Viêm lộ tuyến có dùng cốc nguyệt san được không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Viêm lộ tuyến có dùng cốc nguyệt san được không là câu hỏi mà rất nhiều phụ nữ gặp phải tình trạng này thắc mắc. Việc sử dụng cốc nguyệt san khi gặp phải tình trạng viêm lộ tuyến có an toàn không, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Tình trạng viêm lộ tuyến là tình trạng hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Câu hỏi viêm lộ tuyến có dùng cốc nguyệt san được không cũng là thắc mắc của rất nhiều chị em phụ nữ.

Chúng ta hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan trả lời cho câu hỏi đó cũng như biết thêm những lưu ý trong điều trị viêm lộ tuyến nhé.

Câu hỏi: Xin chào bác sĩ, em là nữ, 23 tuổi. Gần đây em mới đi khám thì được chẩn đoán viêm lộ tuyến cấp độ 3. Bình thường đến tháng em hay sử dụng cốc nguyệt san. Em muốn hỏi việc em bị viêm lộ tuyến có dùng cốc nguyệt san được không?

Xin chào bạn, câu hỏi của bạn cũng là điều thắc mắc của rất nhiều người đang gặp phải tình trạng viêm lộ tuyến.

Trong bài viết dưới đây, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trên cũng nhưng đưa ra các lưu ý trong việc điều trị viêm lộ tuyến cũng như cách sử dụng cốc nguyệt san nhé!

1. Viêm lộ tuyến có dùng cốc nguyệt san được không?

1.1. Trường hợp đang viêm lộ tuyến

Viêm lộ tuyến có dùng cốc nguyệt san được không là câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Nhưng trước tiên, chúng ta tìm hiểu xem cốc nguyệt san là gì.

Cốc nguyệt san là một sản phẩm vệ sinh phụ nữ được làm bằng cao su hoặc silicone. Nó có dạng hình phễu nhỏ và rất linh hoạt, được đưa vào cơ thể phụ nữ thông qua âm đạo để chứa kinh nguyệt thay cho băng vệ sinh.

Cốc nguyệt san được coi là một sản phẩm rất thân thiện với môi trường.

Việc sử dụng cốc nguyệt san là đưa trực tiếp vào trong âm đạo của phụ nữ. Trong trường hợp đang có tình trạng viêm lộ tuyến, đây là môi trường thích hợp giúp cho vi khuẩn gây bệnh đang hoạt động phát triển.

Bên cạnh đó, nếu vệ sinh cốc nguyệt san không sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.

Như vậy, bị viêm lộ tuyến có dùng cốc nguyệt san được không, câu trả lời là không nên. Trong trường hợp này, bạn nên sử dụng băng vệ sinh và có kế hoạch thăm khám sớm nhất có thể ngay sau khi sạch kinh để có thể có kế hoạch điều trị sớm nhất.

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến ống cổ tử cung lộ ra ngoài và bị viêm nhiễm
Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến ống cổ tử cung lộ ra ngoài và bị viêm nhiễm

1.2. Trường hợp có lộ tuyến nhưng không viêm

Trong một số trường hợp, bạn có gặp tình trạng lộ tuyến nhưng chưa có triệu chứng của viêm cũng sẽ được các bác sĩ khuyến cáo không nên sử dụng cốc nguyệt san.

Bởi lúc này, cổ tử cung đã đang gặp phải tình trạng tổn thương rồi, kèm thêm trong quá trình sử dụng, việc vệ sinh cốc nguyệt san không tốt có thể sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm cổ tử cung.

Tóm lại, theo BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, câu trả lời cho câu hỏi “viêm lộ tuyến có dùng cốc nguyệt san được không”là không nên. Việc sử dụng cốc nguyệt san sẽ làm nặng nề thêm tình trạng bệnh mà bạn đang gặp phải.

