Nên mổ lạc nội mạc tử cung trước hay sau khi có con

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Lạc nội mạc tử cung gây vô sinh không? Nên mổ lạc nội mạc tử cung trước hay sau khi có con? Lắng nghe chia sẻ của BS Ngọc Lan trong bài viết này nhé.

Mổ lạc nội mạc tử cung có nhiều ưu điểm, tuy nhiên cũng có những mặt hạn chế. Tùy mức độ bệnh, độ tuổi, kế hoạch mang thai mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Cùng đọc bài viết dưới đây nhé.

1. Thông tin bệnh

1.1. Lạc nội mạc tử cung là gì?

Bình thường, các mô nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung) phát triển ở khoang trong tử cung. Tuy nhiên, những mô này phát triển ở những vị trí khác như: buồng trứng, ống dẫn trứng, trong cơ tử cung hoặc các cơ quan bên trong khung chậu, ổ bụng… gây nên bệnh lý lạc nội mạc tử cung.

Bệnh xuất hiện ở các vị trí buồng trứng, vòi trứng, cơ tử cung.
Bệnh xuất hiện ở các vị trí buồng trứng, vòi trứng, cơ tử cung và mổ lạc nội mạc tử cung nếu cần thiết

Cũng giống như lớp niêm mạc tử cung bình thường khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ bong ra và xuất hiện hành kinh (ra máu theo chu kỳ). Vì vậy, cơ chế chảy máu và gây đau của lạc nội mạc tử cung cũng tương tự như vậy. Tuy nhiên, máu sẽ không được đưa ra ngoài mà chảy vào trong khung chậu hoặc ổ bụng.

Bệnh chảy máu bất thường sẽ gây nên phản ứng viêm vô khuẩn, kích thích hình thành sẹo. Từ đó, nó gây đau,biến đổi giải phẫu cơ quan sinh dục. Cho đến nay, người ta vẫn chưa lý giải được nguyên nhân nào gây ra tình trạng này.

1.2. Dấu hiệu thường gặp của bệnh

Tùy từng trường hợp, bệnh được thể hiện ở những mức độ và triệu chứng khác nhau. Có chị em than phiền về tình trạng đau vùng chậu mãn, có chị em lại than phiền về tình trạng vô sinh, hiếm muộn lại có người chỉ phát hiện thông qua đi thăm khám.

Đau là triệu chứng mà chị em than phiền nhiều nhất, được thể hiện trong các trường hợp như:

  • Đau vùng chậu: xuất hiện theo chu kỳ, có thể trước hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt (thống kinh).
  • Giao hợp đau: có thể xuất hiện đau sâu trong hoặc sau khi giao hợp.
  • Đau vùng chậu mạn tính: Một số trường hợp có thể xuất hiện đau vùng chậu mạn (đau kéo dài > 06 tháng).

Tình trạng này gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng sinh hoạt cũng như đời sống của chị em. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết không có sự tương quan giữa mức độ đau và tiến triển bệnh.

1.3. Lạc nội mạc tử cung gây vô sinh?

Tùy theo vị trí của bệnh mà nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của chị em ở các mức độ khác nhau. Hầu hết, bệnh xảy ra ở buồng trứng, ống dẫn trứng, một số trường hợp nghiêm trọng có thể xảy ra ở gan, thận, ruột, não.

Sự phát triển của mô lạc nội mạc phụ thuộc vào sự thay đổi nội tiết diễn ra hàng tháng. Điều này có nghĩa là các mô lạc nội mạc này sẽ bong ra và chảy máu trong chu kỳ kinh nguyệt, gây ra đau đớn và khó chịu ở nhiều vị trí trên cơ thể.

Theo thời gian, với sự lặp đi lặp lại hiện tượng trên, các chất kết dính và mô sẹo sẽ hình thành, làm suy giảm chức năng của buồng trứng và gây vô sinh. Nguyên nhân bởi mô sẹo có thể chặn đường di chuyển của trứng qua ống dẫn trứng hoặc ngăn trứng làm tổ trên niêm mạc tử cung.

Với những biểu hiện trên, để phát hiện và phòng tránh những biến chứng về bệnh, chị em nên được thăm khám sớm và chủ động tại cơ sở y tế uy tín giúp phát hiện sớm và có hướng điều trị phù hợp.

2. Phác đồ điều trị

Tùy thuộc vào mức độ bệnh, độ tuổi, kế hoạch mang thai của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có phương pháp điều trị do chưa tìm được nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị đặt ra với mục đích chủ yếu:

  • Điều trị triệu chứng: giảm đau và hỗ trợ sinh sản
  • Làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh: bảo tồn khả năng sinh sản và phòng ngừa tiến triển đau mạn tính
  • Hạn chế tối đa phẫu thuật: Xác định người bệnh nào được hưởng lợi từ phẫu thuật, thời điểm phù hợp để phẫu thuật. Duy trì điều trị sau phẫu thuật có ý nghĩa quan trọng.

Hiện nay, điều trị lạc nội mạc tử cung chia thành 2 phương pháp chính: điều trị nội khoa và điều trị phẫu thuật. Có thể phối hợp 2 phương pháp để mang lại kỳ vọng tốt hơn cho bệnh nhân.

