Để giải đáp thắc mắc: “Uống thuốc kháng sinh bị chậm kinh bao lâu?”, hãy cùng BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương tìm hiểu những tác động của thuốc kháng sinh lên chu kì kinh nguyệt nhé.
1. Hiểu rõ về kinh nguyệt
1.1. Vai trò của kinh nguyệt với phụ nữ
Trước khi cùng nhau đi tìm câu trả lời cho câu hỏi chung: “Liệu uống thuốc kháng sinh bị chậm kinh bao lâu?” việc nắm bắt được những kiến thức đúng đắn về kinh nguyệt là điều rất quan trọng.
Hàng tháng, phụ nữ sẽ rụng khoảng 1 – 2 quả trứng, hormone sinh dục thay đổi khiến cho kinh nguyệt xuất hiện. Lớp nội mạc tử cung sẽ tăng sinh, phát triển và dày lên, tạo thành ổ để trứng thụ tinh, sẵn sàng cho quá trình hình thành bào thai.
Trong trường hợp trứng không gặp tinh trùng, lớp nội mạc tử cung sẽ bong tróc, tạo thành hiện tượng hành kinh.
Dấu hiệu thụ thai không thành công là xuất hiện kinh nguyệt. Thông thường quá trình hành kinh sẽ kéo dài từ 3 – 7 ngày và khoảng cách giữa các chu kỳ cách nhau khoảng từ 28 – 30 ngày.
Vì vậy, một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh và đều đặn sẽ mang đến nhiều lợi ích cho các chị em.
- Giảm nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa: Kinh nguyệt là cơ chế tự làm sạch của cơ thể một cách tự nhiên. Các vi sinh vật sẽ bị đẩy ra ngoài, không thể phát triển trong cơ quan sinh dục nữ. Điều này giúp làm giảm tỉ lệ mắc mắc các bệnh phụ khoa ở phái nữ.
- Giảm tình trạng thừa sắt: Sắt là nguyên liệu hình thành máu. Kinh nguyệt đều đặn sẽ giúp chị em giảm nguy cơ mắc các bệnh lý dư thừa sắt, ví dụ như hemochromatosis – Một dạng bệnh lý rối loạn quá trình cơ thể trao đổi chất.
- Đánh giá được tình trạng sức khỏe sinh sản: Kinh nguyệt đều hay không đều, màu sắc bất thường, tính chất, mùi hương là cơ sở để đánh giá sơ bộ được tình trạng sức khỏe của người phụ nữ.
- Tái tạo lại các tế bào máu: Sự đào thải máu ra khỏi cơ thể mỗi tháng giúp thúc đẩy cơ thể làm mới và tái tạo lại các tế bào máu, giúp cho hệ tuần hoàn ở nữ giới trở nên linh hoạt và ổn định hơn.
1.2. Các yếu tố gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, chậm kinh kéo dài liên tục, xuất hiện các dấu hiệu như đau bụng dưới, ra máu kinh bất thường về màu sắc, tính chất, có mùi hôi thối.
Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt như:
- Bệnh lý nội tiết;
- Thương tổn ở bộ phận sinh sản nữ;
- Tâm lý bất ổn;
- Thay đổi trong điều kiện sống, môi trường sống;
- Do tác dụng phụ của thuốc.
2. Hiểu rõ về thuốc kháng sinh
2.1. Cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh hay còn gọi là thuốc kháng khuẩn được sử dụng để dự phòng hoặc điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn. Cơ chế hoạt động của thuốc này là tiêu diệt hoặc làm ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn. Kháng sinh hoạt động theo những cơ chế như sau:
- Giảm khả năng sinh sản vi khuẩn.
- Ngăn chặn sự sản xuất protein ở vi khuẩn.
- Tấn công cấu trúc bảo vệ của vi khuẩn.
Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc kháng sinh khác nhau với những cơ chế và mục tiêu điều trị các loại nhiễm khuẩn khác nhau. Thuốc kháng sinh gồm nhiều dạng bào chế như dạng viên uống, dạng thuốc tiêm truyền, kem bôi và thuốc mỡ.
2.2. Tác dụng phụ khi dùng thuốc kháng sinh
Không chỉ tiêu diệt vi khuẩn có hại, kháng sinh còn tiêu diệt cả lợi khuẩn trong cơ thể. Vì vậy, các loại kháng sinh hầu như đều có những tác dụng phụ trên hệ tiêu hóa bao gồm:
- Tiêu chảy;
- Buồn nôn, nôn ói;
- Khó tiêu, cảm giác no, đầy hơi;
- Ăn kém ngon miệng;
- Đau bụng.
