Bị viêm lộ tuyến có tiêm HPV được không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Viêm lộ tuyến không gây ung thư cổ tử cung nhưng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm HPV ở phụ nữ. Vậy bị viêm lộ tuyến có tiêm HPV được không?

Khi tế bào tuyến phát triển quá mức, phụ nữ dễ bị viêm lộ tuyến cổ tử cung, dẫn đến nguy cơ nhiễm virus HPV sẽ cao hơn so với bình thường. Việc tiêm phòng virus HPV là cần thiết để phòng ngừa ung thư. Vậy khi bị viêm lộ tuyến có tiêm HPV được không ?

1. Tìm hiểu về viêm lộ tuyến cổ tử cung

Để biết bị viêm lộ tuyến có tiêm HPV được không, bạn cần hiểu rõ về bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh do sự phát triển và xâm lấn của tế bào tuyến tại cổ tử cung tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển và gây viêm nhiễm.

Phụ nữ mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung (CTC) thường có nguy cơ nhiễm HPV cao hơn so với phụ nữ không mắc CTC. Viêm lộ tuyến có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và sinh sôi của các loại vi khuẩn có hại, bao gồm cả virus HPV.

Điều này làm tăng nguy cơ phát triển ung thư từ virus HPV. Một số người đã chọn tiêm vắc xin để phòng ngừa ung thư cổ tử cung với hiệu quả tốt hơn. Vậy đang bị viêm lộ tuyến có tiêm HPV được không?

Người bị viêm lộ tuyến có nguy cơ nhiễm virus HPV cao hơn so với phụ nữ khỏe mạnh.
Người bị viêm lộ tuyến có nguy cơ nhiễm virus HPV cao hơn so với phụ nữ khỏe mạnh

2. Mối quan hệ giữa lộ tuyến cổ tử cung và HPV

Viêm lộ tuyến cổ tử cung không gây ung thư cổ tử cung nhưng việc mắc viêm lộ tuyến có thể tăng nguy cơ nhiễm virus HPV. Trong khi đó, virus HPV là nguyên nhân chính gây ung thư cổ tử cung. Nhưng đang bị viêm lộ tuyến có tiêm HPV được không? Mục tiếp theo sẽ giải đáp thắc mắc này.

3. Bị viêm lộ tuyến có tiêm HPV được không?

Viêm lộ tuyến cổ tử cung nếu tiến triển nặng sẽ ảnh hưởng xấu đến cổ tử cung. Đã được chẩn đoán bị viêm lộ tuyến có tiêm HPV được không?  Điều này là có thể, việc tiêm vắc xin HPV sớm sẽ hạn chế nguy cơ nhiễm virus HPV từ đó giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung.

Tiêm vắc xin HPV không ảnh hưởng đến quá trình điều trị viêm lộ tuyến và ngược lại, vì vậy có thể điều trị viêm lộ tuyến và tiêm vắc xin phòng bệnh cùng lúc.

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng virus HPV là trước khi bắt đầu quan hệ tình dục. Đây là lý do tại sao các cơ sở y tế khuyến nghị tiêm vắc xin này vào độ tuổi 11 hoặc 12 hoặc sớm nhất là 9 tuổi.

Nếu đã quá 13 tuổi và chưa tiêm phòng, người phụ nữ vẫn có thể tiêm vắc xin cho đến khi qua tuổi 26. Tại Việt Nam, vắc xin phòng HPV được khuyến cáo tiêm cho phụ nữ trong độ tuổi từ 9 – 26 tuổi.

Bị viêm lộ tuyến có tiêm hpv được không ?
Bị viêm lộ tuyến có tiêm HPV được không?

4. Các giai đoạn bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Trước khi trả lời câu hỏi bị viêm lộ tuyến có tiêm HPV được không ? Chúng ta cần năm bắt các cấp độ của viêm lộ tuyến cổ tử cung:

  • Cấp độ 1: Các tế bào tuyến mới xâm lấn ít, khoảng 0,2 – 0,5 mm. Dịch tiết ra có màu vàng  hơi đục ứ đọng ở cổ tử cung.
  • Cấp độ 2: Tế bào tuyến xâm lấn sâu rộng hơn. Khoảng 0,8 – 1 mm bề mặt cổ tử cung. Ở giai đoạn này, cổ tử cung bị viêm, có thể ra ít máu khi quan hệ tình dục.
  • Cấp độ 3: Tế bào tuyến xâm lấn sâu và rất nhạy cảm với tác động từ bên ngoài. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau rát và xuất huyết khi quan hệ tình dục.

5. Viêm lộ tuyến có thể gây ung thư cổ tử cung hay không?

Viêm lộ tuyến ở cấp độ 3 có thể tạo điều kiện thuận lợi gây ung thư cổ tử cung. Khi ở cấp độ này, cổ tử cung bị viêm loét nghiêm trọng, dễ dàng cho virus HPV xâm nhập. Quá trình virus HPV xâm nhập và gây bệnh kéo dài khoảng 3 – 5 năm.

Ngoài ra, khi bị viêm lộ tuyến, người bệnh có nguy cơ gặp các biến chứng khác như: rách cổ tử cung, polyp cổ tử cung, u nang và viêm tắc vòi trứng. Như vậy, câu hỏi bị viêm lộ tuyến có tiêm HPV được không thì câu trả lời là có. Việc tiêm phòng đúng lúc và kịp thời có thể giúp hạn chế tình trạng bệnh.