Viêm lộ tuyến không nên sử dụng cốc nguyệt san dù ở giai đoạn nào
Viêm lộ tuyến không nên sử dụng cốc nguyệt san dù ở giai đoạn nào

2. Nên làm gì khi có kinh trong quá trình điều trị viêm lộ tuyến

Nếu trong quá trình điều trị viêm lộ tuyến, bạn xuất hiện chu kì kinh nguyệt thì việc cần làm là phải tránh tình trạng viêm nhiễm đường sinh dục. Để hạn chế tình trạng nêu trên, bạn cần lưu ý một số việc như:

  • Luôn vệ sinh và giữ cho vùng kín sạch sẽ.
  • Sử dụng băng vệ sinh phù hợp và thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Tuyệt đối không nên quan hệ tình dục trong thời gian này.
  • Không thụt rửa sâu âm đạo.
  • Mặc quần lót vừa vặn, không quá chặt quá bó, chất liệu thông thoáng.
  • Không tự ý sử dụng thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.

Những lưu ý trên có thể giúp bạn hạn chế được tình trạng viêm nhiễm xảy ra. Tuy nhiên, nếu cơ thể bạn gặp vấn đề gì bất thường, bạn nên gặp bác sĩ điều trị ngay để có thể sớm phát hiện và xử trí các bất thường của cơ thể mà bạn gặp phải.

Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp hạn chế làm nặng thêm tình trạng viêm
Vệ sinh vùng kín đúng cách giúp hạn chế làm nặng thêm tình trạng viêm

3. Những trường hợp cần tránh dùng cốc nguyệt san

Mặc dù cốc nguyệt san được làm từ silicone y tế rất an toàn, nhưng trong trường hợp cơ thể bạn đang gặp một số bệnh lý hoặc đang sử dụng một số biện pháp tránh thai, việc sử dụng cốc nguyệt san là không được khuyến khích.

Những trường hợp được khuyến cáo là không nên sử dụng cốc nguyệt san đó là:

  • Có bệnh lý về cổ tử cung: do cốc nguyệt san là vật thể lạ tiếp xúc với cơ thể và giữ lại kinh nguyệt bên trong âm đạo, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Lạc nội mạc tử cung: bởi kinh nguyệt còn sót lại trong cơ thể là điều kiện thuận lợi khiến cho bệnh tiến triển nặng hơn.
  • Sử dụng dụng cụ tránh thai: việc đưa cốc nguyệt san vào cơ thể có thể khiến di lệch dụng cụ tránh thai, từ đó làm giảm khả năng an toàn của dụng cụ.

Ngoài ra, cốc nguyệt san còn có chống chỉ định với cơ địa của một số người. Để biết chính xác bản thân có phù hợp sử dụng không, bạn có thể liên hệ ngay cho bác sĩ để có thể được tư vấn cụ thể và an tâm hơn.

Không nên dùng cốc nguyệt san nếu cổ tử cung của bạn đang gặp bất thường
Không nên dùng cốc nguyệt san nếu cổ tử cung của bạn đang gặp bất thường

4. Lời khuyên của bác sĩ

Tình trạng viêm lộ tuyến thường gây nhiều ảnh hưởng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Chị em nên đi gặp bác sĩ sớm nhất để có những hướng xử trí và điều trị kịp thời. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị viêm lộ tuyến như: đặt thuốc, đốt điện, áp lạnh,…

Tuy nhiên việc điều trị viêm lộ tuyến phải được tiến hành khi đã sạch kinh. Chính vì thế, nếu có ý định điều trị viêm lộ tuyến thì ngay sau hết kinh, bạn nên đi gặp ngay bác sĩ để đưa ra hướng điều trị nhanh và phù hợp nhất

Mong rằng những thông tin vừa rồi có thể giúp bạn trả lời được câu hỏi viêm lộ tuyến có dùng cốc nguyệt san được không.

Nếu bạn đang gặp bất cứ vân đề nào hoặc có thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan để được tư vấn qua zalo

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