Cách phân biệt cường kinh và rong kinh

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Cường kinh và rong kinh là những rối loạn kinh nguyệt hay gặp ở chị em phụ nữ. Điều này khiến chị em lo lắng rất nhiều. Đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý khác, vì thế việc thăm khám và điều trị sớm là hết sức cần thiết và quan trọng.

Cường kinh và rong kinh đôi khi rất khó có thể phân biệt vì triệu chứng có thể chồng lấp nhau. Đôi khi chị em có thể gặp phải đồng thời cả hai vấn đề này. Việc mất máu nhiều có thể khiến chị em mệt mỏi và ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Chị em nên gặp bác sĩ sớm để kiểm tra sức khoẻ bởi đây có thể là biểu hiện của một số bệnh lý phụ khoa khác.

1. Rong kinh cường kinh là gì?

1.1. Rong kinh là gì?

Thời gian kéo dài của một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là khoảng 28-32 ngày, trong đó thời gian hành kinh sẽ rơi vào khoảng 3-5 ngày. Với chu kỳ kinh nguyệt bình thường, máu kinh sẽ chứa nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc tử cung, âm đạo cùng với một lượng vi khuẩn có trong âm đạo của người phụ nữ.

Khi thời gian hành kinh kéo dài trên 7 ngày sẽ được gọi là rong kinh. Cường kinh và rong kinh thường rất dễ nhầm lẫn với nhau. Đôi khi lại cùng xuất hiện làm nặng thêm tình trạng bệnh.

Khi người bệnh gặp phải đồng thời cường kinh và rong kinh trong thời gian dài có thể gặp phải tình trạng mệt mỏi, thở khó khăn hay có thể có những triệu chứng của tình trạng thiếu máu.

Rong kinh là tình trạng hành kinh kéo dài trên 7 ngày
Rong kinh là tình trạng hành kinh kéo dài trên 7 ngày

1.2. Cường kinh là gì?

Tình trạng cường kinh được định nghĩa là khi kinh nguyệt ra nhiều hoặc ra kéo dài, lượng máu mất đi trong chu kỳ kinh lớn hơn 80ml. Những vấn đề bạn có thể xuất hiện khi gặp phải tình trạng cường kinh thường là:

  • Phải thay băng vệ sinh với tần suất nhiều hơn bình thường
  • Cần phải sử dụng băng vệ sinh với kích thước lớn hơn
  • Xuất hiện các cục máu đông lơn (>2,5cm)

Nếu bạn gặp phải đồng thời cường kinh và rong kinh thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ, có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, nguy cơ thiếu máu cao. Đôi khi có thể bị chuột rút và phiền toái về việc phải thay băng vệ sinh thường xuyên.

2. Nguyên nhân gây rong kinh cường kinh

Để có thể hiểu và phân biệt rong kinh cường kinh, hãy cùng nhau tìm hiểu xem nguyên nhân của cường kinh và rong kinh là gì, từ đó có những góc nhìn toàn diện hơn về hai vấn đề trên.

2.1. Rong kinh

Hiện nay, có nhiều người chia nguyên nhân rong kinh theo nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, nguyên nhân của rong kinh thường được chia thành hai loại chính là: Rong kinh cơ năng và Rong kinh do nguyên nhân thực thể.

  • Rong kinh cơ năng: Đây là trường hợp thường gặp trong giai đoạn đầu của thời kỳ dậy thì và giai đoạn cuối của tiền mãn kinh. Nguyên nhân đó là do nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ thay đổi, dẫn đến tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và lượng máu kinh ra nhiều hơn. Đôi khi tình trạng này có thể đi kèm với nhau, đặc biệt hay gặp hơn ở những chị em trước đó đã có một vòng kinh dài bất thường.
  • Rong kinh do nguyên nhân thực thể: Tình trạng rong kinh xảy ra do chị em gặp phải những vấn đề ở buồng trứng hay tử cung như: u xơ tử cung, buồng trứng đa nang, polyp buồng tử cung, viêm nội mạc tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư nguyên bào nuôi,…

Ngoài ra, rong kinh có thể do một số nguyên nhân khác, thuốc tránh thai nói chung và điển hình là thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra tình trạng rong kinh

Tình trạng rong kinh ở tuổi dậy thì đôi khi có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, nếu rong kinh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng sinh hoạt thì có thể chị em đang gặp phải đồng thời tình trạng cường kinh và rong kinh. Lúc đó hãy đi khám sớm nhất để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của bản thân.

