Cách dùng betadine vệ sinh sau đốt viêm lộ tuyến

Cách dùng betadine vệ sinh sau đốt viêm lộ tuyến

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Khám phá cách vệ sinh và chăm sóc sau đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung với Betadine. Cùng tìm hiểu lưu ý khi sử dụng dung dịch Betadine phụ khoa để đảm bảo phục hồi an toàn và hiệu quả.

Nhiều phụ nữ sau đốt viêm lộ tuyến có thắc mắc về việc chọn dung dịch vệ sinh nào để sử dụng, cách sử dụng cách dung dịch vệ sinh đúng cách, có nên dùng betadin vệ sinh sau đốt viêm lộ tuyến không? Hãy tìm hiểu với bài viết sau

1. Betadine phụ khoa là loại gì, dùng trong trường hợp nào?

1.1. Betadin là gì?

Betadine phụ khoa là một loại dung dịch vệ sinh phụ nữ được đánh giá cao và được nhiều chuyên gia y tế lựa chọn. Nó có khả năng làm dịu và ngăn chặn hiệu quả các tình trạng viêm nhiễm. Povidone-iodine là thành phần chủ yếu trong các sản phẩm Betadine.

Khi dùng, iod sẽ được giải phóng từ từ, tạo ra hiệu ứng diệt khuẩn, diệt virus, diệt nấm, diệt bào tử, diệt nấm men và diệt đơn bào. So với các sản phẩm chứa iod tự do, povidone-iodine vẫn giữ được hiệu ứng diệt khuẩn nhưng lại ít độc hại hơn, vì vậy nó được lựa chọn sử dụng nhiều hơn.

Bên cạnh đó, Betadine không chứa cồn hoặc oxy già (Hydro peoxit, H2O2), giúp tránh cảm giác châm chích trên da và niêm mạc. Dung dịch sát trùng âm đạo Betadine Vaginal Douche 10% là dung dịch betadin phụ khoa được sử dụng phổ biến hiện nay trên thị trường. Dùng để rửa sạch âm đạo khi điều trị viêm âm đạo do Candida, Trichomonas, nhiễm khuẩn hoặc rửa âm đạo trước khi phẫu thuật.

1.2. Betadin phụ khoa phù hợp với những ai?

Betadine cung cấp hai loại sản phẩm vệ sinh cho phụ nữ, bao gồm dung dịch vệ sinh hàng ngày và dung dịch chuyên rửa phụ khoa. Dung dịch vệ sinh hàng ngày giúp loại bỏ mùi, cung cấp độ ẩm và giảm tiết dịch âm đạo.

Dung dịch Betadine chuyên dành cho việc rửa vùng phụ khoa và được khuyến nghị sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn, trùng roi, hoặc nấm.
  • Làm sạch và khử trùng vết thương ngoài da để ngăn chặn nhiễm trùng.
  • Vệ sinh âm hộ trước khi tiến hành các thủ thuật phẫu thuật như đốt viêm lộ tuyến.

Tuy nhiên, một số trường hợp không nên sử dụng dung dịch betadin chuyên rửa phụ khoa, bao gồm:

  • Phụ nữ đang trong quá trình điều trị bằng iod hoặc sau điều trị iod.
  • Những người mắc bệnh lý tuyến giáp như bướu cổ, tăng hoặc suy giáp và các rối loạn khác liên quan đến tuyến giáp.
  • Những người có tiền sử dị ứng với povidone, iod hoặc các thành phần khác của Betadine.
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng sản phẩm này do nguy cơ iod thấm qua nhau thai và ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Phụ nữ đang cho con bú cũng cần thận trọng vì iod có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng đến tuyến giáp của trẻ sơ sinh. Trong trường hợp sử dụng iod, chị em cần theo dõi chức năng tuyến giáp của trẻ để đề phòng các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra.
Dung dịch betadin
Dùng betadin sau khi đốt viêm lộ tuyến

2. Vệ sinh như thế nào là đúng nhất sau khi đốt viêm lộ tuyến?

2.1. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một tình trạng y khoa phổ biến mà nhiều phụ nữ gặp phải. Dù bệnh có thể được điều trị hoàn toàn, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị đúng cách, nó có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như ung thư cổ tử cung và tăng nguy cơ vô sinh.

Đốt viêm lộ tuyến là một phương pháp hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến được nhiều phụ nữ ưa chuộng do tính an toàn, hiệu quả và khả năng chữa trị triệt để.

Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất và giảm thiểu biến chứng sau thủ thuật, phụ nữ cần phải biết cách chăm sóc bản thân, vệ sinh sau khi thực hiện thủ thuật đốt viêm lộ tuyến.

2.2. Vệ sinh sau khi đốt viêm lộ tuyến như thế nào là đúng?

Nếu điều trị bằng đặt thuốc: 

  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian đặt thuốc.
  • Vệ sinh vùng kín bên ngoài sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ, pH trung tính, tuyệt đối không thụt rửa vào bên trong, không sử dụng betadine để rửa hàng ngày vì betadine có tính sát khuẩn, sẽ làm ảnh hưởng đến hệ lợi khuẩn âm đạo dễ dẫn đến viêm nhiễm hơn.
  • Khám lại theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra và có hướng điều trị tiếp theo hợp lý.
  • Chế độ sinh hoạt khoa học, tránh đồ ăn cay nóng, các chất kích thích.
  • Tránh ngâm bồn, đi bơi.
  • Sử dụng thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

 Nếu điều trị bằng phương pháp đốt điện:

  • Cần kiêng quan hệ sau đốt viêm lộ tuyến 1-2 tháng.
  • Tránh hoạt động mạnh thời gian vừa đốt viêm lộ tuyến xong, mặc đồ lót khô thoáng, vệ sinh sạch sẽ.
  • Tránh thực phẩm có hại cho sức khoẻ như đồ cay nóng, chất kích thích, không nên tắm bồn, không nên đi bơi trong thời gian này vì tăng nguy cơ viêm nhiễm.
  • Khám lại theo lịch hẹn, tuân thủ lời dặn của Bác sĩ.

3. Có nên dùng betadine vệ sinh sau khi đốt viêm lộ tuyến hay không?

Sau khi đốt viêm lộ tuyến, bạn không thụt rửa bất cứ thứ gì vào trong âm đạo, dù là betadin hay nước muối. Chị em chỉ rửa ngoài bằng dung dịch vệ sinh như bình thường.

Việc thụt rửa sâu vào âm đạo sẽ dẫn tới tăng nguy cơ nhiễm khuẩn ngược dòng, dẫn tới tình trạng tăng nặng lên viêm nhiễm âm đạo và để lại những biến chứng nặng nề.

Ngoài ra, betadin còn có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Nếu thụt rửa betadin vào sâu âm đạo, các lợi khuẩn sẽ bị tiêu diệt, làm mất cân bằng hệ vi sinh vật. Điều này có thể làm bùng phát tình trạng viêm nhiễm và làm giảm tác dụng của các phương pháp điều trị viêm lộ tuyến.

Do vậy, thông thường betadin được sử dụng để vệ sinh âm đạo, cổ tử cung ngay trước khi làm thủ thuật để tránh nhiễm trùng và hạn chế trong việc sử dụng betadin hàng ngày.

4. Lưu ý khi dùng betadine

Dung dịch Betadine phụ khoa có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh phụ khoa. Tuy nhiên, việc dùng Betadine trong khoảng thời gian dài có thể khiến cơ thể tích tụ một lượng lớn iod. Điều này làm thay đổi đột ngột nồng độ osmol trong máu, mất cân bằng điện giải và có thể ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của gan, thận.

Để sử dụng Betadine một cách hiệu quả, các chị em cần chú ý một số điều sau đây: 

  • Phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú cần có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng Betadine;
  • Nếu đang trong thời kỳ kinh nguyệt, chị em phụ nữ cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dung dịch;
  • Chống chỉ định sử dụng đối với các chị em đang mắc các bệnh lý về tuyến giáp;
  • Thử nghiệm thủy ngân hay glucose trong phân hoặc nước tiểu có thể cho kết quả dương tính giả nếu bệnh nhân đang dùng Betadine phụ khoa;
  • Để xa dung dịch ngoài tầm với của trẻ.

Ngoài ra, một số trường hợp khi sử dụng Betadine phụ khoa có thể gặp phải các phản ứng dị ứng như nổi mụn đỏ, ngứa ngáy, bỏng rộp… Vì vậy, các chị em cần chú ý quan sát và theo dõi vùng kín sau khi sử dụng sản phẩm này. Nếu phát hiện ra các dấu hiệu dị ứng da hoặc triệu chứng bất thường khác, bạn cần ngưng sử dụng ngay. Trong trường hợp tình trạng dị ứng không đỡ, chị em hãy tới ngay các cơ sở y tế để điều trị kịp thời.

