Hậu covid bị trễ kinh: Nguyên nhân và cách khắc phục

Chân dung BSCKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Thủy

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Hậu covid bị trễ kinh gây ra tâm lý lo lắng, hoang mang ở nhiều chị em. Vậy tình trạng này do những nguyên nhân nào và làm thế nào để khắc phục? Đọc ngay!

Hậu covid bị trễ kinh là một trong số hơn 200 di chứng mà COVID-19 để lại. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đời sống của chị em. Hãy cùng tìm hiểu về nguyên nhân chậm kinh và cách khắc phục qua bài viết dưới đây!

1. Hiểu rõ về chậm kinh

1.1. Chậm kinh là gì?

Chậm kinh là hiện tượng khi chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không xuất hiện kinh nguyệt đúng thời điểm dự kiến. Nếu kinh nguyệt không xuất hiện trong vòng 35 ngày hoặc muộn hơn 7 ngày so với các chu kỳ trước đây, tình trạng này được gọi là chậm kinh. Trong trường hợp không có kinh nguyệt trong ba kỳ liên tiếp không phải do mang thai và trước đó vẫn có kinh, đó là vô kinh thứ phát.

Chậm kinh là một vấn đề phổ biến. Sau khi nhiễm COVID-19, tỉ lệ chị em gặp phải tình trạng này càng cao hơn. Kinh nguyệt thường phản ánh sức khỏe sinh sản và tình trạng cơ thể của chị em. Do đó, việc theo dõi chu kỳ kinh nguyệt là rất quan trọng.

Chậm kinh xảy ra khi kinh nguyệt không xuất hiện sau 35 ngày kể từ kỳ trước
Chậm kinh xảy ra khi kinh nguyệt không xuất hiện sau 35 ngày kể từ kỳ trước

1.2. Nguyên nhân chậm kinh

Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường không đều đặn trong hai giai đoạn: khi mới bắt đầu dậy thì và khi bước vào thời kỳ mãn kinh. Trong những giai đoạn này, hiện tượng chậm kinh là bình thường. Tuy nhiên, nếu không thuộc hai nhóm này, chậm kinh có thể do 14 nguyên nhân sau đây:

  • Mang thai

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Nếu trễ kinh khoảng 1-2 tuần sau quan hệ tình dục không bảo vệ, có thể đã mang thai. Chị em nên dùng que thử thai hoặc xét nghiệm máu tại cơ sở y tế để kiểm tra nồng độ hCG và siêu âm đầu dò đánh giá thai vào buồng hay chưa.

  • Cho con bú

Khi cho con bú, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị gián đoạn hoặc trở nên không đều. Mặc dù khả năng mang thai trong thời gian cho con bú thấp hơn, vẫn có thể xảy ra sự rụng trứng và thụ thai nếu không sử dụng biện pháp tránh thai.

  • Căng thẳng hoặc stress kéo dài

Stress ảnh hưởng đến vùng dưới đồi của não, làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Duy trì lối sống tích cực và giảm căng thẳng có thể giúp chu kỳ ổn định trở lại.

Căng thẳng hoặc stress kéo dài có thể là nguyên nhân gây chậm kinh
Căng thẳng hoặc stress kéo dài có thể là nguyên nhân gây chậm kinh
  • Giảm cân quá mức

Sụt cân nhanh chóng do ăn kiêng hoặc tập luyện quá sức làm giảm lượng chất béo và dinh dưỡng cần thiết cho việc sản xuất hormone, gây rối loạn kinh nguyệt hoặc ngừng chu kỳ hoàn toàn.

  • Thừa cân hoặc béo phì

Tình trạng thừa cân làm tăng sản xuất estrogen, gây rối loạn hoặc ngừng chu kỳ kinh nguyệt. Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống có thể giúp khôi phục chu kỳ đều đặn.

  • Tập thể dục quá sức

Tập luyện cường độ cao gây áp lực lên cơ thể, làm mất cân bằng nội tiết tố, đặc biệt phổ biến ở các vận động viên nữ.

  • Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Buồng trứng đa nang làm tăng hormone nam (androgen), gây rối loạn nội tiết tố và ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng.

  • Bệnh phụ khoa

Các bệnh như u xơ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung và viêm niêm mạc tử cung, vòi tử cung, buồng trứng có thể gây chậm kinh. Chị em cần quan sát các triệu chứng kinh nguyệt bất thường và thăm khám sớm để điều trị kịp thời.

  • Bệnh mạn tính

Bệnh đái tháo đường và Celiac ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt thông qua việc thay đổi nội tiết tố và khả năng hấp thụ dinh dưỡng.

