Vì sao quan hệ tình dục sớm gây ung thư cổ tử cung?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Có mối liên quan nào giữa quan hệ tình dục sớm gây ung thư cổ tử cung. Cùng BS Ngọc Lan giúp các chị em phụ nữ giải đáp thắc mắc này.

Trong group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI, chị em phụ nữ đã đặt ra các câu hỏi thắc mắc rằng quan hệ tình dục sớm gây ung thư cổ tử cung không? Thấy được mối lo ngại của chị em, bác sĩ sẽ giải đáp vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Câu hỏi của người bệnh

Trong group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI, có một bạn đã đặt ra câu hỏi rằng ” Vì sao quan hệ tình dục sớm lại tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư ở cổ tử cung? Quan hệ trước bao nhiêu tuổi được coi là sớm.”

Quan hệ tình dục sớm gây ung thư ở cổ tử cung
Quan hệ tình dục sớm gây ung thư ở cổ tử cung

2. Bác sĩ trả lời: Tại sao quan hệ tình dục sớm gây ung thư cổ tử cung?

2.1. Nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung

Tại sao quan hệ tình dục sớm gây ung thư cổ tử cung? BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan cho biết Vi-rút HPV (Human Papillomavirus) là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư ở cổ tử cung. Vi-rút này lây truyền qua đường tình dục, có thể gây nhiễm trùng âm đạo và cổ tử cung. Trong hơn một trăm loại HPV khác nhau, các chủng HPV 16 và 18 được xem là nguyên nhân chính của hơn 70% trường hợp ung thư ở cổ tử cung.

Nhiễm trùng HPV rất phổ biến và có thể lan truyền từ người này sang người khác. Thông thường, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ loại bỏ virus HPV trong vài tháng sau khi nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, hệ thống miễn dịch không thể loại bỏ hoàn toàn virus và nhiễm trùng có thể tồn tại trong nhiều năm hoặc thậm chí suốt đời, gây ra tổn thương tại cổ tử cung.

HPV thay đổi các tế bào của cổ tử cung trong một quá trình kéo dài từ 5-10 năm. Do đó, ung thư ở cổ tử cung phát triển chậm, có thể được phát hiện sớm thông qua các chương trình thăm khám và tầm soát định kỳ.

Ngoài việc nhiễm HPV, một số yếu tố khác có thể tăng nguy cơ mắc ung thư ở cổ tử cung, bao gồm:

  • Quan hệ tình dục từ sớm và có nhiều đối tác tình dục (điều này tăng nguy cơ nhiễm nhiều chủng virus HPV).
  • Sự hiện diện của các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác, như nhiễm chlamydia, lậu, giang mai.
  • Bỏ qua việc thực hiện tầm soát sàng lọc bệnh.
  • Hút thuốc.
  • Tuổi tác.
  • Sự suy giảm chức năng miễn dịch do bệnh (ví dụ: HIV/AIDS) hoặc do điều trị (hóa trị ung thư, liệu pháp sinh học cho các bệnh tự miễn, điều trị chống thải ghép).

Để giảm nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung, bên cạnh việc duy trì sức khỏe tốt và hạn chế những thói quen xấu, tiêm phòng HPV cũng là một biện pháp giúp ngăn ngừa bệnh hiệu quả. 

Bệnh ung thư ở cổ tử cung
Bệnh ung thư ở cổ tử cung

2.2. Tại sao quan hệ tình dục sớm gây ung thư cổ tử cung?

Bác sĩ trả lời: Khi bắt đầu quan hệ tình dục ở giai đoạn cơ thể chưa trưởng thành, cổ tử cung vẫn còn đang phát triển thì vi-rút HPV sẽ có đủ thời gian để tác động lên cổ tử cung và phát triển thành ung thư. 

Vi-rút HPV có thể gây nhiễm trùng và tác động vào các tế bào của cổ tử cung. Khi bị nhiễm trùng trong giai đoạn cơ thể chưa trưởng thành có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi-rút xâm nhập và gây ra những biến đổi di truyền trong tế bào cổ tử cung. Điều này có thể dẫn đến sự phát triển bất thường của tế bào và nguy cơ phát triển thành ung thư ở cổ tử cung. 

