Uống Orgametril trị rong kinh tốt không?

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Uống Orgametril trị rong kinh có tốt không? Cùng tìm hiểu công dụng, cách sử dụng, liều dùng và lưu ý khi dùng thuốc Orgametril trị rong kinh hiệu quả.

Uống Orgametril trị rong kinh được nhiều chị em tin dùng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về liều lượng, cách dùng và một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Orgametril để đạt hiệu quả tối ưu. 

1. Thuốc Orgametril là thuốc gì?

Orgametril là một loại thuốc nội tiết tố có thành phần chính là hormone tổng hợp Lynestrenol, một dạng progestin. Thuốc có tác dụng mạnh mẽ trên nội mạc tử cung và buồng trứng, ức chế quá trình rụng trứng và kinh nguyệt, từ đó giảm nguy cơ mắc rong kinh, rong huyết.

Uống Orgametril trị rong kinh
Uống Orgametril trị rong kinh

Sau khi được hấp thu vào cơ thể, lynestrenol chuyển hóa ở gan thành norethisterone – một chất có hoạt tính dược lý. Thuốc sẽ phát huy tác dụng sau khi dùng thuốc từ 2-4 giờ.

2. Tác dụng của thuốc Orgametril

Orgametril có tác động trực tiếp lên niêm mạc tử cung, mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị các trường hợp rong kinh, rong huyết kéo dài. 

Tuy nhiên, mặc dù Orgametril có khả năng ức chế rụng trứng nhưng thuốc không phải là biện pháp tránh thai tuyệt đối mà chỉ có tác dụng hạn chế khả năng mang thai.

Bên cạnh uống Orgametril trị rong kinh, điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, thuốc còn có một số tác dụng khác như:

  • Điều trị các bệnh liên quan tới tử cung như lạc nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung do tác dụng làm mỏng niêm mạc tử cung.
  • Giảm tình trạng rong kinh, rong huyết ở phụ nữ sau sinh.
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh lý lành tính ở vú và rối loạn chức năng vú.
  • Phối hợp trong liệu pháp thay thế hormone estrogen ở phụ nữ tiền mãn kinhmãn kinh.

3. Dạng bào chế và hàm lượng

Thuốc Orgametril được bào chế dưới dạng viên nén chứa 5mg hoạt chất Lynestrenol cùng với tá dược vừa đủ.

4. Liều dùng của thuốc Orgametril trị rong kinh

Liều lượng thuốc Orgametril 5mg sẽ được điều chỉnh tùy theo tình trạng cụ thể của từng người. Dưới đây là một số hướng dẫn về cách sử dụng thuốc Orgametril:

  • Trị rong kinh, rong huyết: Chu kỳ đầu dùng 2 viên/ngày trong 10 ngày liên tục. Rong kinh thường hết sau vài ngày dùng thuốc nhưng cần uống liều duy trì 1 viên/ngày trong 3 chu kỳ tiếp theo từ ngày 14-25.
  • Điều trị chứng đa kinh: Uống 1 viên/ngày từ ngày 15-25 của chu kỳ.
  • Điều trị lạc nội mạc tử cung: Uống 1-2 viên/ngày liên tục trong ít nhất 6 tháng.
  • Điều trị bệnh lý lành tính ở vú: Uống 1 viên/ngày vào ngày 14-25 của chu kỳ, tối thiểu dùng 3-4 tháng.
  • Trì hoãn kinh nguyệt: Uống 1 viên/ngày 2 tuần trước khi dự kiến ngày hành kinh. Nếu muốn trì hoãn khẩn cấp có thể tăng lên 2-3 viên/ngày.
  • Hỗ trợ điều trị bằng Estrogen ở phụ nữ tiền/mãn kinh, phòng ngừa tăng sinh nội mạc tử cung: Uống 1-2 viên/ngày trong khoảng 12-15 ngày.

5. Chỉ định và chống chỉ định

Orgametril được chỉ định sử dụng trong các trường hợp rong kinh, rong huyết, lạc nội mạc tử cung, rối loạn kinh nguyệt, muốn hạn chế khả năng thụ thai hoặc cần dùng liệu pháp thay thế hormone.  

Tuy nhiên, thuốc chống chỉ định đối với những trường hợp sau:

  • Những người mẫn cảm với thành phần có trong thuốc.  
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
  • Chảy máu bất thường từ âm đạo nhưng chưa rõ nguyên nhân.  
  • Bệnh lý tim mạch hoặc từng bị tắc mạch do huyết khối.
  • Bệnh lý suy gan nặng, xơ gan mất bù hoặc ung thư gan.  
  • Tiền sử bị phát ban da khi mang thai do Herpes, rối loạn chuyển hóa Porphyrin.

Ngoài ra, chị em cần thận trọng khi uống Orgametril trị rong kinh ở những trường hợp sau:

  • Những người không dung nạp galactose hoặc rối loạn hấp thu glucose.
  • Phụ nữ bị nám da, mụn trứng cá nhiều khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Người mắc bệnh rối loạn lipid máu, đông máu hoặc trầm cảm.

