Chậm kinh 2 tháng: Nguyên nhân và cách xử lý

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Khi bị chậm kinh 2 tháng, nhiều chị em cảm thấy lo lắng không biết mình có đang gặp vấn đề về sức khỏe sinh sản. Nếu gặp tình trạng này, chị em cần làm gì?

Kinh nguyệt ở nữ giới luôn mang tính chất chu kỳ. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp chị em bị chậm kinh 2 tháng. Vậy chị em cần làm gì khi gặp tình trạng này?

1. Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ này đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo, thường kéo dài từ 28 đến 30 ngày. Tuy nhiên, độ dài của chu kỳ này có thể thay đổi ở mỗi người, thông thường chu kỳ kinh dao động từ 2 đến 7 ngày.

Chậm kinh là một biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ. Chậm kinh xảy ra khi đến thời điểm dự kiến của chu kỳ kinh mà vẫn không xuất hiện kinh nguyệt. Nếu quá 35 ngày tính từ ngày bắt đầu của chu kỳ kinh gần nhất mà vẫn không thấy kinh nguyệt, thì được coi là trễ kinh.

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 28 đến 30 ngày
Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 28 đến 30 ngày

2. Lý do chậm kinh

Chậm kinh 2 tháng có nghĩa là trong 2 chu kỳ liên tiếp, bạn không có kinh nguyệt. Nguyên nhân gây ra tình trạng này khá đa dạng và phức tạp. Nếu bạn đã có quan hệ tình dục, việc đầu tiên bạn cần suy nghĩ đến khi chậm kinh là nguy cơ mang thai.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này có thể do các yếu tố nội tiết và các vấn đề liên quan đến hệ sinh sản như:

Tuy nhiên, nguyên nhân thường liên quan đến các yếu tố nội tiết nhiều hơn. Các yếu tố này có thể bao gồm:

  • Stress và mệt mỏi: Stress có thể làm tăng hormone cortisol, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của bạn và gây chậm kinh.
  • Sụt cân: Sự giảm cân quá mức hoặc các vấn đề về cân nặng có thể dẫn đến chậm kinh do cơ thể không có đủ mỡ để hỗ trợ quá trình rụng trứng.
  • Tập luyện thể thao quá mức: Cường độ tập luyện lớn có thể làm giảm lượng estrogen, gây ra rối loạn kinh nguyệt.
  • Tăng cân: Sự tăng cân đột ngột có thể làm tăng sản xuất estrogen và gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Ngoài ra, việc sử dụng thuốc (như kháng sinh, thuốc tránh thai), thiếu ngủ, sử dụng các chất kích thích, thay đổi môi trường sống, và các vấn đề liên quan đến sức khỏe như bệnh tuyến giáp, tiểu đường cũng có thể gây ra tình trạng trễ kinh 2 tháng.

Chậm kinh có thể các vấn đề liên quan đến buồng trứng
Chậm kinh có thể các vấn đề liên quan đến buồng trứng

3. Chậm kinh 2 tháng có sao không?

Kỳ kinh nguyệt ở chị em có thể bị biến đổi do nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm thời gian, tuổi tác, tình trạng ngoại cảnh, việc sử dụng thuốc, và chế độ ăn uống. Chậm kinh 2 tháng và sau đó kỳ kinh trở lại bình thường, đây có thể chỉ là một sự rối loạn tạm thời.

Tuy nhiên, nếu mất kinh trong 2 tháng tái diễn sau khi có chu kỳ kinh trở lại trong 1 tháng, và kèm theo các biểu hiện như đau đầu, thay đổi thị lực, buồn nôn, sốt, rụng tóc, tiết dịch hoặc sữa từ núm vú, và tăng lượng lông, thì bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và đánh giá nguyên nhân.

Nếu nguyên nhân từ các vấn đề phụ khoa, có thể ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và chất lượng trứng, gây ra tình trạng không kinh nguyệt kéo dài. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và có thể dẫn đến vô sinh.

Ngoài ra, trễ kinh 2 tháng cũng có thể gây lo lắng và ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh, gây ra tâm trạng bất ổn và căng thẳng. Bên cạnh đó, nó cũng có thể kèm theo các triệu chứng không thoải mái như đau rát khi quan hệ, chảy máu âm đạo không bình thường, giảm ham muốn tình dục.