5. Những biểu hiện thông thường sau khi đốt viêm lộ tuyến

Đối với những người đã phục hồi sau điều trị, sau khoảng 1 – 2 tuần, họ sẽ nhận thấy những điều sau:

  • Lượng dịch tiết từ âm đạo tăng lên, thường đi kèm với sự thay đổi màu sắc rõ rệt;
  • Dịch tiết từ âm đạo thường không có mùi;
  • Lượng máu chảy ra thường rất ít, chỉ kéo dài trong vài ngày;
  • Thời gian phục hồi toàn diện thường không quá 6 – 8 tuần;
  • Chu kỳ kinh nguyệt có thể tiếp tục trong vòng 10 – 14 ngày sau khi điều trị, điều này được coi là hiện tượng kinh nguyệt bình thường.

Đây là những biểu hiện sinh lý thông thường sau khi đốt viêm lộ tuyến. Nếu vệ sinh đúng cách, các dấu hiệu trên có thể hoàn toàn biến mất mà không để lại khó chịu nào.

6. Những biểu hiện bất thường sau khi đốt viêm lộ tuyến

Bệnh nhân cần phải chú ý đến bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi điều trị đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung, bao gồm:

  • Đau bụng kéo dài: Bệnh nhân có thể cảm nhận một cảm giác khó chịu liên tục nhưng nhẹ ở phần dưới của bụng;
  • Ngứa và khó chịu ở âm đạo: Cảm giác ngứa và khó chịu ở vùng âm đạo không nên bị bỏ qua;
  • Chảy máu âm đạo bất thường: Chảy máu âm đạo quá nhiều ngay cả khi không phải trong chu kỳ kinh nguyệt;
  • Dịch tiết âm đạo có máu và mùi hôi: Mọi dịch tiết âm đạo đi kèm với máu và mùi hôi đều cần được kiểm tra sớm để xử lý;
  • Mệt mỏi và suy nhược: Cảm giác mệt mỏi, suy nhược cơ thể hoặc xuất hiện cục máu đông ở âm đạo là dấu hiệu cần được chú ý.
Cần theo dõi các triệu chứng bất thường sau đốt viêm lộ tuyến để tránh các biến chứng có thể xảy ra
Cần theo dõi các triệu chứng bất thường sau đốt viêm lộ tuyến để tránh các biến chứng có thể xảy ra

7. Lời khuyên của bác sĩ

Trong quá trình chăm sóc sau đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung, một số ý kiến cho rằng không nên sử dụng dung dịch vệ sinh mà chỉ dùng nước muối sinh lý để rửa. Đây là quan điểm là không đúng bởi vì:

  • Không sử dụng bất cứ dung dịch vệ sinh hay nước muối nào thụt rửa sâu trong âm đạo
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ để rửa bên ngoài, sử dụng nước muối không đủ tác dụng diệt vi khuẩn.

Nếu những dấu hiệu bất thường trên xuất hiện sau khi đốt viêm lộ tuyến cổ tử cung, người bệnh nên đi khám ngay để tránh các biến chứng tiềm ẩn.

Trong một số tình huống, việc nhiễm trùng có thể phát triển mạnh mẽ, không chỉ gây ảnh hưởng tới cổ tử cung mà còn lan rộng tới buồng trứng và các bộ phận sinh sản khác chỉ trong khoảng 2 – 3 ngày.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì về viêm lộ tuyến cổ tử cung, vệ sinh sau đốt viêm lộ tuyến, chăm sóc sau hoặc cần tư vấn thì hãy liên hệ Zalo phòng khám.

[block id=”7220″]

Để lại bình luận của bạn

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Điều trị phụ khoa22

    Điều trị phụ khoa

    Theo dõi thai sản22

    Theo dõi thai sản

    Hỗ trợ sinh sản22

    Hỗ trợ sinh sản

    điều trị phụ khoa222

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề bị trễ kinh 9 ngày của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/5/2024.
    Câu hỏi về vấn đề căng thẳng làm trễ kinh 1 tuần của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 23/3/2024.
    Câu hỏi về vấn đề trễ kinh khi tránh thai khẩn cấp của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 28/11/2024.
    Câu hỏi về vấn đề có thai khi trễ kinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 12/5/2024.