Tiêm phòng HPV như thế nào là chính xác, cần chuẩn bị trước khi tiêm HPV như thế nào? Đây là vấn đề mà nhiều chị em cũng đang băn khoăn trước khi đi tiêm vaccine.
Thời điểm tiêm phòng tốt nhất là khi chị em chưa có hoạt động tình dục. Bên cạnh đó, ngay cả khi đã từng nhiễm virus, chị em vẫn nên tiêm phòng bởi có rất nhiều chủng virus gây bệnh.
1. Bệnh nhân chuẩn bị tiêm phòng HPV
- Bệnh nhân: Chị Bùi Thị T.H
- Giới tính: nữ
- Tuổi: 23
- Lý do tới khám: khám tổng quát, đang có ý định tiêm phòng HPV
- Ngày khám: 12/3/2024
- Tiền sử: Điều trị lộ tuyến bằng phương pháp sử dụng sóng cao tần tại phòng khám tư nhân hồi tháng 1/2024
- Kết quả khám (12/3):
- Âm hộ: Bình thường
- Âm đạo: Có ít khí hư đục
- Cổ tử cung: Vị trí 1-3h có vài điểm sung huyết
- Tử cung: Bình thường
- Hai phần phụ: Bình thường
- Trong quá trình khám bệnh nhân được lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm HPV
- Kết luận: Bệnh nhân không nhiễm tuýp HPV nào
2. Việc khám và làm xét nghiệm HPV trước khi tiêm tiêm phòng HPV quan trọng thế nào?
2.1. Bàn luận về ca bệnh
Trước khi tiêm phòng HPV, người tiêm không cần thiết phải xét nghiệm virus HPV. Tuy nhiên, họ nên xét nghiệm xem mình đã nhiễm typ nào chưa là tốt nhất bởi vắc-xin hiện tại nhiều nhất chỉ phòng được 9 type virus nhưng lại có khoảng 15 type HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung và 2 type gây u nhú, sùi mào gà.
Nếu biết trước mình nhiễm type nào, chị em sẽ có ý thức đi kiểm tra định kì hàng năm để tầm soát ung thư cổ tử cung.
Bên cạnh đó, nhiều người chủ quan cho rằng đã tiêm phòng HPV là an toàn tuyệt đối vì vậy không bao giờ khám định kì để làm xét nghiệm PAP tầm soát dẫn đến việc phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn, tiên lượng bệnh rất xấu.
2.2. Có nên tiêm phòng vacxin HPV nếu đã hoạt động tình dục?
Về cơ bản, vaccine tiêm phòng HPV có tác dụng phòng bệnh tốt nhất khi người phụ nữ đó chưa có hoạt động tình dục. Mặc dù thế, ngay cả khi đã quan hệ tình dục, mọi người vẫn được khuyến cáo nên tiêm phòng bệnh. Để trả lời cho vấn đề đó là bởi người bệnh chưa thể tiếp xúc được hết tất cả các chủng virus có trong vaccine.
Vaccine vẫn có tác dụng rất tốt trên những người đã quan hệ tình dục. Hơn thế nữa, vaccine cũng có tác dụng trên cả những người đã từng nhiễm HPV
Thực tế cho thấy, khả năng tái nhiễm của virus HPV là khá cao. Tức là sau khi cơ thể đã đào thải hoàn toàn virus thì vẫn có khả năng mắc bệnh trở lại. Vì thế, việc tiêm phòng có thể ngăn ngừa được khả năng tái nhiễm trên những người đã từng nhiễm bệnh.
Bên cạnh đó, có rất nhiều type HPV khác nhau gây bệnh, việc bạn chỉ nhiễm 1 type virus trước đây thì vẫn nên tiêm phòng để có thể phòng tránh được các type virus HPV khác nữa.
2.3. Chỉ định và chống chỉ định tiêm phòng HPV
Vaccine tiêm phòng HPV cũng giống như nhiều loại vaccine khác. Để có thể tiêm, mọi người cần có đủ điều kiện để tiêm chủng. Những trường hợp đủ điều kiện tiêm phòng vaccine đó là:
- Người tiêm phòng HPV hoàn toàn khoẻ mạnh và không mang thai
- Trong vòng 4 tuần vừa qua không tiêm loại vaccine nào khác và không sử dụng thuốc ức chế miễn dịch: corticoid, thuốc chống thải ghép
- Khi tiêm phòng, không cần làm xét nghiệm Pap
Bên cạnh đó, một số trường hợp, bạn sẽ không được tiêm vaccine nếu:
- Đang gặp phải các bệnh cấp tính nặng
- Đang mang thai hoặc dự kiến mang thai trong vòng 6 tháng tới. Nếu trong quá trình tiêm, bạn phát hiện bản thân đang mang thai thì cần phải ngừng tiêm ngay lập tức. Những mũi tiêm sau sẽ được bổ sung sau khi sinh con nhưng tổng thời gian 3 mũi không được quá 2 năm.
- Người tiêm phòng có tiền sử quá nhạy cảm với nấm men hoặc có dị ứng với bất cứ thành phần nào của vaccine
Sau khi tiêm phòng HPV, bạn cũng có thể gặp phải một số tác dụng phụ như:
- Cảm giác sưng, nóng, đỏ, đau tại vị trí tiêm
- Một số trường hợp có thể xuất hiện mẩn ngứa, nhưng thông thường, các triệu trứng sẽ giảm dần và mất trong thời gian ngắn.
- Sau khi tiêm vaccine, người tiêm phòng cần phải được theo dõi 30 phút tại trung tâm tiêm chủng, sau đó sẽ tiếp tục theo dõi thêm tại nhà.
Nhìn chung, vaccine HPV là một vaccine không có nhiều chống chỉ định và cũng không nhiều tác dụng phụ. Vậy nên, chị em có thể hoàn toàn an tâm tiêm phòng để có thể phòng tránh nguy cơ lây nhiễm HPV cho bản thân và cho bạn tình.
Tóm lại, trước khi tiêm phòng HPV, mọi người không cần làm xét nghiệm HPV. Thời điểm tốt nhất để tiêm vaccine là khi chưa có hoạt động tình dục, nhưng tiêm phòng bệnh cũng cần thực hiện ở cả những người đã có hoạt động tình dục.
Bạn hoàn toàn có thể gặp một số triệu chứng bất thường sau khi tiêm nhưng các triệu chứng thường nhẹ và mất đi trong thời gian ngắn.
3. Lời dặc từ bác sĩ về tiêm phòng HPV
Có cần khám phụ khoa định kỳ và làm xét nghiệm sau tiêm vaccine phòng HPV không?
Xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung cần được làm ở tất cả phụ nữ hoạt động tình dục ở mọi lứa tuổi, ngay cả sau khi họ đã tiêm phòng HPV. Để lý giải điều này là bởi vì vaccine có tác dụng bảo vệ hầu hết các tác nhân gây ung thư cổ tử cung nhưng không phải tất cả.
Vì thế, khi chị em đã có hoạt động tình dục hoặc đã có gia đình từ từ 21 tới 65 tuổi cần thăm khám định kỳ hàng năm và làm các xét nghiệm sàng lọc để có thể phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa và các dấu hiệu sớm của ung thư cổ tử cung.
Hy vọng trong bài viết có thể giúp cho chị em hiểu rõ hơn về vaccine tiêm phòng HPV. Nếu chị em gặp vấn đề gì về sức khoẻ có thể liên hệ ngay qua đây để có thể được đích thân BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên Trưởng khoa Phụ ngoại bệnh viện Phụ sản Trung ương trực tiếp tư vấn, thăm khám và điều trị nhé.