  • Sử dụng biện pháp tránh thai

Bắt đầu hoặc ngừng sử dụng phương pháp tránh thai nội tiết có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Chu kỳ có thể mất từ 3-6 tháng để trở lại bình thường sau khi ngừng thuốc.

  • Sử dụng chất kích thích

Hút thuốc và uống rượu bia thường xuyên có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt do ảnh hưởng xấu đến cấp máu cơ quan vùng chậu và lớp nội mạc tử cung.

  • Tác dụng phụ của thuốc

Một số loại thuốc như thuốc chống loạn thần, chống trầm cảm, và thuốc tuyến giáp có thể gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

  • Mãn kinh sớm

Thời kỳ mãn kinh thường bắt đầu từ 45-55 tuổi, nhưng nếu xuất hiện trước 40 tuổi, có thể là dấu hiệu suy buồng trứng sớm. Chị em nên thăm khám ngay nếu dưới 40 tuổi và bị chậm kinh.

  • Các vấn đề ở tuyến giáp

Tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất, nếu hoạt động kém hoặc quá mức sẽ làm mất cân bằng hormone, dẫn đến chậm kinh hoặc mất kinh. Điều trị các vấn đề tuyến giáp thường giúp chu kỳ trở lại bình thường.

1.3. Tác hại của chậm kinh

Đối với các chị em phụ nữ mong muốn có con, việc trễ kinh gây khó khăn trong việc xác định thời điểm rụng trứng và khoảng thời gian có thể thụ thai. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể cản trở quá trình rụng trứng và dẫn đến nguy cơ vô sinh.

Vì vậy, khi gặp tình trạng trễ kinh kéo dài, chị em nên đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân cụ thể và tìm cách khắc phục kịp thời.

2. Nguyên nhân hậu covid bị trễ kinh

Hiện nay vẫn chưa có thông tin chính xác về sự liên quan giữa tình trạng rối loạn kinh nguyệt và COVID-19. Tuy nhiên, đã ghi nhận trường hợp nhiễm COVID-19 trong giai đoạn nặng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, gây ra rối loạn đông máu trong thời gian kinh nguyệt. Kết quả có thể là cường kinh, rong kinh và ra huyết kéo dài, gây thiếu máu và mệt mỏi.

Chị em có thể phải đối mặt với các vấn đề kinh nguyệt sau khi mắc COVID-19 như hậu covid bị trễ kinh, hiện tượng đông máu kinh nguyệt không bình thường hoặc cảm thấy tồi tệ hơn trong chu kỳ tiền kinh nguyệt.

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hậu covid bị trễ kinh, bao gồm rối loạn nội tiết (thường xảy ra ở tuổi dậy thì hoặc tiền mãn kinh), tổn thương cơ quan sinh dục nữ như nhân xơ, Polyp, hoặc tổn thương niêm mạc tử cung, âm đạo, cổ tử cung.

Nếu có hiện tượng ra huyết âm đạo kéo dài hơn 7 ngày hoặc lượng máu ra nhiều hơn bình thường, chị em cần đến bệnh viện kiểm tra. Trong trường hợp gặp chóng mặt hoặc té xỉu trong thời kỳ kinh, chị em cũng nên đến bệnh viện để được khám.

Di chứng sau COVID-19 có thể liên quan đến các bệnh lý nội khoa khác. Vì vậy, trong trường hợp hậu covid bị trễ kinh, chị em cần đến bệnh viện có các chuyên khoa như phụ khoa và nội khoa để được kiểm tra và điều trị đúng cách.

Chị em gặp tình trạng hậu covid bị trễ kinh nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa
Chị em gặp tình trạng hậu covid bị trễ kinh nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa

3. Cách khắc phục tình trạng hậu covid bị trễ kinh

Nếu chị em gặp tình trạng hậu covid bị trễ kinh hoặc kinh nguyệt không đều, không cần sử dụng thuốc mà chỉ cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt, tập thể dục và ăn uống điều độ. Dưới đây là một số gợi ý về chế độ dinh dưỡng để khắc phục tình trạng hậu covid bị trễ kinh:

  • Uống đủ nước: Hãy uống từ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, có thể thay thế bằng nước chanh hoặc nước trái cây để tăng sự đa dạng.
  • Bổ sung sữa đậu nành: Đậu nành cung cấp nhiều vitamin A, C, B6 và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là estrogen thực vật giúp cân bằng nội tiết tố nữ và thúc đẩy quá trình rụng trứng.
  • Tập Yoga: Bài tập yoga nhẹ nhàng thích hợp cho chị em sau khi phục hồi sức khỏe sau COVID-19.
  • Uống nước ép rau củ: Mùi tây, diếp cá, cà rốt chứa nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe và giúp điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả.
  • Hạn chế thức uống kích thích: Tránh sử dụng cà phê, trà, nước ngọt có gas để cải thiện giấc ngủ và đều đặn hơn.