6. Tác dụng phụ của Orgametril

Khi uống Orgametril trị rong kinh, một số tác dụng không mong muốn có thể xuất hiện như:

6.1. Tác dụng phụ phổ biến (>10%)

  • Tăng hoặc giảm ham muốn tình dục.
  • Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa.
  • Tăng cân.
Tăng cân là tác dụng phụ phổ biến của thuốc Orgametril
Tăng cân là tác dụng phụ phổ biến của thuốc Orgametril

6.2. Tác dụng phụ ít gặp (1-10%) hoặc hiếm gặp (<1%)

  • Nhức đầu, đau nửa đầu, chóng mặt.
  • Căng thẳng, trầm cảm.
  • Tăng tiết mồ hôi.
  • Mụn trứng cá, rậm lông, nám da.
  • Phát ban, ngứa.
  • Vàng da.
  • Thay đổi một số chỉ số trong xét nghiệm chức năng gan, mỡ máu.
  • Vô kinh, kinh nguyệt bất thường.
  • Giảm dung nạp glucose.
  • Đau tức ngực, phù nề.

Phần lớn các phản ứng phụ này chỉ xuất hiện thoáng qua.

7. Tương tác thuốc

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, nên tránh sử dụng đồng thời Orgametril với các thuốc sau:

  • Rifampicin
  • Hydantoin
  • Barbiturate
  • Aminoglutethimide
  • Carbamazepine.

Orgametril có thể gia tăng tác dụng điều trị, dược tính hoặc độc tính của một số thuốc như:  

  • Cyclosporine
  • Theophylline
  • Troleandomycin
  • Một số thuốc chẹn Beta-adrenergic.

Ngược lại, Orgametril có thể làm giảm tác dụng của Insulin.

8. Giá thuốc Orgametril

Nhiều chị em quan tâm thuốc Orgametril 5mg giá bao nhiêu? Thuốc được đóng gói theo hộp 30 viên, có giá khoảng 185.000đ/hộp. Tuy nhiên, mức giá cụ thể có thể dao động tùy theo thời điểm và từng nhà thuốc.

Vậy mua thuốc trị rong kinh Orgametril ở đâu? Chị em có thể tìm mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc hoặc đặt hàng qua các sàn thương mại điện tử, fanpage uy tín. Khi mua nên hỏi rõ thông tin sản phẩm, liệt kê các loại thuốc đang sử dụng để tránh tương tác bất lợi và phát huy tốt nhất hiệu quả của thuốc. Bạn nên ưu tiên lựa chọn các địa chỉ mua hàng có đầy đủ thông tin, uy tín trên thị trường.

9. Lưu ý khi uống Orgametril trị rong kinh

Để việc uống Orgametril trị rong kinh đạt hiệu quả cao, chị em cần chú ý:

  • Bảo quản thuốc ở nhiệt độ không quá 30 độ, tránh ẩm mốc và ánh sáng trực tiếp.
Bảo quản thuốc để sử dụng an toàn
Bảo quản thuốc để sử dụng an toàn
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng hoặc hỏi ý kiến dược sĩ trước khi dùng.
  • Để thuốc xa tầm với của trẻ nhỏ và động vật nuôi.
  • Thông báo cho bác sĩ/dược sĩ về bệnh sử và các loại thuốc đang dùng trước khi sử dụng.
  • Không dùng thuốc đã quá hạn.
  • Cẩn trọng khi lái xe và vận hành máy móc do thuốc có thể gây chóng mặt.
  • Tránh uống rượu bia, các chất kích thích khi đang dùng thuốc.
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

10. Dừng uống Orgametril bao lâu thì có kinh lại?

Khi uống Orgametril trị rong kinh, nhiều chị em thắc mắc dừng uống bao lâu thì có kinh trở lại?

Theo các chuyên gia, thời gian để kinh nguyệt trở lại sau khi ngừng thuốc thường khoảng 2-3 chu kỳ.

Thông thường, sau khi kết thúc đợt điều trị, cơ thể cần một khoảng thời gian để cân bằng nội tiết tố. Tuy nhiên, điều này có thể tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe khác nhau của mỗi người. Nếu quá 3 tháng mà vẫn chưa thấy kinh trở lại, chị em nên đi khám để được tư vấn và có hướng xử lý kịp thời.

Trong thời gian này, chị em cũng nên chú ý chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý. Ngoài ra, để việc uống Orgametril trị rong kinh tốt, cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

11. Lời khuyên của bác sĩ

Thuốc Orgametril được chỉ định trong các trường hợp rong kinh, rong huyết, rối loạn kinh nguyệt. Uống Orgametril trị rong kinh có hiệu quả nhưng cần phải tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng để thuốc phát huy tác dụng và hạn chế tác dụng phụ. Tuy nhiên, mỗi người có một thể trạng khác nhau nên việc lựa chọn thuốc điều trị cần có chỉ định của bác sĩ.

Chị em cũng cần chú ý chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng trong thời gian điều trị, đồng thời theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bản thân. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay tác dụng phụ bất thường xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc nên liên hệ với zalo của phòng khám để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Zalo bác sĩ bệnh viện phụ sản trung ương

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