổ tử cung di căn, cơ hội sống giảm xuống thấp, chỉ còn khoảng 15%.

Ung thư cổ tử cung di căn gan khó có thể điều trị khỏi. Mục đích điều trị ở giai đoạn này chỉ là kiểm soát bệnh, tránh ung thư di căn lan rộng, kéo dài sự sống và giảm cơn đau cho người bệnh.

3. Cách điều trị ung thư cổ tử cung di căn gan

Ở giai đoạn ung thư cổ tử cung di căn gan này, một số phương pháp có thể được bác sĩ cân nhắc điều trị cho người bệnh như:

3.1. Phẫu thuật

Trong phẫu thuật cũng có nhiều hướng điều trị dựa trên tình trạng khối u của người bệnh đã di căn tới đâu. 

Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung và nạo sạch các hạch có chọn lọc. Cách này thường được chỉ định trên những người bệnh ở giai đoạn muộn và không còn chữa trị được nữa.

Phẫu thuật là phương pháp phổ biến áp dụng cho bệnh ung thư
Phẫu thuật là phương pháp phổ biến áp dụng cho bệnh ung thư

Một phương pháp được lựa chọn nhiều hơn tới thời điểm hiện tại mà có thể phù hợp với nhiều giai đoạn là điều trị cắt tận gốc tử cung và một phần âm đạo, nạo hạch chậu hai bên một cách sạch sẽ nhất. 

3.2. Xạ trị

Phương pháp này thường được tiến hành với khối u đơn lẻ hoặc thực hiện trước phẫu thuật để thu nhỏ khối u. Bác sĩ sử dụng những tia xạ có năng lượng cao để diệt các tế bào ung thư mà ít làm ảnh hưởng tới những mô lành xung quanh khối u nhất có thể.

3.3. Hóa trị

Đây là phương pháp điều trị trong trường hợp ung thư cổ tử cung di căn đến gan, phổi,… Người bệnh sẽ tiêm thuốc hóa chất vào trong cơ thể để tiêu diệt khối u

Phương pháp này có thể được kết hợp với hai phương pháp xạ trị và phẫu thuật. Thời gian điều trị kéo dài nên người bệnh sẽ cần duy trì một thể trạng tốt và có một tinh thần ổn định để chiến đấu với bệnh tật.

4. Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối

Tùy theo tình trạng sức khỏe cũng như mong muốn của người bệnh mà có thể chọn chăm sóc tại viện để được tiếp cận y tế thuận lợi hoặc đưa về nhà để có không gian thoải mái nghỉ ngơi.

4.1. Chăm sóc và điều trị tại viện

Các phương pháp điều trị như phẫu thuật, hóa trị hay xạ trị đều cần được thực hiện tại bệnh viện để các bác sĩ và nhân viên y tế có thể theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.

Trong thời gian này, gia đình và người nhà nên tìm hiểu các biện pháp chăm sóc sau phẫu thuật, chăm sóc khi hóa xạ trị và thông báo với bác sĩ điều trị nếu thấy người bệnh có bất kỳ các dấu hiệu bất thường. Người nhà cũng nên hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ của việc điều trị và cách chăm sóc sao cho hợp lý. 

4.2. Chăm sóc tại nhà

Nhiều gia đình và người bệnh ung thư cổ tử cung di căn gan lựa chọn chăm sóc tại nhà và chấp nhận cơ hội tiếp cận với trang thiết bị y tế bị hạn chế. Trước khi về nhà, người nhà cần hỏi kỹ bác sĩ về cách chăm sóc đúng cách và cách xử trí các trường hợp khẩn cấp. Thông thường bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn những thông tin cần thiết.

Bài viết cũng sẽ cung cấp một số hướng dẫn và lưu ý để giúp chăm sóc người bệnh tại nhà để giúp giảm sự đau đớn và thoải mái nhất.

4.2.1. Cải thiện chất lượng sống

Trong giai đoạn muộn này, người bệnh sẽ phải trải qua nhiều khó khăn và đau đớn cả về thể chất lẫn tinh thần. Các vấn đề sức khỏe mà người bệnh thường gặp phải như:

Đau

Đây là vấn đề nghiêm trọng nhất mà người bệnh gặp phải. Các cơn đau đến từ vị trí mà khối u di căn tới, với người ung thư cổ tử cung di căn gan sẽ thường đau ở vị trí gan, bụng hay vùng chậu, kèm theo đau mỏi toàn thân. 