2.3. Quan hệ tình dục trước bao nhiêu tuổi gọi là sớm?

Bác sĩ trả lời: Theo nhiều nghiên cứu thì nguy cơ nhiễm HPV và ung thư cổ tử cung ở nữ giới bắt đầu quan hệ tình dục khoảng 15 tuổi cao gấp đôi so với những người quan hệ tình dục sau 20 tuổi. Hay nguy cơ ung thư cũng cao hơn đối với phụ nữ bắt đầu có quan hệ tình dục ở tuổi 20 so với phụ nữ bắt đầu có quan hệ tình dục ở tuổi 25. 

Vì vậy, không có mốc cố định nào để xác định chính xác quan hệ tình dục sớm. Độ tuổi mà một người được coi là có quan hệ tình dục sớm có thể khác nhau ở từng quốc gia và văn hóa, và thậm chí cũng có thể khác nhau giữa các cá nhân.

Như đã đề cập, việc tiêm phòng HPV là một biện pháp quan trọng để bảo vệ cơ thể khỏi các chủng vi-rút HPV gây ung thư ở cổ tử cung. Hiện nay, đã có vaccine HPV loại 9 chủng được khuyến nghị cho trẻ  9-25 tuổi. Việc tiêm phòng HPV càng sớm càng tốt, trước khi tiếp xúc với vi-rút HPV thông qua quan hệ tình dục.

Ngoài việc tiêm phòng HPV thì duy trì sức khỏe tốt và thực hiện các biện pháp tầm soát định kỳ như xét nghiệm PAP smear, kiểm tra HPV,… cũng quan trọng để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường và có phương hướng điều trị kịp thời.

3. Lời khuyên của bác sĩ

Có thể thấy việc guan hệ tình dục sớm gây ung thư cổ tử cung, chính vì vậy, để giảm nguy cơ mắc và phát triển ung thư, bác sĩ đưa ra một số biện pháp phòng bệnh quan trọng như sau:

  • Sử dụng bao cao su: Sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục có thể giảm nguy cơ nhiễm các virus qua đường tình dục, bao gồm cả vi-rút HPV. Bao cao su cũng giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Điều trị nhiễm HPV: Khi nhiễm vi-rút HPV, đặc biệt là các chủng có nguy cơ cao như HPV 16 và 18. Quá trình soi cổ tử cung và sinh thiết có thể được thực hiện để xác định các vị trí tổn thương, từ đó đưa chẩn đoán bệnh nhân có mắc bệnh ung thư ở tử cung hay không.
  • Sàng lọc thường xuyên: Xét nghiệm sàng lọc thường xuyên cho ung thư ở cổ tử cung được khuyến nghị cho phụ nữ từ 25 tuổi trở lên. Hai xét nghiệm chính được sử dụng là xét nghiệm HPV và xét nghiệm thinprep. Tần suất xét nghiệm này thường là 3-5 năm một lần, nhưng có thể thay đổi dựa trên hướng dẫn y tế và tình trạng sức khỏe cá nhân.
  • Tiêm phòng vắc-xin HPV: Việc tiêm phòng vắc-xin HPV đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa ung thư. Vắc-xin HPV được khuyến nghị tiêm cho các cô gái và thanh niên từ 14-16 tuổi, trước khi bắt đầu hoạt động tình dục và tiếp xúc với vi-rút HPV. Tuy nhiên, vắc-xin HPV cũng có thể được sử dụng cho những người khác trong độ tuổi phù hợp, tùy thuộc vào hướng dẫn y tế và quy định địa phương.

Các biện pháp trên đều có tác động tích cực trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư ở cổ tử cung và phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư. Tuy nhiên, nữ giới nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc nhân viên y tế để định rõ các biện pháp phòng ngừa và tầm soát phù hợp với tình trạng sức khỏe cũng như độ tuổi của mỗi cá nhân.

Nếu có bất kỳ thắc mắc, lo lắng về sức khỏe phụ khoa của mình, đừng e ngại hãy tham gia group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để đặt câu hỏi và các bác sĩ chuyên khoa sẽ giải đáp cũng như tư vấn chi tiết về tình trạng sức khỏe cho bạn nhé!

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