Bụng bầu 5 tháng to như thế nào là vấn đề được các mẹ bầu đặc biệt quan tâm. Cùng tìm hiểu sự phát triển của mẹ bầu và thai nhi vào tháng thứ 5 cũng như hình ảnh bụng bầu 5 tháng qua bài viết dưới đây nhé!
1. Sự phát triển của thai nhi tới tháng thứ 5
Thai nhi 5 tháng là giai đoạn thai kỳ từ tuần thứ 17 đến tuần thứ 20. Sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này được tóm gọn lại như sau:
- Tuần thứ 17: thai phát triển lớp mỡ dưới da kèm theo các hệ cơ quan dần hoạt động. Ở giai đoạn này, thai phát triển nhanh và đã hình thành phản xạ mút tay.
- Tuần thứ 18: bộ phận sinh dục của trẻ đã có hình dạng cụ thể. Ngoài ra, cha mẹ có thể cảm nhận được cử động của bé trong bụng mẹ rõ ràng hơn. Thai nhi có thể nghe được âm thanh ở bên ngoài nên cha mẹ có thể trò chuyện với bé nhiều hơn.
- Tuần thứ 19: thai có chiều dài 15,3cm và cân nặng 240g. Giai đoạn này tay và chân của bé đã phát triển cân đối hơn. Thai nhi đã bắt đầu kiểm soát được hành động của mình.
- Tuần thứ 20: thai có chiều dài 16,4cm và cân nặng khoảng 300g. Các bộ phận dần phát triển, tóc và móng cũng đã xuất hiện.
Chính những sự thay đổi này của thai nhi cũng ảnh hưởng nhiều đến kích thước của bụng bầu 5 tháng.
2. Những thay đổi của mẹ bầu 5 tháng
Bụng bầu 5 tháng vẫn còn nhỏ nên khi di chuyển mẹ vẫn cảm thấy được sự thoải mái. Các triệu chứng nghén có xu hướng giảm dần nên mẹ có thể ăn uống theo nhu cầu của cơ thể. Một số thay đổi được ghi nhận trong giai đoạn này là:
- Thai máy: Mẹ bầu cảm nhận được thai máy (trẻ đạp) nhiều hơn do thai bắt đầu vận động mạnh hơn.
- Rối loạn tiêu hóa: mẹ bầu dễ xuất hiện tình trạng táo bón, khó tiêu, đầy bụng.
- Dịch vùng kín: tiết nhiều hơn bình thường.
- Toàn thân: mẹ bầu có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, ù tai, chảy máu chân răng, nghẹt mũi.
- Nhu cầu ăn uống: mẹ bầu có thể luôn trong tình trạng đói. Trong giai đoạn này, các mẹ nên cân nhắc để cung cấp dinh dưỡng phù hợp cho sự phát triển của thai nhi.
- Tay, chân, mặt: có xu hướng sưng, phù nề do cơ thể tích nước nhiều hơn. Triệu chứng này có thể nhìn rõ hơn khi mẹ bầu đứng trong thời gian dài.
- Lưng và da: mẹ bắt đầu đau lưng, da sậm màu hơn bình thường.
- Nhu cầu tình dục: thay đổi so với bình thường.
- Hay quên: mẹ thường xuyên quên những vấn đề hàng ngày như chìa khóa để ở đâu, mật khẩu điện thoại,… Nếu gặp tình trạng này các mẹ có thể liệt kê danh sách việc cần làm để tránh sai sót.
- Khó ngủ: bụng lớn có thể khiến mẹ bầu không tìm được tư thế ngủ thoải mái. Các mẹ có thể nằm nghiêng kèm theo một gối giữa bụng và một gối giữa hai đầu gối để mang lại cảm giác thoải mái.
3. Hình ảnh bụng bầu 5 tháng
4. Bụng bầu 5 tháng to như thế nào?
Bụng bầu 5 tháng to như thế nào là câu hỏi được nhiều mẹ bầu quan tâm. Như đã đề cập ở trên, thai nhi ở tháng thứ 5 có cân nặng dao động trong khoảng 240-250g với chiều dài khoảng 15-16cm. Với kích thước này, tử cung cũng phát triển để phù hợp với thai nhi.
Song song với đó, bụng của mẹ bầu trong tháng thứ 5 cũng có kích thước rõ ràng hơn, có thể tương đương quả bóng rổ. Tuy nhiên, tùy thuộc vào thể trạng, kích thước bụng bầu 5 tháng có thể thay đổi.