Khi tình trạng hậu COVID bị trễ kinh kéo dài trên 3 tháng, chị em nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thực phẩm chức năng để hỗ trợ cân bằng hormone.

Chị em hãy giữ tâm lý lạc quan, vui vẻ và tránh căng thẳng kéo dài để cải thiện tâm trạng. Nếu cảm thấy áp lực, bạn hãy thử các hoạt động giải trí lành mạnh và duy trì những hoạt động yêu thích để cải thiện tinh thần.

4. Cách điều hoà kinh nguyệt

Để giải quyết tình trạng hậu covid bị trễ kinh, chị em có thể thử các biện pháp điều hòa kinh nguyệt tự nhiên, thay đổi chế độ ăn uống và thực hiện các bài tập đơn giản tại nhà sau:

  • Bổ sung Vitamin C: Vitamin C giúp tăng cường estrogen và giảm progesterone, làm co tử cung và phá vỡ niêm mạc tử cung, từ đó khởi động chu kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể bổ sung vitamin C bằng cách uống viên bổ sung hay ăn các thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, quả mọng, ổi, bông cải xanh và cà chua. Ngoài ra, vitamin C còn tăng khả năng hấp thu sắt ở dạ dày.
  • Gừng: Gừng có tác dụng co bóp tử cung, thúc đẩy chu kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể uống trà gừng mật ong để vừa giữ ấm cơ thể vừa giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
  • Mùi tây: Mùi tây chứa nhiều vitamin C và apiol, có thể kích thích tử cung co bóp. Tuy nhiên, apiol có thể gây hại cho phụ nữ mang thai. Mùi tây có thể được dùng làm gia vị hoặc uống dưới dạng viên nén.
  • Nghệ: Nghệ có tác động đến mức estrogen và progesterone trong cơ thể, tăng lưu thông máu trong tử cung, và cân bằng nội tiết tố, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt. Chị em có thể sử dụng nghệ bằng cách nấu trực tiếp trong món ăn, pha bột nghệ hoặc uống trà nghệ.
  • Nha đam: Nha đam giúp điều hòa các hormone, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. 
  • Hạt vừng (mè): Hạt vừng chứa nhiều dầu, giúp cân bằng hormone và điều hòa kinh nguyệt, thúc đẩy quá trình có kinh.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp thư giãn cơ thể, giảm căng thẳng và mệt mỏi, cải thiện lưu thông máu tới tử cung. Đây cũng là một cách điều hòa kinh nguyệt rất hiệu quả cho chị em mắc tình trạng hậu covid bị trễ kinh.
  • Hạn chế lo lắng, căng thẳng: Khi căng thẳng, cơ thể sản xuất ra các hormone như cortisol và adrenaline, gây ức chế sản xuất estrogen và progesterone, khiến chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn. Để giải quyết tình trạng  hậu covid bị trễ kinh, chị em có thể giảm căng thẳng bằng các cách sau:
  • Phân chia công việc hợp lý
  • Dành thời gian để thư giãn
  • Tập các bài thể dục nhẹ nhàng
  • Thực hiện những hoạt động yêu thích để mang lại niềm vui
  • Ngủ đủ giấc, duy trì thói quen ngủ trước 23h và không thay đổi lịch sinh hoạt đột ngột.

5. Khi nào phải đi gặp bác sĩ?

Tình trạng hậu covid bị trễ kinh kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng và nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản. Do đó, mỗi chị em nên quan sát các dấu hiệu dưới đây và đến gặp bác sĩ kịp thời để được chẩn đoán và tư vấn điều trị phù hợp nhất:

  • Trễ kinh trong 3 chu kì kinh liên tiếp
  • Màu sắc máu kinh và lượng máu kinh bất thường
  • Ra máu giữa chu kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ
  • Chảy máu sau mãn kinh

Nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc có các triệu chứng đáng lo ngại, chị em hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời. Điều này không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe sinh sản mà còn giúp chị em phụ nữ cảm thấy yên tâm và tự tin hơn về tình trạng sức khỏe của mình.

Hậu Covid bị trễ kinh tuy không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài, nó có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của chị em phụ nữ. Hi vọng rằng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về các di chứng hậu COVID-19 và nhanh chóng hồi phục sức khỏe. 

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

    Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

    Thông tin kiến thức
    Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

    Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

    Thông tin kiến thức
    Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

    Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

    Thông tin kiến thức
    Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

    Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

    All in one
    Liên hệ