Kết quả điều trị viêm âm đạo khi mang thai

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Làm thế nào để điều trị viêm âm đạo khi mang thai? Hãy cùng tìm hiểu với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan qua bài viết dưới đây nhé.

Viêm âm đạo khi mang thai là tình trạng gặp ở khá nhiều chị em do sự thay đổi nội tiết tố. Để hiểu thêm về cách điều trị viêm âm đạo cho các mẹ bầu, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan nhé.

1. Thông tin ca bệnh

Chị H, hiện tại 23 tuổi, đến khám tại Phòng khám Chuyên Khoa Siêu âm Sản Phụ khoa – BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan ngày 22/02/2024 với các triệu chứng bất thường gây khó chịu tại vùng sinh dục:

  • Ngứa, đỏ tấy vùng âm đạo.
  • Ra nhiều khí hư bột bột như bã đậu.
  • Chậm kinh 2 tuần.

Ngoài ra chị H đã có tiền sử thai sản 1 lần đẻ thường khỏe mạnh tuy nhiên bị viêm nhiễm âm đạo tái đi tái lại nhiều lần trong thời gian mang thai.

Khi thăm khám lâm sàng bằng mỏ vịt cho thấy âm hộ phía ngoài có tình trạng ngứa đỏ, âm đạo nhiều khí hư dạng bột đặc, cổ tử cung có nhiều lộ tuyến quanh lỗ.

Do đó BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tiếp tục siêu âm bằng đầu dò âm đạo và chỉ định lấy khí hư soi tươi để chẩn đoán tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra bệnh nhân có tình trạng chậm kinh nên không loại trừ khả năng có thai vì vậy cần làm thêm xét nghiệm βHCG.

⇒ Kết quả cho thấy thai đã được 5 tuần 6 ngày và xét nghiệm soi tươi dịch âm đạo của bệnh nhân có: nấm (+), cầu khuẩn (+) và vi khuẩn gram âm (++).

Như vậy là chị H đã được chẩn đoán bị viêm âm đạo khi mang thai, do đó cần điều trị tình trạng này 1 cách dứt điểm để tránh ảnh hưởng đến quá trình thai sản và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Khí hư dạng bột đặc 
Khí hư dạng bột đặc

2. Kế hoạch điều trị viêm âm đạo khi mang thai

Viêm âm đạo khi mang thai thường không có triệu chứng rõ ràng do đó nhiều thai phụ bị nhầm lẫn với các biểu hiện bình thường của thai kỳ.

Các sản phụ được khuyến cáo nên khám thai định kỳ để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất, nếu có dấu hiệu bị viêm âm đạo sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

2.1. Nguyên tắc điều trị viêm âm đạo khi mang thai

Nguyên tắc điều trị cho phụ nữ có thai cũng tương tự như những bệnh nhân khác:

  • Điều trị nguyên nhân và giảm triệu chứng bằng việc sử dụng thuốc bôi hoặc viên đặt phụ khoa. Tuy nhiên ở phụ nữ có thai cần được sử dụng những loại thuốc có thành phần an toàn với thai nhi do đó cần được tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt giúp bảo vệ vùng kín khỏi những tác nhân gây bệnh như nấm, vi khuẩn,.. bên ngoài xâm nhập và làm tăng cường sức đề kháng.
  • Tuân thủ điều trị và  tái khám định kỳ do viêm nhiễm âm đạo là bệnh rất dễ tái phát.
  • Dự phòng bằng cách bổ sung lợi khuẩn, men vi sinh và khám định kỳ thường xuyên.

2.2. Cách điều trị viêm âm đạo khi mang thai

Đối với phụ nữ có thai bị viêm nhiễm âm đạo nhẹ, việc thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày, vệ sinh sạch sẽ vùng kín và bổ sung các lợi khuẩn là biện pháp phù hợp nhất.

Tuy nhiên đối với những sản phụ có triệu chứng nặng hơn, các bác sĩ sẽ sử dụng thuốc bôi và đặt phụ khoa nhóm Imidazol có tác dụng tại chỗ để ức chế sự phát triển của mầm bệnh mà không làm ảnh hưởng đến thai nhi.

