Viêm âm đạo: Xét nghiệm nào chẩn đoán chính xác

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Viêm âm đạo là bệnh lý rất hay thường gặp ở các chị em. Dưới đây là chia sẻ của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan về những xét nghiệm cần làm để chẩn đoán bệnh.

Viêm âm đạo nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ không gây ra vấn đề nghiêm trọng. Ngược lại nếu để kéo dài và không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến những biến chứng ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của các chị em.

Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu về các xét nghiệm chẩn đoán

1. Các xét nghiệm cần thực hiện để chẩn đoán viêm âm đạo theo hướng dẫn của bộ Y tế:

Viêm âm đạo có thể do nhiều tác nhân gây nên, vì vậy để chẩn đoán từng nguyên nhân cần những xét nghiệm  đặc hiệu. Dưới đây là những hình thái bệnh có thể mắc phải và các xét nghiệm của bộ y tế cần thực hiện để chẩn đoán bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm âm đạo

1.1 Do vi khuẩn

  • Mầm bệnh: Gardnerella vaginalis, Mycoplasma hominis, vi khuẩn kỵ khí
  • Xét nghiệm:  Bệnh phẩm trên phiến kính pha loãng với KOH (kali hydroxit) được kiểm tra mùi cá chết, gây ra bởi các chất amin được sinh ra trong viêm âm đạo do nhiễm khuẩn.

1.2 Do Trichomonas

  • Mầm bệnh: Trùng roi Trichomonas vaginalis
  • Xét nghiệm: Bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch tiết âm đạo của bệnh nhân trộn với nước muối sinh lý và đặt trên lam kính hiển vi, từ đó quan sát tìm dấu hiệu nhiễm trùng, bạch cầu và trùng roi Trichomonas vaginalis.

1.3 Do nấm

  • Mầm bệnh: Candida albicans
  • Xét nghiệm: Bệnh phẩm được pha loãng với KOH( kali hydroxit) sau đó soi trên kính hiển vi tìm sợi nấm, test tanh cá âm tính ( không có mùi cá chết).

1.4 Bệnh lậu

  • Mầm bệnh: Lậu cầu khuẩn Neisseria gonorrhoeae
  • Xét nghiệm: Tăm bông chứa bệnh phẩm sẽ được phết lên lam kính, sau đó nhuộm gram tìm lậu cầu có hình đặc trưng là song cầu Gram (-) hình hạt cà phê.

1.5 Giang mai

  • Mầm bệnh: Xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum.
  • Xét nghiệm: Các phản ứng huyết thanh VDRL( Venereal Disease Research Laboratory) và RPR ( Rapid Plasma Reagin) ngoài ra có thể thấy xoắn khuẩn trong bệnh phẩm lấy từ săng hoặc hạch bẹn.

1.6 Viêm âm đạo do thiếu Estrogen

  • Do thiếu estrogen nên biểu mô âm đạo bị teo, tế bào giảm glycogen, pH, âm đạo kiềm hóa dẫn đến không tự bảo vệ và chống vi khuẩn được.
  • Xét nghiệm: Đo pH âm đạo,, sàng lọc nhiễm trùng và xét nghiệm tiểu đường, sinh thiết

2. Vì sao cần thực hiện xét nghiệm để tìm nguyên nhân viêm âm đạo?

Xét nghiệm tìm ra nguyên nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị, đặc biệt là khi cần xác định nguyên nhân gây bệnh.Việc tìm ra nguyên nhân giúp bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp, rút ngắn thời gian điều trị cho bệnh nhân, tránh những biến chứng nặng nề, giảm các chi phí phát sinh.

3. Xét nghiệm được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan lựa chọn

Theo bác sĩ việc đưa ra các xét nghiệm viêm âm đạo tìm nguyên nhân và chẩn đoán bệnh phụ thuộc vào từng cá thể bệnh nhân. Khi bạn đến với phòng khám với các dấu hiệu nghi ngờ bệnh. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện các hoạt động sau:

  • Khai thác tiền sử:

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng toàn thân và hỏi về tiền sử bệnh. Bao gồm tiền sửu các bệnh lý phụ khoa, các bệnh lý viêm nhiễm âm đạo hay bệnh lây qua đường tình dục, vấn đề sinh hoạt tình dục và thói quen vệ sinh vùng âm đạo.

  • Khai thác các triệu chứng

Chia sẻ với bác sĩ các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.

  • Khám thực thể

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra vùng chậu.Và sử dụng một dụng cụ gọi là mỏ vịt, thường sẽ là loại sử dụng 1 lần, lựa chọn mỏ vịt có kích thước tối thiểu để đảm bảo vệ sinh và tránh làm bệnh nhân đau khi mở mỏ vịt.Việc khám này giúp bộc lộ và quan sát vùng âm đạo nhằm phát hiện các dấu hiệu như viêm, sưng đỏ hay tiết dịch âm đạo bất thường.

Bác sĩ sẽ chọn loại mỏ vịt có kích thước phù hợp nhằm giảm sự khó chịu khi thăm khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ chọn loại mỏ vịt có kích thước phù hợp nhằm giảm sự khó chịu khi thăm khám cho bệnh nhân.

Sau khi hỏi bệnh và thăm khám. Bác sĩ sẽ phối hợp tiền sử, bệnh sử và thăm khám để chỉ định xét nghiệm phù hợp, tiết kiệm chi phí cho người bệnh mà hiệu quả chẩn đoán và điều trị vẫn đạt mức tối đa.

4. Kết luận

Viêm âm đạo là một bệnh lý rất hay gặp phải ở chị em phụ nữ, bệnh không phải là bệnh khó chẩn đoán và điều trị.

Tuy nhiên nếu để lâu dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh như tâm lý và sinh hoạt, tăng nguy cơ lây các bệnh tình dục khác, hoặc nếu để tiếp diễn sẽ gây viêm lên các bộ phận khác như viêm cổ tử cung, viêm vòi trứng gây hưởng đến chức năng sinh sản của người phụ nữ.

Điều trị bệnh cần phải tìm chính xác nguyên nhân gây bệnh, do đó lựa chọn các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân cũng đóng vai trò quan trọng.

Khám viêm âm đạo và chỉ định xét nghiệm, nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh cần phải phối hợp cùng với tiền sử, triệu chứng và thăm khám lâm sàng của bác sĩ. Do đó việc khám một bác sĩ có nhiều kinh nghiệm sẽ giúp bạn giảm chi phí và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Nếu các chị em có lăn tăn về quá trình điều trị viêm âm đạo, có thể tham gia Group Facehook HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA, để được trao đổi kinh nghiệm với những bệnh nhân tương tự.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