Chậm kinh ở tuổi dậy thì có sao không – cho tuổi teen

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Chậm kinh ở tuổi dậy thì là một trong những vấn đề khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Cùng tìm hiểu về việc chậm kinh ở tuổi teen qua bài viết dưới đây.

Chậm kinh ở tuổi dậy thì là vấn đề được nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Do lứa tuổi này chứng kiến những sự thay đổi vượt bậc về thể chất cũng như chức năng hệ thống sinh dục của cơ thể. Tìm hiểu hiện tượng chậm kinh ở lứa tuổi teen qua bài viết sau.

1. Hiểu đúng về hiện tượng rối loạn kinh nguyệt tuổi dậy thì

Trước khi tìm hiểu về chậm kinh ở tuổi dậy thì, chúng ta cần hiểu được rối loạn kinh nguyệt là gì? Tử cung là cơ quan có hình quả lê. Đây là bộ phận quan trọng trong hệ thống sinh dục của nữ giới, chịu trách nhiệm điều tiết máu mỗi chu kỳ kinh nguyệt. Quá trình này thường bắt đầu từ năm 12 tuổi và xuất hiện mang tính chu kỳ. Tuy nhiên, nhiều bé gái có thể xuất hiện kinh nguyệt ở từ lúc 8 tuổi nhưng có thể đến tuổi 16 lần hành kinh đầu tiên mới xuất hiện.

Một số đặc điểm của chu kỳ kinh nguyệt bình thường là:

  • Khoảng cách giữa hai chu kỳ kinh dao động từ 24-38 ngày.
  • Thời gian hành kinh (thời gian máu kinh chảy) kéo dài từ 3-5 ngày.
  • Lượng máu kinh mất từ 50-80ml.

Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì là tình trạng xuất hiện bất cứ điểm bất thường nào liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Cụ thể là:

  • Số ngày hành kinh ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường.
  • Khoảng cách giữa hai chu kỳ kinh nguyệt ngắn hơn hoặc dài hơn bình thường.
  • Lượng máu kinh quá nhiều hoặc quá ít.
Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề thường gặp ở các bé gái
Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề thường gặp ở các bé gái

2. Nguyên nhân gây chậm kinh ở tuổi dậy thì

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm kinh ở tuổi dậy thì như:

  • Hệ thống sinh dục hoạt động chưa ổn định: khi mới bắt đầu hành kinh, hệ thống cơ quan sinh dục – sinh sản vẫn đang trong quá trình hoàn thiện. Vì vậy trục hormone chi phối hoạt động sinh dục còn chưa ổn định. Điều này khiến cho chức năng phóng noãn (trứng trưởng thành) của buồng trứng (dự trữ trứng – tạo ra 1 trứng đủ điều kiện thụ tinh mỗi chu kỳ kinh nguyệt) chưa hoàn thiện. Chính nguyên nhân này khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn.
  • Tâm lý bất ổn: độ tuổi này chứng kiến những thay đổi về tâm sinh lý rất lớn của các bé gái. Không chỉ chuyện gia đình hay học hành thi cử mà tâm lý còn chịu chi phối rất lớn bởi yếu tố tình cảm. Những vấn đề này sẽ tác động không nhỏ đến chu kỳ kinh nguyệt của các bạn gái.
  • Chế độ sinh hoạt chưa hợp lý: những thói quen xuất như thức khuya, ngủ muộn, ăn uống không đủ chất cũng gây ảnh hưởng đến những bé gái trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bệnh lý: thường ít gặp ở tuổi dậy thì. Tuy nhiên, một số bệnh lý cũng có thể gây nên tình trạng kinh nguyệt không đều như viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lý về tử cung, buồng trứng, bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân gây ra trễ kinh
Rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân gây ra trễ kinh

3. Chậm kinh ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?

Theo ghi nhận, trong khoảng 1-2 năm đầu của tuổi dậy thì, các bạn nữ thường xuất hiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt. Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là do rối loạn phóng noãn và hormone gây ra (chiếm tới 70%). Phụ huynh cũng như các bé gái không cần lo lắng nếu xuất phát tình trạng chậm kinh do đây có thể là hiện tượng sinh lý trong giai đoạn đầu của tuổi dậy thì.

Tuy nhiên, nếu chậm kinh ở tuổi dậy thì kéo dài kèm những dấu hiệu sau, phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:

  • Đau bụng dưới dữ dội.
  • Máu kinh có cục, mùi hôi hoặc màu sắc bất thường.
  • Hoa mắt chóng mặt.
  • Ngất xỉu.

