Cách điều trị rong kinh tuổi dậy thì – cho tuổi teen

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rong kinh ở tuổi dậy thì là một trong những vấn đề mà cha mẹ cần quan tâm. Tìm hiểu ngay cách điều trị rong kinh tuổi dậy thì qua bài sau.

Tuổi dậy thì là tuổi có các biến đổi về thể chất, ví dụ như kỳ kinh nguyệt ở các bé gái. Tuy nhiên, nhiều bé gái lại gặp phải tình trạng rong kinh. Tìm hiểu cách điều trị rong kinh tuổi dậy thì và những điểm cần lưu ý qua bài viết dưới đây nhé!

1. Hiểu rõ về rong kinh tuổi dậy thì

1.1. Kinh nguyệt bắt đầu từ mấy tuổi?

Kinh nguyệt là một trong những vấn đề sinh lý của cơ thể xảy ra theo chu kỳ, thường kéo dài từ 28-35 ngày. Ở mỗi một chu kỳ, các tế bào niêm mạc ở tử cung (cơ quan hình quả lê, có tác dụng điều tiết lượng máu chảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt) phát triển, bong ra và chảy ra ngoài cơ thể dưới dạng máu kinh.

Mỗi bé gái sẽ có một thời điểm xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên khác nhau – thời điểm đánh dấu giai đoạn dậy thì của bé gái. Trung bình các bé gái sẽ bắt đầu dậy thì vào năm 12 tuổi. Tuy nhiên, một số bé gái có thể xuất hiện kỳ kinh nguyệt đầu tiên từ năm 8 tuổi hoặc muộn hơn là khi 16 tuổi.

Ở tuổi dậy thì, các bé gái sẽ xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên
Ở tuổi dậy thì, các bé gái sẽ xuất hiện chu kỳ kinh nguyệt đầu tiên

1.2. Rong kinh ở tuổi dậy thì là gì?

Khi mới bắt đầu tuổi dậy thì, cơ thể sẽ có những thay đổi so với những giai đoạn trước, đặc biệt là việc xuất hiện kinh nguyệt hàng tháng. Tuy nhiên, tần suất xuất hiện sẽ không đều đặn như phụ nữ trưởng thành do nội tiết tố của cơ thể chưa thật sự ổn định.

Chính vì điều này, các bé gái sẽ gặp phải tình trạng rong kinh – thời gian máu chảy lớn hơn 7 ngày hoặc lượng máu mất cả chu kỳ lớn hơn 80ml.

Ngoài rong kinh, các bé gái có thể xuất hiện tình trạng rong huyết – máu chảy ở vùng kín kéo dài nhưng không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

1.3. Ảnh hưởng của rong kinh tuổi dậy thì

Nếu rong kinh diễn ra trong thời gian dài, các bé gái có thể xuất hiện tình trạng thiếu máu gây nên mệt mỏi, suy nhược cơ thể, hoa mắt chóng mặt, nặng hơn là ngất xỉu.

Tình trạng rong kinh không những gây thiếu máu mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, quá trình học tập sẽ bị gián đoạn do giảm khả năng tập trung. Mặt khác, tình trạng thiếu máu sẽ dẫn tới cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển dẫn tới ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng trong giai đoạn dậy thì – giai đoạn mà trẻ có bước nhảy vọt về thể chất.

Ngoài ra, rong kinh diễn ra trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến tâm lý vì trẻ luôn phải lo sợ về tình trạng sức khỏe của mình. Thời gian sử dụng băng vệ sinh kéo dài cũng tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển gây ra viêm nhiễm vùng kín gây ra ngứa ngáy, khó chịu cho các bé gái.

Những cách điều trị rong kinh tuổi dậy thì nếu không được tiến hành trong 2 năm đầu có thể gây nên tình trạng rong kinh tái phát ở trẻ hoặc làm xuất hiện tình trạng vô sinh do buồng trứng bị rối loạn khả năng sản xuất trứng, không tạo được trứng để thụ tinh.

2. Có những nguyên nhân nào gây rong kinh tuổi dậy thì?

Nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng rong kinh ở tuổi dậy thì là do khi xuất hiện các chu kỳ đầu tiên cơ thể không chỉ phát triển về hình thể mà còn phát triển hoàn thiện bộ phận sinh dục theo hướng nữ.

Lúc này, hoạt động nội tiết của cơ thể liên quan đến quá trình này mới bắt đầu hoạt động nên chưa hoàn thiện. Hormone estrogen tăng kéo dài khiến cho buồng trứng không thể phóng noãn (trứng trưởng thành), kéo theo hormone progesterone không được tiết ra dẫn tới nội mạc tử cung không thể bong nhanh được sẽ gây ra tình trạng rong kinh.

Bình thường, tình trạng rối loạn kinh nguyệt này thường kéo dài trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, nếu xuất hiện các triệu chứng kèm theo ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, cha mẹ cũng nên đưa các bé gái tới các cơ sở y tế để các bác sĩ thực hiện những cách điều trị rong kinh tuổi dậy thì phù hợp.