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến kích thước bụng bầu
Mặc dù, kích thước của thai nhi bình thường dao động trong một khoảng nhỏ nhưng kích thước bụng có thể rất khác nhau ở mẹ bầu. Một số yếu tố dưới đây giải thích vì sao bụng bầu 5 tháng ở mỗi người là khác nhau:
- Chiều cao của mẹ
Người mẹ càng cao thì không gian phát triển của thai càng nhiều. Nhờ điều này mà bụng của mẹ sẽ nhô cao hơn. Với những chị em có chiều cao thấp hơn, bụng có xu hướng phát triển ra phía ngoài thay vì tăng về chiều cao.
- Sự thay đổi của tử cung
Kích thước tử cung lớn hơn có thể chiếm chỗ vùng ruột. Điều này khiến tử cung bị đẩy sang bên cạnh. Từ đó, ruột có thể phân bổ xung quanh tử cung khiến bụng bầu 5 tháng tròn, to và đầy hơn.
- Mang thai lần đầu
Do lần mang thai đầu tiên, cơ thể vẫn chưa bị kéo dãn nên sẽ có xu hướng nhô về phía trước. Mặt khác, bụng bầu con rạ (con đầu tiên) cũng lớn hơn con so (con từ thứ 2 trở về sau).
- Vị trí thai nhi
Thai nhi sẽ xuất hiện sự thay đổi tư thế để tạo điều kiện cho quá trình chuyển dạ (thai ra khỏi cơ thể) ở 3 tháng cuối thai kỳ.
- Nước ối
Thể tích nước ối cũng thay đổi trong suốt thai kỳ. Vì vậy, kích thước bụng bầu cũng sẽ thay đổi tùy thuộc vào lượng nước này.
6. Bầu 5 tháng mà bụng nhỏ có sao không?
Do có nhiều yếu tố liên quan đến kích thước bụng của người mẹ nên bụng bầu 5 tháng nhỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, không phải bụng bầu to là thai nhi phát triển tốt và mẹ có bụng bầu nhỏ thì thai nhi phát triển không tốt.
Khi xác định thai nhi có phát triển tốt hay không, bạn không nên dựa vào kích thước bụng bầu. Các mẹ nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ để phát hiện sớm những vấn đề bất thường trong quá trình mang thai.
7. Mẹ bầu 5 tháng ăn gì để vào con?
Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, cơ thể thai dần dần phát triển và hoàn thiện. Vì vậy, trong giai đoạn này, mẹ bầu cần chú ý cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ cho sự phát triển của thai nhi. Một số điểm cần lưu ý trong việc sắp xếp chế độ ăn cho sản phụ để bụng bầu 5 tháng phát triển tốt nhất là:
- Thực phẩm giàu đạm
Việc cung cấp đầy đủ protein cho thai từ thịt gà, thịt lợn, thịt bò, trứng, ngũ cốc sẽ giúp thai nhi có đủ nguyên liệu để phát triển khỏe mạnh.
- Thực phẩm giàu chất xơ
Trong quá trình mang thai, mẹ có thể xuất hiện tình trạng táo bón. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ chất xơ trong rau xanh và hoa quả có thể giúp cải thiện tình trạng này.
- Vitamin và khoáng chất
Việc cung cấp nhiều vi chất nhằm tăng cường chất sức đề kháng của người có bụng bầu 5 tháng để chống lại những bất lợi từ môi trường.
- Bổ sung sắt
Mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp 20-30mg sắt. Vì vậy, các mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc bổ sung thực phẩm cũng như viên sắt để bổ sung thêm vi chất này cho cơ thể.
- Bổ sung Omega-3
Omega-3 đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển cả trí não và thị giác của trẻ. Mẹ bầu có thể ăn thêm một số thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi để cung cấp đầy đủ chất này cho cơ thể.
- Bổ sung Choline
Các mẹ cần phải bổ sung chất này để tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh.
- Bổ sung axit folic
Axit folic có vai trò quan trọng trong việc hình thành ống thần kinh. Vì vậy, cung cấp đầy đủ chất này giúp cho thai nhi phát triển các cơ quan như tim, môi, đường tiết niệu. Một số thực phẩm giàu chất này có thể kể đến là rau xanh, cải bó xôi,…
- Bổ sung đầy đủ kẽm
Kẽm tham gia vào quá trình hình thành tế bào não, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trí não của thai nhi. Một số thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến là thịt bò, trứng, thịt gia cầm,…
- Uống nhiều nước
Để tránh thiếu nước hoặc tình trạng táo bón, mẹ bầu nên cung cấp đủ 2 lít nước mỗi ngày.