Hiện nay có nhiều biện pháp để giúp giảm đau cũng như kiểm soát các cơn đau bao gồm:

  • Phẫu thuật hay hóa xạ trị để điều trị triệu chứng: Phương pháp giúp loại bỏ trực tiếp khối u để giảm chèn ép các cơ quan và từ đó giúp giảm đau cho người bệnh.
  • Dùng thuốc giảm đau: Hiện nay có rất nhiều các phương pháp điều trị giảm đau từ việc sử dụng thuốc uống; hay giảm đau bằng gây tê tủy sống, dây thần kinh hoặc mô xung quanh dây thần kinh để ức chế truyền tín hiệu về cơn đau; hoặc thậm chí là truyền thuốc giảm đau liên tục. Các loại thuốc giảm đau có thể kể đến như thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs), thuốc giảm đau opioid dùng trong y tế,…
  • Vật lý trị liệu
  • Châm cứu
  • Thiền

Buồn nôn, nôn, chán ăn, táo bón và chướng bụng

Ung thư cổ tử cung di căn thường không chỉ ảnh hưởng một cơ quan như gan mà còn ảnh hưởng đến những nơi khác nhau ở đường tiêu hóa như trực tràng, ruột, từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Do đó, người nhà cần phải quan tâm đặc biệt tới chế độ ăn cũng như thành phần dinh dưỡng trong bữa ăn cho người bệnh.

Nếu việc điều chỉnh dinh dưỡng trở nên khó khăn, người nhà có thể nhờ bác sĩ tư vấn một chế độ ăn hợp lý cho người bệnh.

Chế độ dinh dưỡng

Với việc các khối u di căn ảnh hưởng tới đường tiêu hóa gây táo bón, chán ăn, sút cân,.. thì quá trình phẫu thuật, hóa xạ trị cũng cần người bệnh phải duy trì thể trạng tốt để đương đầu khó khăn. Vì vậy chế độ dinh dưỡng của người bệnh nên được đảm bảo như sau:

  • Dinh dưỡng: Bổ sung các nhóm thực phẩm giàu năng lượng và cân đối đủ các nhóm chất (tinh bột, chất đạm, chất xơ và chất béo). Người bệnh nên được ăn các món chứa nhiều protein như thịt, cá, tôm, các loại hạt ngũ cốc,… Uống đủ nước mỗi ngày cũng đem lại nhiều lợi ích cho người bệnh. 
Bổ sung dinh dưỡng qua thực đơn hàng ngày mang lại hiệu quả tích cực với người bệnh
Bổ sung dinh dưỡng qua thực đơn hàng ngày mang lại hiệu quả tích cực với người bệnh
  • Cách chế biến: Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư cổ tử cung di căn gan nên là các món ăn mềm, nấu kỹ như cháo, súp và các món ninh nhừ để vừa dễ nuốt, dinh dưỡng mà dễ tiêu hóa.
  • Khẩu phần ăn: Do có tình trạng khó tiêu và người bệnh không thể ăn được nhiều trong một lần, gia đình nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong một ngày để vừa cung cấp đủ năng lượng mà người bệnh cũng vẫn có thể ăn uống dễ chịu.

4.2.2. Tôn trọng mong muốn của người bệnh và sát cánh bên họ

Ngoài đấu tranh với bệnh tật, người bệnh ung thư cổ tử cung di căn gan còn thay đổi về tâm lý rất nhiều. Họ mệt mỏi, đau đớn nhưng đôi khi có thể trở nên cáu gắt hay buồn chán. Hy vọng người nhà có thể thông cảm cho những đau đớn của họ đang chịu đựng mà nhẹ nhàng, tinh tế hơn.

Động viên tinh thần cho người bệnh lúc này rất quan trọng vì nếu người bệnh cảm thấy được yêu thương, họ sẽ có động lực để cố gắng vượt qua bệnh tật, tìm kiếm ý nghĩa sống. 

Môi trường sống của người bệnh nên được giữ gìn sạch sẽ, thoáng mát và yên tĩnh để họ có thể được nghỉ ngơi. Người bệnh cũng cần được thay đổi không khí với một số hoạt động như đi dạo hay tắm nắng.

Giữa các lần điều trị, người bệnh có thể được về nhà nghỉ ngơi vài tuần để hồi phục sức khỏe cho liệu trình tiếp theo. Người nhà cần nắm rõ các hướng dẫn chăm sóc tại nhà và giữ liên lạc với bác sĩ để được hỗ trợ khi cần.

5. Lời khuyên của bác sĩ

Ung thư cổ tử cung di căn gan không những rất khó điều trị khỏi mà còn ảnh hưởng cuộc sống của chính người bệnh và gia đình rất nhiều. Hy vọng người nhà có thể kiên nhẫn và thấu hiểu giúp người bệnh có những khoảng thời gian thoải mái để trải qua bệnh tật. 

Trong trường hợp bạn muốn được tư vấn về bệnh ung thư cổ tử cung hay bất kỳ các vấn đề liên quan sản phụ khoa, hãy gọi điện tới hotline 0868555168 của Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được tư vấn và chăm sóc tận tình.

z5440103600324 c25ae4b7f90810a3a1650be4773e4b6f 1

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

Thông tin kiến thức
Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

All in one
Liên hệ