Sau khi loại trừ các nguyên nhân gây nguy hiểm, bác sĩ có thể dùng thuốc để điều chỉnh nội tiết tố cho các bé gái
Sau khi loại trừ các nguyên nhân gây nguy hiểm, bác sĩ có thể dùng thuốc để điều chỉnh nội tiết tố cho các bé gái

3. Có những cách điều trị rong kinh tuổi dậy thì nào?

Khi xuất hiện tình trạng rong kinh ở tuổi dậy thì, bác sĩ sẽ tiến hành loại trừ những nguyên nhân ác tính, đặc biệt là các bệnh về máu có thể gây nên tình trạng rong kinh kéo dài như:

  • Xuất huyết giảm tiểu cầu (tình trạng tiểu cầu xuống thấp khiến máu khó đông)
  • Suy tủy (tủy xương cơ quan có trách nhiệm sản xuất tế bào máu suy giảm chức năng)
  • Bạch cầu cấp (các tế bào có hình dáng giống bạch cầu – tế bào nằm trong hệ miễn dịch, phát triển nhanh chóng lấn át các tế bào tiểu cầu khiến máu khó đông hơn),…

Sau khi loại trừ các nguyên nhân này, bác sĩ sẽ tiến hành sử dụng hormone progesterone để cân bằng với lượng hormone estrogen cao của cơ thể để giúp cân bằng nội tiết tố giúp kỳ kinh diễn ra bình thường. Ngoài ra, để giảm tình trạng kinh nguyệt chảy nhiều và kéo dài bác sĩ có thể sử dụng thuốc cầm máu hoặc thuốc co hồi tử cung để giảm nguy cơ máu chảy nhiều.

Trong trường hợp không thể điều trị bằng những biện pháp trên, bác sĩ sẽ tiến hành nạo sinh thiết (lấy tế bào ở cổ tử cung rồi gửi đến phòng thí nghiệm phân tích tính chất) để xác định nguyên nhân chính xác.

Ngoài ra, để đề phòng rong kinh cho những lần tiếp theo, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng progesterone đơn thuần hoặc phối hợp progesterone và estrogen.

4. Làm gì khi bị rong kinh tuổi dậy thì?

Trẻ bị rong kinh thường ngại nói cho bố mẹ biết, đôi khi trẻ cũng không thật sự hiểu rong kinh là gì. Vì vậy, cha mẹ nên thực sự quan tâm đến tâm lý của trẻ kết hợp với giải thích những điều cần lưu ý với trẻ.

Khi trẻ xuất hiện rong kinh, người nhà nên đưa trẻ đến chuyên khoa Sản phụ khoa để được các bác sĩ tư vấn cũng như tìm nguyên nhân kịp thời.

Song song với tìm hiểu cách điều trị rong kinh tuổi dậy thì, cha mẹ có thể tuân thủ một số gợi ý sau để giúp trẻ giảm tình trạng rong kinh:

  • Chườm ấm bụng: trong những ngày hành kinh cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ sử dụng những túi nước ấm để giảm triệu chứng hiệu quả.
  • Thực hiện chế độ ăn uống khoa học: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển kết hợp với hạn chế sử dụng chất kích thích, đảm bảo uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.
  • Thay đổi thói quen sống lành mạnh: hướng dẫn trẻ sắp xếp thời gian học tập và sinh hoạt kết hợp với các môn thể thao để tăng cường sức khỏe.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: cha mẹ hướng dẫn trẻ vệ sinh vùng kín hàng ngày sạch sẽ, đảm bảo không thụt rửa quá sâu trong âm đạo, thay băng vệ sinh thường xuyên (4-6h/lần) để tránh tạo điều kiện cho vi sinh vật gây hại phát triển.
Cha mẹ có thể hướng dẫn các bé gái cách chườm ấm bụng để giảm tình trạng đau bụng kinh
Cha mẹ có thể hướng dẫn các bé gái cách điều trị rong kinh tuổi dậy thì bằng cách chườm ấm bụng giảm đau

5. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Nếu trẻ xuất hiện những dấu hiệu sau, cha mẹ nên đưa trẻ đến các phòng khám Sản phụ khoa để được thăm khám và điều trị:

  • Ít nhất 6 tháng trở lại không hề có kinh nguyệt.
  • Thời gian chảy máu âm đạo theo chu kỳ kéo dài trên 7 ngày.
  • Máu kinh có mùi hôi.
  • Máu kinh ra nhiều khiến trẻ mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt.
  • Đau bụng dưới dữ dội, kèm theo nôn và buồn nôn.
  • Vùng kín tiết nhiều dịch có màu bất thường như xanh, đỏ, vàng hoặc có mùi hôi.
  • Sưng ngứa vùng kín.
  • Sưng đỏ vùng kín.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn kiến thức về cách điều trị rong kinh tuổi dậy thì. Ngoài việc điều trị bằng thuốc theo đơn của bác sĩ, cha mẹ cũng có thể hướng dẫn các bé gái thay đổi thói quen để cải thiện tình trạng này. Việc chăm sóc những bé gái xuất hiện rong kinh ở tuổi dậy thì có thể gây khó khăn cho cha mẹ. 

Tham gia group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh phụ khoa sôi nổi nhất nền tảng Facebook - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các chị em có vấn đề tương tự và hỏi đáp với bác sĩ
Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Chậm kinh 4 ngày có thai không?

Chậm kinh 4 ngày có thai không? Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như stress, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết.

Thông tin kiến thức
Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Cách xử lý rong kinh đau lưng hiệu quả

Rong kinh đau lưng có nguy hiểm không? Tại sao lại gặp tình trạng này? Cách xử lý như thế nào?

Thông tin kiến thức
Rau bám mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rau bám mép là một dạng của nhau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung. Triệu chứng phổ biến là chảy máu âm đạo vào nửa sau thai kỳ. 

All in one
Liên hệ