Uống thuốc Orgametril chậm kinh có đúng không?

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Nhiều chị em chưa hiểu rõ về việc sử dụng thuốc an toàn và liệu hiện tượng uống Orgametril chậm kinh có phải sự thật. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc trên.

Hiện nay, các chị em lo ngại việc uống Orgametril chậm kinh có gây nguy hiểm hay không. Để trả lời câu hỏi cũng như hiểu rõ cách dùng thuốc Orgametril an toàn và tránh tác dụng phụ, hãy cùng BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương giải đáp nhé! 

1. Hiểu đúng về thuốc Orgametril

Trước khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: “Uống Orgametril chậm kinh hay không?” chị em cần tìm hiểu một số thông tin cơ bản về thuốc Orgametril.

1.1. Công dụng của thuốc Orgametril

Thuốc Orgametril là loại thuốc thường được chỉ định cho những người gặp tình trạng bệnh lý liên quan kỳ kinh nguyệt. Thuốc có thành phần hoạt chất chính là Lynestrenol là một dạng progesterone tổng hợp và thuốc được bào chế dưới dạng viên nén. 

Thông thường, thuốc sẽ được chỉ định cho các trường hợp đa kinh, rong kinh, lạc nội mạc tử cung hay trong các liệu pháp hỗ trợ estrogen. Ngoài ra, cũng có rất nhiều chị em ứng dụng Orgametril chậm kinh nhằm trì hoãn hành kinh, phục vụ một số nhu cầu cá nhân cần thiết.

Tuy nhiên, chị em có thể sử dụng thuốc này để trì hoãn kỳ kinh và lưu ý cần phải sử dụng thuốc an toàn, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Orgametril thường thấy trên thị trường
Thuốc Orgametril thường thấy trên thị trường

1.2. Khi nào nên dùng?

Tính đến thời điểm hiện nay, Orgametril được sử dụng rộng rãi đối với tình trạng bệnh lý phụ khoa liên quan đến kinh nguyệt như:

  • Đa kinh;
  • Rong kinh – rong huyết;
  • Rối loạn kinh nguyệt bao gồm các trường hợp trì hoãn kinh nguyệt, ức chế rụng trứng, giảm đau bụng do rụng trứng và thống kinh;
  • Vô kinh chọn lọc, trường hợp thiểu kinh nguyên phát và thứ phát;
  • Lạc nội mạc tử cung;
  • Bệnh vú lành tính;
  • Liệu pháp hỗ trợ estrogen khi bổ sung estrogen cho phụ nữ giai đoạn mãn kinh và hậu mãn kinh, giảm nguy cơ tăng sinh nội mạc tử cung.

2. Thuốc Orgametril chậm kinh không? 

Uông Orgametril chậm kinh
Uông Orgametril chậm kinh

Đầu tiên, để giải đáp các thắc mắc cho các chị em rằng liệu việc uống Orgametril bị chậm kinh có đúng không: Thì đây là thuốc được chỉ định cho các bệnh lý phụ khoa liên quan kỳ kinh nguyệt như đa kinh, rong kinh,… Chính vì thế, hiện tượng Orgametril chậm kinh là có và đây là một trong các tác dụng của thuốc khi các chị em muốn trì hoãn kỳ kinh. 

Để sử dụng thuốc an toàn, đặc biệt cho những chị em mong muốn làm chậm kinh nguyệt bằng thuốc, sau đây là hướng dẫn về cách sử dụng thuốc cho chị em:

Trước 2 tuần so với ngày đến kỳ dự tính, chị em uống 1 viên/ ngày. Nếu bắt đầu sử dụng thuốc trong khoảng thời gian còn dưới 1 tuần trước khi đến ngày, chị em có thể tăng lên 2-3 viên/ ngày. Tuy nhiên, bác sĩ khuyến cáo không nên bắt đầu sử dụng thuốc trong vòng 3 ngày trước khi tới kỳ kinh.

Nếu bạn quên uống một liều thuốc trong vòng 24 giờ thì uống ngay khi nhớ ra. Trong trường hợp quên liều quá 24 giờ thì bỏ qua liều đó và tiếp tục uống liều tiếp theo vào đúng thời gian thường uống. Không được dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã quên.

Việc dùng Orgametril chậm kinh là một biện pháp an toàn. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc nếu gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng phải lập tức liên hệ bác sĩ để được tư vấn khám chữa kịp thời.

3. Tác dụng phụ của thuốc Orgametril 

Vậy bên cạnh Orgametril chậm kinh là tác dụng an toàn, loại thuốc này còn có tác dụng phụ nào khác gây nguy hại cho cơ thể phụ nữ?

Thuốc Orgametril được đánh giá là một loại thuốc lành tính. Ngay cả trong trường hợp quá liều như trẻ con uống nhiều viên cũng không để lại nguy hiểm. Các trường hợp ngộ độc do quá liều, các tác dụng phụ thường thấy là buồn nôn, nôn mửa cũng không nhất thiết phải cần điều trị. 

Ngoài ra, hiện tượng Orgametril chậm kinh cũng được đánh giá là không gây nguy hiểm, thậm chí được coi là tác dụng của thuốc. Thế nhưng, thuốc vẫn có gây các tác dụng phụ không mong muốn tùy vào cơ địa người dùng, như:

  • Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón;
  • Dị ứng, tăng tiết bã nhờn, gây phát ban, nổi mụn, vàng da và giữ nước;
  • Rong huyết, mất kinh, tăng tiết dịch ở âm đạo hay cổ tử cung;
  • Tăng cân, căng vú;
  • Trầm cảm, stress hoặc giảm ham muốn tình dục;
  • Chức năng gan bất thường, hiệu quả dung nạp glucose giảm.

4. Lưu ý quan trọng khi sử dụng thuốc Orgametril 

Mặc dù được đánh giá là an toàn và hiện tượng uống Orgametril chậm kinh không hề nguy hiểm nhưng chị em vẫn cần cân nhắc sử dụng thuốc trong những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm: Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc, đặc biệt đối với hoạt chất Lynestrenol.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú: Tuyệt đối không sử dụng thuốc
  • Bệnh gan nặng: Không sử dụng thuốc trên các bệnh nhân mắc các bệnh lý gan như viêm gan, vàng da ứ mật, u tế bào gan hay các hội chứng Dubin-Johnson, Rotor. Cân nhắc dừng điều trị Orgametril nếu trong quá trình sử dụng chỉ số xét nghiệm gan bất thường. 
  • Xuất huyết âm đạo: Không sử dụng thuốc khi bị chảy máu âm đạo bất thường.
  • Bệnh lý hiếm gặp liên quan hormon sinh dục: Ngứa nặng, rối loạn chuyển hóa Porphyrin, Herpes thai nghén và xơ cứng tai. Chống chỉ định cho cả bệnh nhân nào đã có tiền sử mắc bệnh trên.
  • Rối loạn tĩnh mạch huyết khối: Không sử dụng thuốc cho người đang gặp tình trạng này.
  • Bệnh di truyền liên quan đến Lactose: Người mắc các bệnh lý di truyền như không dung nạp Galactose, thiếu hụt men Lapp Lactase hoặc hội chứng kém hấp thu Glucose – Galactose do trong thành phần tá dược thuốc có Lactose. 

Trên đây là các thông tin cần biết về thuốc Orgametril. Việc sử dụng Orgametril chậm kinh là có và đây là một trong những tác dụng của thuốc. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng sản phẩm này mà gặp phải các tác dụng phụ bất thường, bạn hãy trực tiếp đăng lên group “HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để nhận được sự tư vấn kịp thời.

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