- Uống nhiều sữa
Mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ sữa để thúc đẩy quá trình hình thành hệ thống xương của cơ thể, giúp trẻ phát triển tốt nhất.
Ngoài ra, người có bụng bầu 5 tháng nên tránh các chất kích thích, dứa, đu đủ xanh, lựu và những thức ăn nhiều dầu mỡ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
8. Một số lưu ý khi mang thai tháng thứ 5
8.1. Dấu hiệu bất thường khi mang thai tháng thứ 5
Mặc dù, bụng bầu 5 tháng đã có kích thước lớn kèm theo những thay đổi rõ rệt của cơ thể. Nhưng nếu xuất hiện những dấu hiệu bất thường sau, sản phụ nên nhanh chóng đến các cơ sở để được kiểm tra và điều trị thích hợp:
- Đau bụng dữ dội
Đây là một trong những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo thai nhi ngừng phát triển. Khi xuất hiện tình trạng này, mẹ bầu có thể thấy tình trạng chảy máu vùng kín có màu nâu.
- Đau lưng
Mặc dù khi mang thai, các mẹ thường xuyên gặp tình trạng đau lưng hay bị chuột rút nhưng nếu triệu chứng này diễn ra trong thời gian dài với diễn biến nặng thì có thể là cảnh báo thai nhi đang gặp nguy hiểm.
- Thể tích nước ối bất thường
Thể tích nước ối quá nhiều hoặc quá ít cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của thai. Nếu nước ối quá nhiều thì hệ thống cơ quan trong cơ thể như thần kinh, tim hay phổi có thể bị ảnh hưởng. Trường hợp nước ối quá nhiều có thể gây nên tình trạng thai chết lưu hoặc hình thành nên các dị tật bẩm sinh.
- Mẹ bầu không tăng cân
Tháng thứ 5 chứng kiến sự phát triển vượt bậc của cân nặng người mẹ. Thời kỳ này, nhu cầu dinh dưỡng của các bé cũng sẽ tăng cao nên mẹ cũng ăn nhiều hơn bình thường. Mặc dù bụng bầu 5 tháng không dùng để đánh giá tình trạng thai nhi nhưng nếu kích thước bụng không thay đổi thì có thể là cảnh báo thai nhi ngừng phát triển.
- Không thấy tim thai
Ở tuần thứ 6 hoặc 7, cha mẹ đã có thể nghe được nhịp tim của thai nhi. Nếu trong giai đoạn này, cha mẹ không nhận thấy tim thai hoặc thai máy thì nên đến các cơ sở y tế để kiểm tra tình trạng của bé.
8.2. Quan sát thai máy tháng thứ 5
Cùng với sự thay đổi của bụng bầu 5 tháng, thai nhi bắt đầu hoạt động nhiều hơn nên cha mẹ có thể cảm nhận được những cử động của trẻ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, để quan sát chính xác, mẹ cần phải thật sự để tâm để tránh nhầm lẫn với những rối loạn tiêu hóa.
8.3 Tư thế nằm ngủ của bà bầu 5 tháng
Ở tháng thứ 5 của thai kỳ, tử cung của mẹ phát triển nhiều hơn giai đoạn trước nên có thể ảnh hưởng đến dạ dày khiến cho cơ thể mẹ khó chịu. Vì vậy, mẹ bầu cần tránh nằm sấp để cơ thể thoải mái hơn.
Trong giai đoạn này, nếu xuất hiện một số dấu hiệu sau, mẹ bầu nên thay đổi tư thế để đảm bảo sự thoải mái nhất có thể:
- Bệnh nền tim mạch hoặc thường xuyên chuột rút: nằm gác cao chân.
- Trào ngược dạ dày thực quản: tình trạng này khiến cho axit từ dạ dày trào lên thực quản khiến cho các mẹ cảm thấy khó chịu. Mẹ bầu có thể gối đầu và đặt lưng cao để hạn chế tình trạng này.
- Giảm khó chịu: ngoài ra, các mẹ cũng có thể nằm nghiêng để làm giảm sự khó chịu.
Hy vọng bài viết cung cấp cho bạn một số thông tin về bụng bầu 5 tháng. Mẹ trong giai đoạn này có những sự thay đổi đáng kể về kích thước bụng. Tuy nhiên, nếu bụng vẫn nhỏ thì các mẹ không nên lo lắng mà hãy đến các cơ sở Sản khoa uy tín để được khám và tư vấn thích hợp.
Tham gia group Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức) - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm mang thai và sinh con - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các mẹ bầu và hỏi đáp với bác sĩ