4. Cách điều trị trễ kinh 2 tháng

Các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể và mức độ nghiêm trọng của trạng thái chậm kinh.

Đối với trường hợp chậm kinh do các yếu tố thông thường như căng thẳng, mệt mỏi, hoặc chế độ sinh hoạt không cân đối, các bác sĩ sẽ tư vấn bạn thực hiện các chương trình tập luyện đều đặn hoặc kết hợp với việc sử dụng một số loại thuốc để điều hòa nội tiết.

Trong trường hợp nguyên nhân do các vấn đề phụ khoa, bác sĩ có thể kê các loại thuốc uống hoặc thuốc đặc có tác dụng chống viêm và điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giúp ổn định nội tiết tố nữ.

Nếu chậm kinh 2 tháng do các bệnh lý phức tạp trong vùng phụ khoa hoặc tử cung, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị chuyên sâu như phương pháp Oxygen O3, phương pháp Dao – Leep, hoặc sử dụng công nghệ chiếu sóng viba. Những phương pháp điều trị này có thể giúp làm lành tổn thương và ổn định chu kỳ kinh nguyệt, bảo vệ chức năng sinh dục của phụ nữ.

Trong trường hợp trễ kinh do người bệnh mang thai, bác sĩ sẽ thăm khám và dựa vào mong muốn của bạn về việc giữ thai hay không để đưa ra các tư vấn phù hợp. Nếu bạn quyết định không muốn giữ thai, bác sĩ sẽ hỗ trợ bạn trong quá trình phá thai một cách an toàn và không gây tổn thương cho tử cung.

5. Làm gì khi bị trễ kinh 2 tháng?

Có một số giải pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng chậm kinh 2 tháng:

  • Chế độ sinh hoạt và ngủ nghỉ hợp lý: Bạn cần đảm bảo có một chế độ sinh hoạt lành mạnh và đủ giấc ngủ mỗi ngày. Tập luyện thể thao đều đặn và tránh căng thẳng cũng rất quan trọng để duy trì một chu kỳ kinh nguyệt bình thường.
  • Bữa ăn dinh dưỡng: Bạn nên bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ các loại thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin, như trái cây, rau củ, giúp cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể và giảm nguy cơ rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Hạn chế đồ ăn không lành mạnh: Bạn cần tránh thức ăn nhanh và đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ, cũng như các chất kích thích như rượu, thuốc lá, và cà phê, vì chúng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Vệ sinh cá nhân hàng ngày: Bạn nên dùng các sản phẩm vệ sinh phù hợp và vệ sinh thân thể sạch sẽ hàng ngày để ngăn ngừa các bệnh phụ khoa không mong muốn.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Bạn nên sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục để ngăn chặn các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản và nguy cơ lây nhiễm.
  • Thăm khám định kỳ: Điều này giúp bạn nắm bắt rõ tình trạng sức khỏe của mình và nhận được sự tư vấn và điều trị phù hợp từ các chuyên gia y tế.
Bạn nên thăm khám phụ khoa định kỳ khi bị trễ kinh
Bạn nên thăm khám phụ khoa định kỳ khi bị trễ kinh

6. Lời khuyên của bác sĩ

Chậm kinh 2 tháng có thể gây ra tác động đáng kể đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh, bởi vì nguyên nhân của nó có thể là do các vấn đề bệnh lý và sinh lý. Một số tác động của việc trễ kinh như sự hoang mang và lo lắng, ảnh hưởng đến quá trình trứng chín và rụng trứng, và tăng nguy cơ về vô sinh hoặc hiếm muộn ở phụ nữ.

BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương khuyên bạn nên sớm đến một cơ sở y tế uy tín để được khám và xác định nguyên nhân một cách chính xác. Điều này giúp bạn có thể nhận được điều trị kịp thời và hiệu quả.

Ngoài ra, để giữ tâm trạng và sức khỏe tốt, bạn cần chú ý đến việc giảm căng thẳng và stress tinh thần, xây dựng một chế độ làm việc, ngủ đủ giấc, và ăn uống lành mạnh và cân đối. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc để điều trị trễ kinh 2 tháng, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên gia. Liên hệ tới phòng khám BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy – Nguyên phó khóa phụ 2, BV Phụ sản Trung Ương để được tư vấn chi tiết tại đây.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