6. Điều trị viêm lộ tuyến tránh ung thư cổ tử cung

  • Thuốc chống viêm: Thuốc thường chỉ giảm triệu chứng, không thể chữa khỏi bệnh. Bạn cần phải điều trị hết tình trạng viêm nhiễm trước khi sử dụng các thủ thuật loại bỏ vùng lộ tuyến.
  • Diệt tuyến: Tiêu diệt tuyến bằng điện, laser, áp lạnh hoặc hóa chất. Trước khi thực hiện, cần kiểm tra cổ tử cung hoặc lấy mẫu tế bào âm đạo để phát hiện tình trạng tế bào cổ tử cung bất thường. Quá trình diệt tuyến có thể gây ra những rủi ro như gây xơ cứng, ứ đọng máu kinh nguyệt, cản trở sự thụ tinh, tăng nguy cơ sinh khó và hạn chế khả năng thụ tinh.

Hiện chưa phổ biến phương pháp diệt tuyến này. Thay vào đó, cần giữ vệ sinh sạch sẽ cho bộ phận sinh dục và đi khám phụ khoa định kỳ mỗi 3 tháng hoặc 6 tháng.

Nếu đã điều trị viêm lộ tuyến bằng cách diệt tuyến, bạn hãy lưu ý những điều sau:

  • Tránh quan hệ tình dục trong khoảng 2 – 3 tháng sau quá trình diệt tuyến.
  • Dùng thuốc điều trị viêm trong suốt thời gian đó.
  • Rửa sạch vùng kín sau khi quan hệ tình dục và đặt viên thuốc đặt âm đạo để phòng tránh viêm lộ tuyến tái phát.

Hiện nay, có nhiều người vẫn còn thắc mắc về bị viêm lộ tuyến có tiêm HPV được không. Việc tiêm phòng vắc xin HPV là một biện pháp phòng ngừa ung thư cổ tử cung có hiệu quả, đặc biệt đối với những người mắc viêm lộ tuyến cổ tử cung.

7. Ai nên và không nên tiêm vacxin HPV?

Tiêm vacxin HPV cần phải thỏa mãn các yếu tố sức khỏe dưới đây để đạt được hiệu quả tiêm vacxin an toàn và hiệu quả. 

  • Nữ giới khỏe mạnh hoàn toàn, không phơi nhiễm với các chủng vi rút HPV.
  • Không tiêm bất kỳ loại vắc xin nào khác trong thời gian 1 tháng trước khi tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung.
  • Không sử dụng thuốc ức chế miễn dịch nào gần đây, nếu có, bạn cần báo ngay với bác sĩ để được tư vấn.
  • Ngoài ra, xét nghiệm PAP cũng được thực hiện nhằm tầm soát tổn thương do ung thư cổ tử cung.

Vắc xin ung thư cổ tử cung có hiệu quả tốt nhất ở độ tuổi từ 9 – 26 tuổi, chưa từng bị nhiễm HPV. Việc quan hệ tình dục được đánh giá là không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả của thuốc. Tuy nhiên để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe sinh sản, các bác sĩ khuyến khích nên thực hiện tiêm trước khi quan hệ tình dục.

Nếu đã quan hệ tình dục, đã lập gia đình hoặc từng sinh con thì cũng không cần quá lo lắng. Chỉ cần dưới 40 tuổi thì bạn vẫn có thể thực hiện tiêm chủng. Tuy nhiên, hiệu quả thuốc sẽ không phát huy được 100% tác dụng khi tiêm chủng.

8. Sau khi tiêm HPV cần lưu ý gì?

Sau khi thực hiện tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung, bạn cần lưu ý một vài tác dụng phụ có thể gặp phải như:

  • Vết tiêm sưng, nóng và đỏ, hoặc đau tại vị trí tiêm nếu cử động mạnh.
Tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau tại vết tiêm  là hoàn toàn bình thường
Tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau tại vết tiêm  là hoàn toàn bình thường
  • Một số chị em bị phát ban, nổi mẩn ngứa sau khi tiêm khoảng vài giờ đồng hồ. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng này giảm dần và tự biến mất thì phản ứng này là bình thường.
  • Các chị em nên ngồi nghỉ tại khu vực tiêm phòng từ 25 – 30 phút các nhân viên y tế có thể theo dõi. Sau thời gian này, nếu không có gì bất thường thì có thể ra về và hoạt động bình thường.

9. Lời khuyên từ bác sĩ

Qua bài viết này, bạn đã biết viêm lộ tuyến có thể tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển ung thư cổ tử cung. Hiện tại, tiêm vắc xin HPV là một biện pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh này. Câu trả lời cho câu hỏi bị viêm lộ tuyến có tiêm HPV được không là: Việc tiêm vắc xin có thể được thực hiện ngay cả khi bạn đang điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung.

Để bảo vệ sức khỏe của bạn, chị em hãy liên hệ ngay với BSCKII về sản phụ khoa Đỗ Thị Ngọc Lan để được tư vấn kỹ càng và chi tiết về viêm lộ tuyến cổ tử cung cũng như việc tiêm phòng vắc xin HPV. Hotline của bác sĩ 0868555168 luôn sẵn sàng đợi chị em phụ nữ liên hệ và trao đổi.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