  • Miconazol là thuốc có tác dụng kháng nấm và ít được hấp thu qua đường toàn thân nên không có ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi ở giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Cách sử dụng: Đối với dạng viên đặt âm đạo cần đặt 1 viên/ngày trong vòng 7 ngày, đặt sâu trong âm đạo và nên đặt vào buổi trước khi đi ngủ, tránh vận động làm rơi thuốc. Đối với dạng kem bôi 2% cần bôi 2 lần/ngày trong 7 ngày.
  • Clotrimazole là thuốc chống nấm tại chỗ, phổ rộng với 2 dạng đặt âm đạo và dạng bôi. Thuốc không gây hại cho thai nhi trong suốt giai đoạn từ 3 tháng giữa đến 3 tháng cuối của thai kỳ. Cách sử dụng: Kem bôi âm đạo 2% dung 2-3 lần/ngày trong 7 ngày. Đối với thuốc đặt âm đạo cách sử dụng tương tự như Miconazol.
Thuốc đặt điều trị viêm âm đạo
Thuốc đặt điều trị viêm âm đạo

Thông thường bệnh nhân sẽ được điều trị trong vòng 7 – 14 ngày với tùy từng trường hợp. Ngoài ra mẹ bầu cần vệ sinh vùng kín bằng cách sử dụng thêm dung dịch vệ sinh Intima hàng ngày để tránh sự xâm nhập thêm của vi khuẩn và nấm từ môi trường bên ngoài.

* Lưu ý: không nên tự ý sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai mà không tham khảo ý kiến bác sĩ.

3. Lưu ý khi bị viêm âm đạo khi mang thai

Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của phụ nữ thường thay đổi khiến cho môi trường âm đạo bị cân bằng pH gây tình trạng viêm âm đạo khi mang thai. Vì vậy, mọi mẹ bầu cần chú ý và đi khám ngay khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nghi ngờ nào của viêm âm đạo, nhằm đảm bảo có phương pháp điều trị phù hợp nhất cho mỗi trường hợp cụ thể.

Dưới đây là một số lưu ý trong quá trình điều trị viêm nấm âm đạo khi mang thai:

  • Không nên tự ý sử dụng thuốc do hiện nay có rất nhiều loại thuốc không được dùng trong quá trình mang thai do ảnh hưởng tới thai nhi.
  • Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo an toàn và hiệu quả..
  • Tránh quan hệ tình dục khi vẫn còn tình trạng viêm.
  • Bổ sung các thực phẩm giàu lợi khuẩn như sữa chua, thực phẩm lên men,…
  • Sử dụng các loại quần lót thoải mái, thấm hút tốt và giặt ngay sau khi thay ra, phơi dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Duy trì việc vệ sinh sạch sẽ vùng kín hàng ngày để bảo vệ sức khỏe và phòng tránh các vấn đề liên quan.
  • Thực hiện việc tập thể dục và giữ gìn lối sống lành mạnh là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.
Giặt quần lót với xà phòng ngay sau khi thay
Giặt quần lót với xà phòng ngay sau khi thay

4. Kết luận

Viêm nấm âm đạo là một bệnh lý rất dễ tái phát. Do đó, người bệnh cần tuân thủ điều trị, khám định kỳ thường xuyên và lưu ý những điều trên để đảm bảo sức khỏe và có một thai kỳ khỏe mạnh. Để được tư vấn và giải đáp thắc mắc với chuyên gia về lĩnh vực sản phụ khoa vui lòng liên hệ qua Zalo của phòng khám tại đây.

Bài viết liên quan

Phân tích ca bệnh
Nguyên nhân điều trị rong kinh nhưng đặt vòng thất bại

Điều trị rong kinh là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tìm hiểu ca bệnh đặt vòng thất bại được điều trị rong kinh qua bài sau.

Phân tích ca bệnh
Nguyên nhân kinh ra ít một, kéo dài sau áp lạnh cổ tử cung

Kinh ra ít là tình trạng khiến nhiều chị em lo lắng, đặc biệt là xuất hiện sau áp lạnh cổ tử cung. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?

Phân tích ca bệnh
Triệu chứng của nhiễm HPV – tầm soát quan trọng thế nào?

Nhiễm HPV là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Do đó, chị em cần nắm rõ các triệu chứng, tầm soát bệnh định kỳ để tránh hậu quả đáng tiếc. 

Phân tích ca bệnh
Kinh ra ồ ạt, dấu hiệu của Polyp cổ tử cung

Lượng máu kinh nguyệt của chị em luôn có sự khác nhau. Tuy nhiên, chị em bị kinh ra ồ ạt có thể dấu hiệu của Polyp cổ tử cung.

All in one
Liên hệ