Hầu hết các tác dụng phụ liên quan đến hệ tiêu hóa này sẽ mất đi khi ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, bạn cần ngưng thuốc và liên lạc ngay với bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng dưới đây:
- Phân có chất nhầy hoặc vết máu;
- Tiêu chảy nặng;
- Đau quặn bụng;
- Sốt cao.
Ngoài ra, trong âm đạo có các lợi khuẩn lactobacillus giúp tiêu diệt nấm candida – nguyên nhân gây ra các bệnh âm đạo. Do đó, với cơ chế đánh luôn cả lợi khuẩn này, chị em phụ nữ có thể dễ bị nhiễm nấm nếu dùng kháng sinh lâu dài.
Những người sử dụng thuốc kháng sinh có thể bị nhiễm nấm ở:
- Âm đạo;
- Vùng hầu họng;
- Miệng.
Nếu phát hiện những triệu chứng viêm nhiễm ở vùng âm đạo khi sử dụng thuốc kháng sinh, bạn cần ngừng sử dụng kháng sinh và thông báo ngay cho bác sĩ để kịp thời điều trị.
Vậy ngoài những tác dụng phụ như trên, liệu “uống thuốc kháng sinh bị chậm kinh” có phải là thông tin chính xác?
3. Uống thuốc kháng sinh bị chậm kinh bao lâu?
Với cơ chế tiêu diệt các vi khuẩn có hại trong cơ thể, kháng sinh có khả năng cải thiện sức khỏe và đẩy lùi bệnh tật. Tuy nhiên, rất nhiều chị em vẫn có chung thắc mắc: “Kháng sinh có làm rối loạn kinh nguyệt và liệu uống thuốc kháng sinh bị chậm kinh bao lâu?
Có nhiều nguyên nhân gây ra chậm kinh và sử dụng kháng sinh là một trong số đó. Thuốc kháng sinh là loại thuốc được sử dụng rộng rãi do tác dụng đẩy lùi vi khuẩn nhưng hầu hết các loại kháng sinh đều có thể gây ra những tác dụng không mong muốn.
Các nghiên cứu có chỉ ra rằng, sử dụng kháng sinh trước kỳ kinh có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố. Quá trình rụng trứng có thể không diễn ra một cách bình thường, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể bị chậm kinh hay thậm chí là mất kinh.
Vậy chị em uống thuốc kháng sinh bị chậm kinh bao lâu?
Tính đến nay, các chuyên gia y tế vẫn chưa đưa ra con số cụ thể và chính xác về vấn đề uống thuốc kháng sinh bị chậm kinh bao lâu. Thời gian chậm kinh do sử dụng thuốc kháng sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như yếu tố cơ địa, tình trạng sức khỏe, loại kháng sinh và thời gian sử dụng thuốc,…
Nếu gặp phải tình trạng chậm kinh do kháng sinh, chị em hãy đến Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời, hiệu quả.
4. Lời khuyên từ bác sĩ
Trong giai đoạn hành kinh, nếu cần uống thuốc kháng sinh bạn nên trao đổi trước với bác sĩ về tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử dị ứng thuốc (nếu có).
Nếu bạn có ý định mang bầu, việc thông báo với bác sĩ là rất cần thiết, để bác sĩ kê đơn những loại kháng sinh không ảnh hưởng đến thai nhi.
Sau khi được bác sĩ kê đơn, hãy tuân thủ theo đúng chỉ dẫn về liều lượng, thời gian sử dụng và cách sử dụng thuốc. Không nên tự ý tăng liều hoặc ngừng thuốc khi thấy tình trạng bệnh được cải thiện. Việc sử dụng thuốc không đúng thời gian chỉ định có thể gây tình trạng đề kháng kháng sinh và khiến cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
Không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh bởi không phải bệnh nào cũng có thể sử dụng kháng sinh. Không được tự ý đưa kháng sinh cho người khác bởi mỗi người sẽ có những đặc điểm sinh lý cũng như bệnh lý khác nhau.
Bạn hãy tìm gặp các bác sĩ chuyên môn để được kê đơn loại kháng sinh phù hợp với tình trạng bệnh lý và sinh lý của mình nhé.
Kháng sinh là một loại thuốc được sử dụng ngày càng phổ biến tại Việt Nam. Tuy nhiên, những kiến thức xoay quanh việc sử dụng kháng sinh vẫn chưa được tiếp cận rộng rãi với người bệnh. “Uống thuốc kháng sinh bị chậm kinh bao lâu?” là câu hỏi mà các chị em luôn thắc mắc và cần được giải đáp. Hãy tham gia ngay group chat Zalo để được các bác sĩ chuyên khoa II lành nghề tư vấn và giải đáp các thắc mắc bạn nhé.