Ăn dứa có bị rong kinh không?

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Dứa chứa nhiều loại vitamin rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng ăn quả này bị chậm kinh. Vậy thực hư ăn dứa có bị rong kinh không như thế nào?

Ăn dứa có bị rong kinh không là một câu hỏi phổ biến tới từ các chị em. Dứa là một loại quả có nhiều lợi ích nhưng có thực sự phù hợp với tình trạng rong kinh? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này nhé.

1. Lợi ích của dứa với kinh nguyệt

Trước khi tìm hiểu về câu hỏi ”ăn dứa có bị rong kinh không?” thì chị em cần biết dứa có thể được xem như một loại hoa quả tốt cho chị em trong kỳ kinh nguyệt. Đó là:

  • Ăn dứa hỗ trợ rút ngắn ngày “đèn đỏ” vì hàm lượng bromelain cao cũng như một loại enzyme có ảnh hưởng hormone estrogen giúp làm mềm tử cung, khiến niêm mạc tử cung dễ bong ra hơn mà không ảnh hưởng tới sức khỏe
  • Làm giảm đau bụng kinh do các chất trong dứa giúp giảm co thắt cơ trơn từ đó giảm đau hiệu quả
  • Ăn dứa chứa nhiều các vitamin B, C và khoáng chất kali, canxi, photpho, các chất xơ còn tăng cường trao đổi chất, hệ miễn dịch, giúp tinh thần chị em được duy trì thoải mái trong suốt quá trình
ăn dứa có bị rong kinh không
Liệu ăn dứa có bị rong kinh không

Ngoài những lợi ích liên quan tới kinh nguyệt thì dứa còn là một loại hoa quả tuyệt vời với nhiều các tác dụng tốt các trên hệ tiêu hóa, xương khớp và tim mạch.

2. Ăn dứa có bị rong kinh không?

Nhiều chị em cẩn thận khi thắc mắc ăn dứa có bị rong kinh không? Thực tế câu trả lời là không.

Theo các chuyên gia, dứa là một loại trái cây giàu vitamin B, C, bromelain, mangan và các chất chống oxy hóa. Nhờ sự có mặt của các chất này mà dứa có tác dụng điều hòa nội tiết tố, tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ máu lưu thông tốt, giảm đau bụng kinh trong ngày “đèn đỏ” và rút ngắn thời gian kinh nguyệt.

Dứa đặc biệt phù hợp với những chị em có tình trạng rối loạn kinh nguyệt hoặc lượng kinh mỗi khi đến kỳ không đều nhau.

Xem thêm: 

3. Một số đồ uống ngon từ dứa tốt cho phụ nữ đến tháng

Bổ sung dứa hàng ngày bằng các chế biến khác nhau giúp gia tăng hương vị và phát huy tác dụng tốt nhất cho sức khỏe chị em. Sau đây là một số công thức làm đồ uống từ dứa chị em có thể tham khảo.

  • Nước ép dứa cần tây

Trong dứa có enzyme bromelain giảm đau bụng kinh và trong cần tây có chứa lượng tryptophan giúp giảm căng thẳng và khó chịu khi đến tới tháng.

Nguyên liệu cần có:

  • ½ quả dứa
  • 150gr cần tây
  • Mật ong tạo độ ngọt

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch cần tây, cắt khúc. Dứa gọt vỏ thái miếng vừa máy xay
  • Bước 2: Ép dứa và cần tây lấy nước cốt
  • Bước 3: Thêm mật ong và thưởng thức.

Nước ép dứa cần tây nên được uống sau ăn khoảng 30 – 45 phút, tránh uống khi đói.

  • Nước ép dứa táo

Bản chất dứa và táo có lượng vitamin C lớn giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể. Táo còn chứa lượng sắt dồi dào giúp hạn chế tình trạng thiếu máu.

Nước ép dứa táo tốt cho kì kinh
Nước ép dứa táo tốt cho kì kinh

Nguyên liệu:

  • 1 quả dứa
  • 2 quả táo
  • Muối hoặc đường

Cách làm:

  • Bước 1: Rửa sạch táo và ngâm nước muối loãng, cắt nhỏ
  • Bước 2: Dứa gọt vỏ, thái miếng vừa máy
  • Bước 3: Ép lấy nước hai loại quả và thưởng thức

Có nhiều chị em thắc mắc ăn dứa có bị rong kinh không? Mặc dù câu trả lời là không nhưng phụ nữ không nên lạm dụng ăn quá nhiều trong khoảng thời gian ngắn, sẽ có tác động tiêu cực lên dạ dày.

4. Các loại quả nên ăn khi đến tháng

Vậy ăn gì để giảm rong kinh? Sau đây là những loại quả ngoài dứa tốt cho ngày hành kinh gợi ý cho các chị em, ví dụ:

  • Chuối: giàu sắt, kali, axit folic giúp hỗ trợ tái tạo tế bào máu cho cơ thể, giảm các triệu chứng thiếu máu. Ngoài ra, chuối còn chứa nhiều vitamin B6 giúp giảm cơn đau bụng kinh
  • : trong bơ có nhiều các loại vitamin B, C, E, K, chất xơ, omega – 3 có tác dụng giảm viêm, giảm đau bụng kinh và cải thiện tâm trạng trong ngày “đèn đỏ”
  • Đu đủ: các chất sắt, beta carotene, vitamin A, C trong đu đủ cũng góp phần làm giảm đau bụng và ngừa rong kinh hiệu quả.
Đu đủ cũng là một loại quả tốt để ăn khi đến kỳ
Đu đủ cũng là một loại quả tốt để ăn khi đến kỳ

5. Lời khuyên của bác sĩ

Khi bị rong kinh, nếu băn khoăn không biết phải làm gì trong tình huống này, chị em có thể thực hiện một vài điều sau để rong kinh có thể giảm nhanh như:

  • Có một chế độ sinh hoạt khoa học: sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý kết hợp giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp nhanh cân bằng nội tiết và giảm rong kinh
  • Thay đổi chế độ ăn: ăn uống khoa học sẽ cải thiện tình trạng mất máu, giảm các biến chứng của rong kinh
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa: đi khám bác sĩ chuyên sản phụ khoa sớm để có thể phát hiện được nguyên nhân cũng như được đưa ra các phác đồ điều trị sớm, tránh tình trạng bệnh kéo dài.

Vậy câu trả lời cho câu hỏi “ăn dứa có bị rong kinh không” là không. Nếu chị em có bất kỳ dấu hiệu nào gợi ý rong kinh hay bất kỳ dấu hiệu nào khiến chị em khó chịu, hãy liên hệ zalo phòng khám để được các bác sĩ tư vấn và hỗ trợ trực tiếp nhé. 

Zalo bác sĩ bệnh viện phụ sản trung ương

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