Chảy máu ít ở vùng kín là dấu hiệu của bệnh gì?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Chảy máu ít ở vùng kín là dấu hiệu của bệnh gì? Là câu hỏi nhiều chị em lo lắng khi đã qua chu kì kinh. Vậy hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan giải đáp dưới bài viết dưới đây.

Chảy máu ít ở vùng kín thường xuất hiện ngoài chu kì kinh nguyệt của các chị em khiến các chị em lo lắng Vậy đây là dấu hiệu của bệnh gì? Vậy hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan giải đáp các thắc mắc của chị em qua dưới bài viết dưới đây.

1. Thế nào là chảy máu ít ở vùng kín?

Chảy máu ít ở vùng kín là tình trạng máu hoặc dịch tiết âm đạo có máu không nhiều đến mức cần phải sử dụng băng vệ sinh. Khi các chị em gặp hiện tượng chảy máu ít ở vùng kín, có thể thấy những chấm máu nhỏ sẫm màu xuất hiện trên quần lót của mình.

Chảy máu ít ở vùng kín là nguyên nhân khiến nhiều chị em phụ nữ lo lo lắng
Chảy máu ít ở vùng kín là nguyên nhân khiến nhiều chị em phụ nữ lo lo lắng

Đây chỉ là một tình trạng chảy máu ít ở vùng kín nhẹ và thường không đáng lo ngại. Thông thường, dịch tiết âm đạo khỏe mạnh có màu trong hoặc trắng. Tuy nhiên, khi có máu, dịch tiết có thể có màu hồng do máu hòa vào. Màu sẫm hơn có nghĩa là máu đã tiếp xúc với không khí và bị “oxy hóa”, trong khi máu tươi có màu đỏ tươi hơn.

Trong thời gian hành kinh, lượng máu kinh thường nhiều vào ngày thứ 2 sau đó giảm dần, những ngày cuối máu thường ít, lốm đốm, máu sẫm và không có bất thường khác thì hiện tượng chảy máu ít ở vùng kín này là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu chị em gặp tình trạng này kéo dài, dai dẳng (> 7 ngày) hoặc chảy máu nặng dần lên, máu đỏ tươi hoặc có các triệu chứng bất thường khác thì đây có thể là trường hợp đáng lo ngại.

2. Sự khác nhau giữa chảy máu ít ở vùng kín và chu kỳ kinh nguyệt

2.1. Dấu hiệu chu kì kinh bình thường

Dấu hiệu của một chu kì kinh nguyệt bình thường có thể bao gồm các yếu tố sau:

  • Chu kì: Chu kì kinh nguyệt bình thường thường kéo dài khoảng từ 21 đến 35 ngày, tính từ ngày hành kinh đầu tiên của chu kì này đến ngày hành kinh đầu tiên của chu kì tiếp theo.
  • Kinh nguyệt: Kinh nguyệt thường kéo dài từ 2 đến 7 ngày. Trong giai đoạn này, bạn có thể thấy máu chảy từ âm đạo của mình. Ban đầu, máu có thể có màu đỏ tươi, sau đó dần chuyển sang màu hồng hoặc nâu trước khi kết thúc.
  • Lượng máu: Trong suốt giai đoạn kinh nguyệt, lượng máu thường dao động trong khoảng 50-80ml. Có thể bạn cần sử dụng từ 3 đến 6 băng vệ sinh/ngày, tùy thuộc vào cơ địa cá nhân.
  • Triệu chứng: Một số phụ nữ có thể trải qua các triệu chứng khác nhau trước và trong suốt kỳ kinh nguyệt như đau bụng, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, sưng ngực, hoặc mụn trứng cá. Tuy nhiên, mỗi người có thể có những trải nghiệm riêng và không phải tất cả các triệu chứng đều xảy ra.

2.2. Dấu hiệu chảy máu ít bất thường

Dấu hiệu chảy máu ít vùng kín bất thường có thể bao gồm những điều sau:

  • Chảy máu không đúng thời điểm kinh nguyệt
  • Chảy máu sau quan hệ tình dục
  • Chảy máu không thường xuyên hoặc kéo dài

3. Nguyên nhân gây chảy máu ít ở vùng kín

Một số nguyên nhân gây chảy máu ít ở vùng kín mà các chị em nên lưu ý như:

  • Rối loạn nội tiết tố: Là một trong những nguyên nhân gây chảy máu vùng kín bất thường. Mất cân bằng giữa hai loại hormone estrogen và progesterone có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt và xuất huyết âm đạo không đều.
  • Mang thai: Chảy máu trong thời kỳ mang bầu có thể gây lo lắng. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thai kỳ, các chị em có thể trải qua chảy máu nhẹ khi hormone trong cơ thể thay đổi mạnh mẽ hoặc do trứng làm tổ tại niêm mạc tử cung gây chảy máu ít ở vùng kín.
  • Tiền mãn kinh: Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển tiếp từ thời kỳ hoạt động tình dục đến thời kỳ mãn kinh, thường kéo dài trung bình khoảng 4-8 năm. Trong thời gian này, lượng hormone estrogen do buồng trứng sản xuất bắt đầu biến đổi, gây ra chảy máu nhẹ. Một số phụ nữ cũng có thể trải qua chu kỳ kinh nguyệt dài hơn hoặc ngắn hơn so với thường lệ, một số khác xuất hiện rong kinh, rong huyết bất thường (ra máu âm đạo > 7 ngày).
  • Phương pháp tránh thai dựa trên hormone: Nếu các chị em mới bắt đầu sử dụng phương pháp tránh thai dựa trên hormone như viên uống tránh thai, que cấy tránh thai, dụng cụ tử cung chứa nội tiết,…thì có thể xảy ra chảy máu nhẹ trong quá trình thích ứng của cơ thể với hormone. Đây là một phản ứng thông thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên nếu tình trạng ra máu kéo dài trên 2 tuần hoặc ra máu số lượng nhiều (ướt đẫm 1-2 băng vệ sinh/giờ) thì cần hỏi ý kiến bác sĩ ngay để được khám và xử trí kịp thời.
  • Quan hệ tình dục: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây chảy máu ở vùng kín bị tổn thương trong quá trình quan hệ tình dục. Điều này có thể xảy ra do mô niêm mạc mỏng manh hoặc không đủ ẩm, hoặc do các hoạt động tình dục quá mạnh mẽ.
  • Bệnh lây truyền qua đường tình dục: Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu hay nhiễm chlamydia cũng có thể gây chảy máu ở vùng kín. Những bệnh này gây tổn thương cho niêm mạc âm đạo và cổ tử cung, dẫn đến việc xuất hiện máu khi tiếp xúc tình dục hoặc trong quá trình tiểu tiện.
  • U xơ tử cung: U xơ tử cung là một bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. U xơ tử cung là sự phát triển của các khối u trong tử cung, thường là lành tính. Khi u xơ tử cung lớn, nó có thể gây ra chảy máu không thường xuyên hoặc chảy máu sau quan hệ tình dục.
  • Polyp tử cung: Polyp là một khối u nhỏ trên niêm mạc tử cung hoặc cổ tử cung. Polyp có thể gây ra chảy máu ít vùng kín hoặc chảy máu sau quan hệ tình dục tương tự như u xơ tử cung.

Một vài chị em sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có thể gây ra hiện tượng chảy máu ít ở vùng kín vài ngày hoặc vài tuần sau khi sử dụng. Ngoài ra, các trường hợp phá thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung và một số bệnh lý khác như bệnh về tuyến giáp, đái tháo đường,… hay áp lực công việc và căng thẳng trong cuộc sống cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt và chảy máu ít vùng kín.

4. Bị chảy máu ít ở vùng kín phải làm sao?

Khi các chị em gặp tình trạng chảy máu vùng kín, việc đầu tiên các chị em cần xác định rằng máu chảy từ âm đạo và không phải từ trực tràng hoặc nước tiểu. Sau đó, chị em có thể sử dụng một số cách như:

  • Sử dụng băng vệ sinh hàng ngày: Bạn có thể sử dụng băng vệ sinh hàng ngày để ngăn máu hoặc dịch tiết ra làm bẩn quần lót.
  • Kiểm tra mang thai: NNếu bạn có khả năng mang thai, hãy kiểm tra xem có dấu hiệu của việc mang thai hay không vì chảy máu vùng kín có thể là một dấu hiệu của vấn đề liên quan đến thai nghén bất thường.
  • Xem xét các phương pháp ngừa thai gần đây: Nếu bạn đã thay đổi phương pháp ngừa thai gần đây, chẳng hạn như sử dụng vòng tránh thai, hãy xem xét xem có thể có liên quan đến tình trạng chảy máu vùng kín không.
  • Đi thăm khám bác sĩ: Nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân gây chảy máu hoặc có kèm theo các triệu chứng bất thường khác, hãy đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ kiểm tra chi tiết để đưa ra chẩn đoán chính xác về nguyên nhân chảy máu it ở vùng kín mà các chị em đang gặp phải.

Chảy máu ít ở vùng kín thường không đáng lo ngại, nhưng đây là một tình trạng bất thường của cơ thể và có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng.

Thăm khám là biện pháp điều trị kịp thời cho tình trạng chảy máu vùng kín
Thăm khám là biện pháp điều trị kịp thời cho tình trạng chảy máu vùng kín

Lời khuyên của bác sĩ

Chảy máu ít ở vùng kín không phải là tình trạng nghiêm trọng, nhưng khiến nhiều chị em đáng được quan tâm vì có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Để đưa ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ chuyên môn thường sẽ đề xuất các xét nghiệm như xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch âm đạo, siêu âm buồng trứng và tử cung…

Qua đó, bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của chị em và đưa ra lời khuyên và điều trị phù hợp cho tình trạng chảy máu vùng kín của chị em. Đừng ngần ngại tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên môn trong lĩnh vực sản phụ khoa để đảm bảo sức khỏe của bạn được bảo vệ và điều trị kịp thời.

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

    Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

    Thông tin kiến thức
    Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

    Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

    Thông tin kiến thức
    Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

    Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

    Thông tin kiến thức
    Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

    Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

    All in one
    Liên hệ