Cấy que tránh thai bị rong kinh: Phải làm sao?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Rong kinh là một tác dụng phụ thường gặp sau cấy que tránh thai. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin và cách xử trí khi gặp tình huống này.

Nhiều chị em sau khi cấy que tránh thai bị rong kinh gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng sống. Một ca bệnh về trường hợp này dưới đây sẽ cung cấp các kiến thức giúp ích cho các chị em.

1. Ca bệnh cấy que tránh thai xong bị rong kinh

Vào ngày 6/6/2023, Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa tiếp nhận một bệnh nhân là chị Nguyễn T.N, 36 tuổi, đến khám vì lý do rong kinh sau cấy que tránh thai.

Tiền sử bệnh nhân PARA 2002 (2 lần đẻ thường). Kinh nguyệt của bệnh nhân trước đây kinh đều nhưng cách đây khoảng 1 năm chị có 2 lần băng kinh, thiếu máu, phải nhập viện truyền khối hồng cầu. Sau đó bệnh nhân được chỉ định cấy que tránh thai để điều trị băng kinh vào tháng 11/2022. Sau cấy que tránh thai bệnh nhân bị rong kinh.

Sau quá trình thăm khám và tìm hiểu về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, đã phát hiện một số dấu hiệu và triệu chứng sau đây:

  • Hội chứng thiếu máu (+): da niêm mạc nhợt
  • Âm hộ: không có dấu hiệu bất thường
  • Âm đạo: có ít dịch nâu
  • Cổ tử cung: có 1 tia máu, nhiều nang Naboth

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan đã chỉ định làm xét nghiệm công thức máu để xác định mức độ thiếu máu cho bệnh nhân.

2. Kế hoạch điều trị rong kinh

Qua quá trình hỏi và khám bệnh cùng với thực hiện các xét nghiệm bổ trợ, bác sĩ chẩn đoán cho chị N.: Rong kinh sau cấy que tránh thai – Thiếu máu mức độ nhẹ

Từ đó bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể cho chị là:

  • Dùng thuốc nội tiết để điều trị với mục đích cầm máu và tạo vòng kinh mới
  • Bổ sung sắt hỗ trợ tình trạng thiếu máu của bệnh nhân
Bổ sung sắt cho bệnh nhân rong kinh
Bổ sung sắt cho bệnh nhân rong kinh

Kết quả điều trị sau nhiều đợt trong 1.5 năm cấy que: chị N. dùng thuốc nội tiết sẽ hết rong nhưng bất cứ khi nào bệnh nhân được ngừng thuốc thì rong kinh lại quay trở lại.

3. Những điều cần lưu ý

3.1. Bàn luận về ca bệnh

Việc sử dụng thuốc nội tiết như một phương pháp tránh thai có thể mang lại hiệu quả cao nếu sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách hoặc quên thuốc có thể gây ra rối loạn trong chu kỳ kinh nguyệt. Chính vì vậy, nhiều bác sĩ đã lựa chọn phương pháp đặt vòng nội tiết hoặc cấy que tránh thai để hạn chế những tác dụng phụ do quên thuốc gây ra.

Tuy nhiên, một tác dụng phụ hay gặp ở phương pháp cấy que này là nhiều trường hợp cấy que tránh thai xong bị rong kinh. Tuy nhiên, đa phần kinh nguyệt của chị em sẽ ổn định trở lại sau vài kỳ.

Trường hợp ít gặp hơn là một số bệnh nhân sau cấy que điều trị mà không hết rong kinh, điển hình như ca bệnh này, các bác sĩ sẽ cân nhắc tháo que. Bệnh nhân cấy que để tránh bất tiện khi sử dụng thuốc uống, nhưng sau cấy que bệnh nhân vẫn bị rong và vẫn cần phải nhớ thuốc nội tiết hàng ngày.

3.2. Bị rong kinh sau khi cấy que tránh thai có nguy hiểm không?

Cấy que tránh thai xong bị rong kinh có thể tác động không tốt tới sức khỏe cũng như đời sống của các chị em như:

  • Về sức khỏe: rong kinh kéo dài có thể gây ra mất máu lớn, dẫn đến tình trạng thiếu máu từ nhẹ đến nặng, tùy thuộc vào mức độ và thời gian của chu kỳ kinh nguyệt. Do thiếu máu mà chị em hay cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, da dẻ xanh xao và cơ thể thiếu sức sống
  • Về tâm lý: điều này còn ảnh hưởng rất lớn tới việc chăn gối vợ chồng, gây bất tiện trong sinh hoạt vì có thể gây ngứa vùng kín hoặc phải thay băng nhiều lần trong ngày,… làm chị em stress, dễ trở nên khó chịu và cáu gắt hơn

3.3. Cấy que tránh thai bị rong kinh phải làm sao?

Tỷ lệ phụ nữ bị rong kinh sau cấy que tránh thai là không nhỏ, nhưng đa phần thời gian kéo dài không quá 6 tháng với lượng máu kinh không nhiều.

Do đó, chị em đừng quá lo lắng mà thay vào đó hãy tập trung thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh hơn như xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ các nhóm chất, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế stress và áp lực,… Từ đó nội tiết tố sẽ nhanh chóng cân bằng lại, tình trạng sẽ chấm dứt và đời sống của chị em sẽ quay trở lại như ban đầu.

Cấy que tránh thai bị rong kinh
Cấy que tránh thai bị rong kinh

Tuy nhiên, trong trường hợp  bị rong kinh kéo dài hơn 6 tháng hoặc máu kinh ra ồ ạt và không tự ngừng được, chị em cần tới ngay cơ sở y tế để được bác sĩ khám và điều trị trước khi xảy ra các biến chứng không mong muốn.

3.4. Lời dặn từ bác sĩ

Rong kinh sau cấy que tránh thai có thể là tác dụng phụ liên quan tới việc điều hòa lại nội tiết tố trong cơ thể. Nhưng nếu rong kinh kéo dài hoặc số lượng máu kinh lớn thì chị em không nên chủ quan mà cần đi khám để được chăm sóc và xử trí sớm.

Do vậy, nếu bất kỳ biểu hiện nào của kinh nguyệt kéo dài, sau cấy que xuất hiện, việc tìm kiếm một cơ sở y tế với các chuyên gia giàu kinh nghiệm là rất quan trọng để đảm bảo việc điều trị được thực hiện một cách hiệu quả nhất.

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Phân tích ca bệnh
    Điều trị rong kinh kéo dài như thế nào?

    Rong kinh kéo dài là tình trạng chảy máu âm đạo kéo dài khiến nhiều chị em lo lắng và tự ti. Hãy cùng nhau tìm hiểu về bệnh và phương pháp có thể điều trị nhé.

    Phân tích ca bệnh
    Sau điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung có thai tự nhiên!

    Mang thai sau điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung là vấn đề nhiều chị em lo lắng. Tuy nhiên sau điều trị, chị em hoàn toàn có thể mang thai bình thường.

    Phân tích ca bệnh
    Viêm âm đạo do tạp khuẩn – Loét âm hộ & cổ tử cung do Herpes

    Viêm âm đạo là vấn đề khó chịu mà nhiều chị em gặp phải làm giảm chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, điều trị đúng có thể dứt điểm bệnh mà không tốn nhiều chi phí.

    Phân tích ca bệnh
    Hậu quả của nhầm lẫn gai sinh dục và sùi mào gà

    Gai sinh dục và sùi mào gà là những bệnh có biểu hiện rất giống nhau. Tuy nhiên, bản chất và ảnh hưởng của hai bệnh lại trái ngược nhau hoàn toàn.

    All in one
    Liên hệ