2.2. Cường kinh

Có một số nguyên nhân gây ra đồng thời cường kinh và rong kinh. Khi đó, chị em có thể có nhiều biểu hiện về sức khoẻ khác nhau. Tình trạng mất máu kéo dài có thể khiến chị em mệt mỏi, giảm chất lượng cuộc sống rất nhiều. Những nguyên nhân gây cường kinh có thể kể đến đó là:

  • Mất cân bằng hormone: tình trạng cường kinh hay gặp ở phụ nữ tuổi vị thành niên và tuổi mãn kinh do lượng hormone trong cơ thể dao động nhiều.
    • Polyp phát triển từ nội mạc tử cung: đây là nguyên nhân gây cường kinh khá thường gặp và thường không phải là ác tính
    • U xơ tử cung: Tình trạng gặp phải do một số bất thường về hormone estrogen. Khi điều trị được u xơ tử cung cũng sẽ loại bỏ được vấn đề cường kinh của người bệnh.
    • Lupus: Đây là một bệnh tự miễn, tác động lên nhiều cơ quan, bộ phận của cơ thể. Một trong số đó chính là tình trạng cường kinh.
    • Bệnh viêm tiểu khung: khi gặp phải tình trạng bệnh này, chị em sẽ rất dễ có triệu chứng cường kinh.
    • Bệnh ung thư cổ tử cung: bệnh xuất hiện do sự phát triển không kiểm soát của các tế bào cổ tử cung và gây tổn thương cả những bộ phận lành của cơ thể. Tiêu biểu trong các biểu hiện của bệnh chính là tình trạng cường kinh.
  • Ung thư nội mạc tử cung
  • Một số nguyên nhân khác: sử dụng dụng cụ tử cung, một số bệnh gây chảy máu,…

Khi cơ thể chị em xuất hiện tình trạng cường kinh có thể là biểu hiện gián tiếp của một bệnh lý nguy hiểm nào đó. Vì vậy, việc nên làm đó là tìm khám ở một địa chỉ uy tín và điều trị kịp thời để tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Hơn nữa, nếu đồng thời gặp phải cường kinh và rong kinh thì càng nên đi khám để đảm bảo an toàn.

Rối loạn cân bằng hormone là một nguyên nhân gây ra tình trạng cường kinh
Rối loạn cân bằng hormone là một nguyên nhân gây ra tình trạng cường kinh

3. Phân biệt cường kinh và rong kinh

Việc phân biệt rong kinh cường kinh đôi khi gặp rất nhiều khó khăn bởi các triệu chứng có thể chồng lấp với nhau. Đặc biệt hơn là người bệnh có thể gặp đồng thời cả cường kinh và rong kinh. Một số lưu ý chị em có thể dựa vào để phân biệt hai tình trạng trên đó là:

  • Khi gặp phải cường kinh tức là lượng máu kinh gia tăng nhiều trong suốt những ngày hành kinh
  • Đối với rong kinh là số lượng ngày hành kinh kéo dài trên 7 ngày. Lượng máu ở mỗi ngày hành kinh thường ở mức bình thường
  • Đặc biệt, nếu chị em vừa gặp phải tình trạng máu kinh nguyệt ra nhiều kèm theo cả hành kinh kéo dài trên 7 ngày, thì khả năng cao chị em đang mắc đồng thời cả hai tình trạng trên.

Để phân biệt rong kinh cường kinh, chị em cần chú ý quan sát kỹ chu kỳ hành kinh của mình để có thể đưa ra nhận định chính xác. Tuy nhiên dù là cường kinh và hành kinh thì chị em cũng nên đi thăm khám ngay để đảm bảo rằng cơ thể đang không gặp phải vấn đề gì bất thường nặng nề cũng như nếu có thì được điều trị sớm nhất tránh những tai biến không đáng có và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

4. Cách phòng ngừa khi bị rong kinh, cường kinh

4.1. Rong kinh

Khi gặp phải tình trạng rong kinh, chắc hẳn sẽ khiến chị em vô cùng lo lắng và tự hỏi bản thân nên làm gì. Một số biện pháp chị em có thể áp dụng để phòng ngừa tình trạng rong kinh đó là:

  • Điều chỉnh lối sống khoa học: Nghỉ ngơi và tránh hoạt động quá sức, giữ cho tinh thần vui vẻ sảng khoái, ăn ngủ giờ giấc và vệ sinh sạch sẽ,…
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý: Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp cơ thể có sức đề kháng tốt hơn cũng như có sức khỏe tốt, từ đố giảm thiểu nguy gặp phải các bệnh lý không mong muốn.
  • Thăm khám với bác sĩ phụ khoa: Đây là vấn đề hết sức cần thiết nhằm giúp phân biệt rong kinh cường kinh cũng như tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Bên cạnh đó, lúc đó bác sĩ sẽ tư vấn và có biện pháp hiệu quả để giúp chị em giải quyết được tình trạng này triệt để và tránh được những biến chứng ko cần thiết.

Việc thăm khám và điều trị giúp chị em xác định được chính xác tình trạng cường kinh và rong kinh cũng như có những biện pháp điều trị thích hợp để giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khoẻ. 