2.1. Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa được xem là phương pháp ưu tiên hàng đầu trong điều trị bệnh này. Đây là phương pháp sử dụng thuốc nhằm ngăn chặn các triệu chứng của bệnh. Hiện nay, có 2 nhóm thuốc được áp dụng trong điều trị:

  • Điều trị nội tiết: viên tránh thai kết hợp, progestins, chất đối kháng và tương tự GnRh
  • Điều trị không nội tiết: kháng viêm, chống oxy hóa và điều hòa miễn dịch

2.2. Điều trị ngoại khoa

Mổ lạc nội mạc tử cung là phương pháp điều trị xâm lấn, nó vừa giúp chẩn đoán vừa là biện pháp duy nhất giúp loại bỏ hoàn toàn mô lạc nội mạc. Các hình thức phẫu thuật chia thành:

  • Phẫu thuật cắt bỏ mô lạc nội mạc: Điều trị bệnh bằng phương pháp nội soi hoặc mổ mở giúp loại bỏ các mô nội mạc lạc chỗ, gỡ dính và phục hồi giải phẫu.
  • Phẫu thuật cắt tử cung: Là phương pháp có thể điều trị triệt để mà không lo tái phát bệnh tuy nhiên việc phẫu thuật cắt tử cung thường không phổ biến, được áp dụng trong trường hợp nặng và người bệnh không có nhu cầu sinh con nữa.

Ưu điểm:

  • Giúp chẩn đoán xác định, điều trị đồng thời
  • Loại trừ một số bệnh lý khác
  • Hiệu quả giảm đau sau phá hủy mô lạc nội mạc
  • Cải thiện tỉ lệ có thai
  • Phục hồi giải phẫu vùng chậu

Nhược điểm:

  • Là phương pháp điều trị xâm lấn;
  • Rủi ro, biến chứng phẫu thuật cao;
  • Phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và tay nghề của phẫu thuật viên;
  • Cần trang thiết bị và đội ngũ phẫu thuật được huấn luyện;
  • Nguy cơ cao giảm dự trữ buồng trứng;
  • Nguy cơ mãn kinh sớm do phẫu thuật;
  • Nguy cơ tái phát sau phẫu thuật ( nhất là ở bệnh nhân trẻ tuổi).

Bệnh được coi là bệnh mạn tính, đòi hỏi kế hoạch điều trị suốt đời, tối ưu hóa nội khoa và tránh tình trạng phẫu thuật lặp đi lặp lại.

3. Khi nào nên mổ lạc nội mạc tử cung?

Nhiều chị em thắc mắc, thời điểm nào nên mổ lạc nội mạc tử cung. Theo các chuyên gia, chỉ định phẫu thuật lạc nội mạc nên được cân nhắc khi:

  • Đau vùng chậu không đáp ứng hoặc chống chỉ định điều trị nội khoa
  • Lạc nội mạc tử cung sâu điều trị nội khoa thất bại
  • Nghi ngờ tổn thương ác tính
  • Chèn ép cơ quan lân cận
  • Gây vô sinh, hiếm muộn

Mặc dù việc cải thiện khả năng sinh sản sau phẫu thuật đã được khẳng định như việc loại bỏ các mô bị tổn thương, tiếp cận các bộ phận quan trọng của cơ quan sinh sản là một bước thiết yếu để phục hồi sức khỏe sinh sản.

Tuy nhiên, phẫu thuật có nguy cơ làm giảm dự trữ buồng trứng, nguy cơ mãn kinh sớm từ đó cũng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này.

Phẫu thuật mổ lạc nội mạc tử cung cũng không phải là biện pháp điều trị triệt để. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể tái phát nếu các mô bị sót lại.

Vì vậy, hãy cân nhắc kỹ những ưu và nhược điểm, đồng thời tham khảo ý kiến chuyên môn của bác sĩ về tình trạng và mong muốn của bản thân để lựa chọn thời điểm phẫu thuật giúp mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất cho chị em.

4. Sau khi mổ lạc nội mạc tử cung bao lâu thì có thai?

Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn cũng như các yếu tố trong cuộc mổ mà thời gian hồi phục sau mổ lạc nội mạc tử cung mà bác sĩ sẽ đưa ra thời điểm phù hợp để mang thai.

Theo nguyên tắc chung, nếu việc mang thai không xảy ra sau 6 tháng sau phẫu thuật, các phương pháp điều trị hỗ trợ sinh sản sinh sản được áp dụng.

Sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản giúp chị em tăng khả năng mang thai.
Sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản giúp chị em tăng khả năng mang thai.

5. Lời khuyên của bác sĩ về mổ lạc nội mạc tử cung

Khi nào nên mổ lạc nội mạc tử cung được cân nhắc phụ thuộc vào mức độ bệnh, triệu chứng, độ tuổi và kế hoạch mang thai của từng bệnh nhân. Phẫu thuật được đặt ra khi điều trị nội khoa không mang lại kết quả.

Tuy nhiên, mổ lạc nội mạc tử cung cũng có những điểm hạn chế, Vì vậy, chị em nên đi khám sớm để phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị phù hợp, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Cùng tham gia group để học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm về trường hợp của bạn ngay tại đây nhé.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Soi tươi huyết trắng để làm gì?

Nhiều chị em thắc mắc: “Soi tươi huyết trắng để làm gì?”. Đây là một xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh lý phụ khoa. Cùng bài viết tìm hiểu nhé.

Thông tin kiến thức
Hướng dẫn cách đọc kết quả soi tươi dịch âm đạo

Soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán mức độ viêm và tác nhân gây bệnh phụ khoa. Tìm hiểu cách đọc kết quả bình thường và bất thường để điều trị kịp thời.

Thông tin kiến thức
Clue cell trong kết quả soi tươi là gì?

Nhiều chị em khi nhận được kết quả xét nghiệm chưa nắm rõ Clue cell trong kết quả soi tươi là gì. Tìm hiểu ngay về Clue cell trong xét nghiệm soi tươi.

Thông tin kiến thức
Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

All in one
Liên hệ