Chậm kinh ra máu nâu có nguy hiểm không?

Chậm kinh ra máu nâu có nguy hiểm không?

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Chậm kinh ra máu nâu là một trong những tình trạng mà nhiều chị em gặp phải. Nếu xuất hiện mùi hôi, hiện tượng này có thể cảnh báo những tình trạng nguy hiểm.

Hiện tượng chậm kinh ra máu nâu thường gây lo lắng cho phụ nữ, đặc biệt là khi nó xuất hiện ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Để chủ động phòng tránh, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị.

1. Nguyên nhân chậm kinh ra máu nâu

Chậm kinh ra máu nâu là một biểu hiện thường gặp của rối loạn kinh nguyệt. Tình trạng này có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân chi tiết hơn:

  • Mang thai

Mang thai là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra trễ kinh. Khi trứng được thụ tinh và gắn vào tử cung, niêm mạc tử cung không bong ra như trong chu kỳ kinh thường ngày. Do đó, phụ nữ mang thai thường không có chu kỳ kinh nguyệt.

  • Thời kỳ mãn kinh

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh, cơ thể bắt đầu sản xuất ít estrogen và progesterone hơn, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và có thể dẫn đến sự xuất hiện của máu màu nâu.

  • Thời kỳ cho con bú

Khi phụ nữ đang cho con bú, sự giảm nồng độ hormone dopamine và tăng hormone prolactin làm ức chế sản xuất hormone estrogen, dẫn đến trễ kinh thậm chí vô kinh.

  • Thay đổi cân nặng

Thay đổi cân nặng đột ngột, bất kể là giảm hoặc tăng cân, đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt bằng cách làm thay đổi sản xuất hormone trong cơ thể. Điều này có thể khiến chị em bị chậm kinh ra máu nâu. 

  • Stress

Stress quá mức có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt do tác động lên các hormone như adrenaline và cortisol, gây ra sự không ổn định trong chu kỳ kinh nguyệt.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc có thể gây ra trễ kinh, đặc biệt là khi có sự thay đổi liều lượng hoặc sử dụng một loại thuốc mới.

  • Sử dụng các chất kích thích

Việc sử dụng các chất kích thích như nicotine trong thuốc lá cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt và gây ra rối loạn chu kỳ. Điều này có thể dẫn đến trễ kinh và xuất hiện máu màu đen.

Ngoài ra, các bệnh phụ khoa và viêm nhiễm cơ quan sinh dục cũng có thể là nguyên nhân gây ra chậm kinh ra máu nâu như bệnh lý buồng trứng đa nang và các bất thường ở tuyến giáp.

Chậm kinh ra máu nâu có thể do tác dụng phụ của thuốc
Chậm kinh ra máu nâu có thể do tác dụng phụ của thuốc

2. Vì sao máu kinh có màu nâu?

Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường kéo dài từ 28 đến 32 ngày. Trong chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh thông thường dao động từ 50 đến 80ml và có màu đỏ sẫm, thường là dấu hiệu của một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh. Tuy nhiên, khi có sự rối loạn nội tiết, chu kỳ kinh nguyệt có thể không diễn ra đúng chu kỳ, dẫn đến sự tích tụ máu kinh và thay đổi màu sắc của nó.

Máu kinh màu nâu có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, từ máu nâu ban đầu, máu nâu có mùi khó chịu, đến máu nâu đặc hoặc máu nâu vón cục, thậm chí có thể có cặn. 

Khi phát hiện máu kinh chuyển sang màu nâu, việc quan trọng nhất cần thực hiện là đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Việc chẩn đoán và điều trị chính xác sẽ giúp để giải quyết vấn đề này một cách hiệu quả. Bác sĩ sẽ thực hiện các kiểm tra và xét nghiệm để xác định nguyên nhân gốc rễ của sự thay đổi màu sắc này và đề xuất phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Ngoài ra, việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và kiểm soát stress cũng có thể giúp giảm thiểu nguy cơ rối loạn nội tiết và các vấn đề liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

3. Chậm kinh ra máu nâu có nguy hiểm không?

Hiện tượng chậm kinh ra máu nâu có thể là dấu hiệu của sự bắt đầu một chu kỳ kinh nguyệt mới. Tuy nhiên, nếu chậm kinh ra máu nâu đi kèm với dịch tiết có mùi khó chịu và cảm giác ngứa rát vùng kín, điều này có thể là do một số vấn đề sức khỏe mà phụ nữ có thể gặp phải:

  • Trạng thái căng thẳng và stress quá mức

Stress kéo dài có thể làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và màu sắc của máu kinh. Kinh nguyệt ra nhiều hơn thông thường có thể dẫn đến hiện tượng máu kinh đen và vón cục.

  • Máu bị vón cục

Khi máu kinh không lưu thông kịp thời, nó có thể tích tụ lại và gây ra sự thay đổi màu sắc của kinh nguyệt. Mặc dù trường hợp này thường là bình thường và không gây hại, nhưng nếu kéo dài cần lưu ý và tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc tránh thai có thể làm chậm kinh ra máu nâu. Các loại thuốc này có thể làm thay đổi hormone và gây ra các biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.