Thăm khám giúp định hướng chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng bệnh
Thăm khám giúp định hướng chẩn đoán và điều trị sớm tình trạng bệnh

4.2. Cường kinh

Vấn đề cường kinh và rong kinh luôn là những vấn đề nhức nhối đối với nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên tình trạng cường kinh có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nhiều hơn do mất lượng máu nhiều. Sau đây là một số phương pháp giúp hạn chế chứng cường kinh ở phụ nữ:

  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, lành mạnh: Ăn uống đủ chất, bổ sinh nhiều thực phẩm lành mạnh, tránh những thực phẩm không tốt cho sức khoẻ như: đồ ăn nhanh, dầu mỡ, chất kích thích. Đồng thời nên ngủ nghỉ đúng giờ giấc và tránh căng thẳng mệt mỏi.
  • Tập luyện thể thao vừa sức và đều đặn: Nên ưu tiên vận động nhẹ nhàng như yoga, đi bộ hằng ngày, luyện tập vừa sức và tránh lao động nặng trong những ngày hành kinh.
  • Vệ sinh vùng kín và cơ thể: Phải chú ý vệ sinh cơ thể và vùng kín sạch sẽ, đặc biệt là trong ngày đèn đỏ. Nên sử dụng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ và thay băng thường xuyên.
  • Khám phụ khoa định kỳ hoặc ngay khi gặp phải các vấn đề bất thường.

Cường kinh và rong kinh đều là những rối loạn kinh nguyệt của chị em phụ nữ. Nếu gặp phải tình trạng này, chị em nên cân nhắc đi thăm khám để được bác sĩ theo dõi tình trạng sức khoẻ. Tất cả chị em không nên chủ quan bới có thể đây là biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm.

5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?

5.1. Rong kinh

Khi nào bị rong kinh thì phải đi khám bác sĩ là câu hỏi của nhiều chị em đặt ra. Trước tiên, chị em cần phân biệt rong kinh cường kinh trước, sau đó tuỳ vào nguyên nhân của rong kinh là nguyên nhân cơ năng hay thực thể sẽ có những thái độ xử trí khác nhau.

  • Rong kinh cơ năng: Mặc dù rong kinh cơ năng không gây ảnh hưởng đến tính mạng nhưng mất máu nhiều khiến chị em rất mệt mỏi và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống rất nhiều. Chính vì thế, ngoài việc điều chỉnh lối sống, chị em nên thăm khám bác sĩ để có thể xác định được vấn đề và nghe những tư vấn cụ thể từ bác sĩ.
  • Rong kinh do nguyên nhân thực thể: Lúc này, chị em chắc chắn phải đi thăm khám, bởi đây không phải là tình trạng bệnh đơn thuần. Chị em buộc phải điều trị những vấn đề đang gặp phải để có thể ngăn được vấn đề rong kinh của mình.

Khi cơ thể đột ngột xuất hiện bất kỳ một vấn đề gì bất thường, chị em đều nên tìm hiểu xem nguyên nhân của tình trạng đó là do đâu. Từ đó, chị em yên tâm hơn cũng như có những điều trị sớm nhất tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản sau này.

5.2. Cường kinh

Cường kinh và rong kinh đôi khi sẽ có những triệu chứng chồng lấp nhau, thậm chí là đi cùng với nhau. Vì thế đôi khi điều trị thường sẽ cần phải điều trị cả hai vấn đề trên. Tuy nhiên, cường kinh thường sẽ có những triệu chứng nặng nề hơn bởi có thể là nguyên nhân của một vấn đề tiềm ẩn khác. Để đảm bảo an toàn, chị em nên đi thăm khám ngay khi gặp phải các triệu chứng như:

  • Số lượng máu chảy rất nhiều khiến chị em phải thay băng vệ sinh hằng giờ
  • Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn liên tục qua nhiều tháng liên tiếp
  • Chu kỳ kinh nguyệt cách nhau kéo dài trên 3 tháng
  • Gặp phải tình trạng chảy máu trong và sau khi quan hệ tình dục
Chị em nên đi khám ngay nếu số lượng máu âm đạo quá nhiều
Chị em nên đi khám ngay nếu số lượng máu âm đạo quá nhiều

Cường kinh đôi khi có thể là một biểu hiện của những bệnh lý nguy hiểm. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này, chị em không nên chủ quan mà phải thăm khám sớm nhất để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là khả năng sinh sản.

Tóm lại, cường kinh và rong kinh là những rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Đây có thể là nguyên nhân của một số bệnh lý nguy hiểm của cơ thể. Vì thế, chị em không nên chủ quan lơ là điều trị. Đôi khi, chị em có thể đồng thời gặp phải cả hai vấn đề dẫn đến việc phân biệt rong kinh cường kinh có đôi chút khó khăn.

Khi gặp phải tình trạng này, chị em nên thăm khám sớm  nhất có thể để được tư vấn cụ thể từ bác sĩ cũng như có những biện pháp điều trị sớm tránh những biến chứng không cần thiết.

Hy vọng bài viết vừa rồi giúp chị em hiểu được vấn đề của cường kinh và rong kinh cũng như có những thái độ xử trí phù hợp khi gặp phải tình trạng trên. Nếu chị em đang gặp phải tình trạng trên, hãy liên hệ ngay tại đây để được các bác sĩ thăm khám và điều trị nhé.

Tham gia group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh phụ khoa sôi nổi nhất nền tảng Facebook - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các chị em có vấn đề tương tự và hỏi đáp với bác sĩ
Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

Thông tin kiến thức
Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

All in one
Liên hệ