4. Cách điều trị chậm kinh ở tuổi dậy thì

Điều trị chậm kinh ở tuổi dậy thì chủ yếu dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt này cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Vì nguyên nhân dẫn đến rối loạn kinh nguyệt chủ yếu là do rối loạn hormone nên điều trị chủ yếu hướng tới điều hòa sự ổn định của hormone sinh dục trong cơ thể.

Một số phương pháp điều trị thường được sử dụng là:

  • Thuốc tránh thai hàng ngày: các loại thuốc tránh thai được nghiên cứu có liều lượng hormone ngoại sinh phù hợp để điều chỉnh vòng kinh theo hướng bình thường. Việc điều trị bằng thuốc trên cũng không ảnh hưởng đến việc sinh con sau này.
  • Bổ sung hormone oxytocin: đây là hormone giúp co tử cung. Việc làm này giúp việc tống xuất máu kinh hiệu quả, tránh tình trạng chu kỳ kinh nguyệt kéo dài.
  • Thuốc giảm đau: một số thuốc giảm đau như ibuprofen có tác dụng giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt, nâng cao chất lượng cuộc sống. 

5. Cách điều hoà kinh nguyệt tuổi dậy thì

Để giảm tình trạng chậm kinh ở tuổi dậy thì, ngoài việc sử dụng thuốc, các bạn nữ cần phải xây dựng những thói quen sinh hoạt phù hợp như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển của cơ thể để chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hơn. Ngoài ra, các bạn gái cũng nên bổ sung nhiều rau xanh và hoa quả, hạn chế những đồ cay nóng hay các chất kích thích gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể.
  • Không thức khuya: thức khuya sẽ gây rối loạn nội tiết tố ảnh hưởng tới quá trình rụng trứng của cơ thể.
  • Rèn luyện thể dục thể thao: chăm chỉ tập luyện thể dục thể thao giúp tăng lưu thông máu, cân bằng nội tiết tố, tăng cường hệ miễn dịch giảm thiểu tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
  • Nghỉ ngơi đúng cách: hạn chế căng thẳng để tránh ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ: các bé gái nên làm quen với việc vệ sinh vùng kín hàng ngày đúng cách để tránh ảnh hưởng không tốt tới bộ phận sinh dục.
Các bé gái nên ghi chép cẩn thận ngày kinh của bản thân
Các bé gái nên ghi chép cẩn thận ngày kinh của bản thân

6. Làm gì khi bị chậm kinh ở tuổi dậy thì

Khi xuất hiện tình trạng chậm kinh ở tuổi dậy thì, các bé gái nên:

  • Ghi chép lại thời gian diễn ra chu kỳ kinh nguyệt và báo cho cha mẹ biết về những sự bất thường này.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng việc vệ sinh hàng ngày bằng nước sạch, lựa chọn quần lót sạch sẽ, thay băng vệ sinh thường xuyên.
  • Tránh căng thẳng, thường xuyên dành thời gian thư giãn.
  • Nếu thấy bất cứ đặc điểm bất thường nào đã đề cập ở trên, các bé gái nên thông báo với cha mẹ để được đưa đến các cơ sở y tế chuyên Phụ khoa kịp thời.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn thông tin về chậm kinh ở tuổi dậy thì. Mặc dù đây là tình trạng có thể gặp ở các bé gái nhưng cha mẹ cũng nên quan tâm, đồng hành, chia sẻ để giúp trẻ có thêm kiến thức trong hành trình khôn lớn. Nếu xuất hiện bất cứ điều gì khác thường, phụ huynh có thể liên hệ Zalo phòng khám để được tư vấn cách xử trí nhé!

Zalo bác sĩ bệnh viện phụ sản trung ương

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Chậm kinh 4 ngày có thai không?

Chậm kinh 4 ngày có thai không? Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như stress, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết.

Thông tin kiến thức
Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Cách xử lý rong kinh đau lưng hiệu quả

Rong kinh đau lưng có nguy hiểm không? Tại sao lại gặp tình trạng này? Cách xử lý như thế nào?

Thông tin kiến thức
Rau bám mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rau bám mép là một dạng của nhau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung. Triệu chứng phổ biến là chảy máu âm đạo vào nửa sau thai kỳ. 

All in one
Liên hệ