  • Viêm nhiễm phụ khoa

Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung hay nội mạc cổ tử cung bị viêm, có thể làm xuất hiện máu kinh màu đen do cản trở quá trình lưu thông máu. Đây là một dấu hiệu cần lưu ý và cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

  • Phụ nữ có thai

Khi có thai, có thể ra máu báo thai, là máu màu hồng nhạt hoặc nâu loãng, lượng ít, xảy ra trong 1-3 ngày ở tuần thai 4-5 do phôi phá vỡ niêm mạc tử cung để làm tổ.. Tuy nhiên, nếu có sự trễ kinh lên đến 10 ngày và ra máu màu nâu, đây có thể là dấu hiệu của sảy thai sớm.

Chậm kinh ra máu nâu có thể là dấu hiệu của sảy thai
Chậm kinh ra máu nâu có thể là dấu hiệu của sảy thai

4. Chậm kinh ra máu nâu có thai không?

Chậm kinh ra máu nâu có thai không? Chậm kinh ra máu nâu có thể là dấu hiệu của việc mang thai. Khi trứng được thụ tinh và phôi thai bắt đầu phát triển trong tử cung, có thể xảy ra một hiện tượng được gọi là máu báo thai. 

Điều này thường xảy ra vào cuối chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi bị chậm kinh vài ngày. Máu báo thai thường có màu hồng nhạt hoặc nâu loãng, không có dịch nhầy và không có cục máu đông. Thời gian xuất hiện máu báo thai thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày.

Tuy nhiên, việc sử dụng que thử thai để xác định có thai hay không có thể không đưa ra kết quả chính xác. Một vạch đậm và một vạch mờ có thể là kết quả không có gì bất thường. Nguyên nhân có thể là do chất lượng que thử không tốt, sử dụng không đúng hướng dẫn hoặc thời gian thử que không phù hợp.

Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt hoặc có nghi ngờ về việc có thai, bạn nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và làm các xét nghiệm phù hợp. Bác sĩ sẽ giúp bạn xác định nguyên nhân cụ thể của sự thay đổi này và đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp.

5. Làm gì khi chậm kinh ra máu đen?

Để cải thiện tình trạng chậm kinh ra máu nâu, chị em có thể thực hiện những biện pháp sau bên cạnh việc thăm khám của bác sĩ:

  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên và cẩn thận

Bảo vệ vùng kín khỏi vi khuẩn và nấm mốc bằng cách vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp và chọn quần lót làm từ chất liệu cotton, giúp hấp thụ mồ hôi và giảm độ ẩm, giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm.

  • Hạn chế quan hệ tình dục

Chị em nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian có dấu hiệu bất thường về kinh nguyệt để tránh tiếp xúc với vi khuẩn và nhiễm trùng.

  • Giữ tâm lý và sức khỏe ổn định

Bạn nên thực hiện các biện pháp giảm căng thẳng và stress như thiền, yoga, hoặc thực hành các hoạt động thể chất nhẹ nhàng. Ngủ đủ giấc và duy trì một chế độ ăn uống cân đối giúp cơ thể cảm thấy thư giãn và tăng cường hệ miễn dịch.

  • Khám bệnh định kỳ

Thực hiện kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ mỗi 6 tháng/lần để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe bất thường, đảm đảm sức khỏe tổng thể của cơ thể.

Chị em cần vệ sinh vùng kín thường xuyên giúp hạn chế viêm nhiễm
Chị em cần vệ sinh vùng kín thường xuyên giúp hạn chế viêm nhiễm

Có thể thấy rằng việc chậm kinh ra máu nâu không chỉ là một hiện tượng phổ biến trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, mà còn có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. 

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Để lại bình luận của bạn

    ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

    Tư vấn chuyên môn bài viết

    Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
    ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

    Tư vấn chuyên môn bài viết

    Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

    Đặt lịch khám

      dd-mm-yyyy📅

      * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

      Giờ làm việc

      • Thứ 2 – Chủ nhật
      • Từ 7:30 – 20:30

      Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

      Các dịch vụ

      Điều trị phụ khoa
      Điều trị phụ khoa
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Theo dõi thai sản
      Theo dõi thai sản
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Hỗ trợ mang thai
      Hỗ trợ mang thai
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Hỗ trợ mang thai
      Kế hoạch hóa gia đình
      Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
      Điều trị phụ khoa22

      Điều trị phụ khoa

      Theo dõi thai sản22

      Theo dõi thai sản

      Hỗ trợ sinh sản22

      Hỗ trợ sinh sản

      điều trị phụ khoa222

      Kế hoạch hóa gia đình

      Bài viết liên quan

      Câu hỏi về vấn đề chữa viêm phụ khoa bằng oxygen của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP VIÊM PHỤ KHOA vào ngày 29/07/2024.
      Câu hỏi về vấn đề trễ kinh nguyệt 12 ngày của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP VIÊM PHỤ KHOA vào ngày 29/07/2024.
      Câu hỏi về vấn đề nhổ lông vùng kín của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP VIÊM PHỤ KHOA vào ngày 31/07/2024.
      Câu hỏi về vấn đề khí hư ra nhiều, có dấu hiệu vón cục của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP VIÊM PHỤ KHOA vào ngày 31/07/2024.