Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Kinh nguyệt ra ít là triệu chứng rất thường gặp ở chị em trong những ngày hành kinh. Cùng làm rõ nguyên nhân kinh nguyệt ra ít ở bài viết dưới!

Kinh nguyệt ra ít nguy hiểm không là vấn đề thường gặp ở phụ nữ và gây ra những lo lắng về sức khỏe sinh sản. Cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân kinh nguyệt ra ít và dấu hiệu của vấn đề này qua bài viết dưới đây!

1. Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt ra ít

Kinh nguyệt ra ít có thể do nhiều nguyên nhân gây ra
Kinh nguyệt ra ít có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Kinh nguyệt thường xuất hiện đều đặn mỗi tháng theo chu kỳ, kéo dài từ 3 đến 7 ngày và lượng máu mất đi khoảng 50 – 80ml. Nếu nhận thấy lượng máu kinh ít hơn so với trước, bạn có thể đang gặp tình trạng kinh nguyệt ra ít, với số lượng máu giảm chỉ còn một nửa hoặc một phần ba so với các tháng bình thường.

Tình trạng này có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp vấn đề sức khỏe nào đó và bạn nên theo dõi kỹ lưỡng, cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng tiếp tục diễn ra.

Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể không chú ý và không biết chính xác lượng máu mất đi mỗi lần hành kinh. Vì vậy, để kiểm tra chính xác hơn, bạn nên dựa vào số ngày hành kinh. Nếu số ngày này ít hơn bình thường, dưới 2 ngày, điều này có thể cho thấy kinh nguyệt của bạn ra ít.

Một cách khác để nhận biết là đếm số lượng băng vệ sinh sử dụng. Nếu số lượng băng vệ sinh giảm đi so với thường lệ, điều này có nghĩa là lượng máu kinh của bạn đang ít hơn so với bình thường.

2. Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Một số nguyên nhân máu kinh ra ít hơn bình thường ở phụ nữ trong chu kỳ kinh nguyệt bao gồm:

  • Rối loạn kinh nguyệt do những rối loạn về nội tiết tố ảnh hưởng lớn đến ngày hành kinh khiến cho máu kinh có những biểu hiện bất thường đặc biệt là ra ít.
  • Kinh nguyệt ra ít có thể do tình trạng niêm mạc tử cung bị bong ra một cách bất thường, có thể xảy ra do một số bệnh lý như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung,…
  • Do chế độ ăn uống không lành mạnh khiến cho phụ nữ bị thay đổi cân nặng với số cân lớn dẫn đến sự mất cân bằng trong sản xuất lượng hormone ( đặc biệt là estrogen), điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Phụ nữ dễ bị căng thẳng và stress ở trong công việc trong một thời gian dài, điều này cũng gây ra những ảnh hưởng lớn đến tính chất kỳ kinh nguyệt.
  • Sử dụng thuốc tránh thai, đặt vòng hoặc dán miếng tránh thai, thường kèm theo máu kinh màu sẫm tối và trong một số trường hợp nghiêm trọng, có thể dẫn đến mất kinh.
  • Mang thai ngoài tử cung có thể gây ra máu, dễ nhầm lẫn với tình trạng này. 
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn tiền mãn kinh hoặc các bé gái bắt đầu có kinh nguyệt.
  • Các bệnh lý như tuyến giáp, buồng trứng đa nang, sẹo sau khi nạo hoặc nong tử cung và hẹp cổ tử cung có thể gây ra hiện tượng trên.

3. Kinh nguyệt ra ít có sao không?

Vậy tình trạng kinh nguyệt ra ít nguy hiểm không? Kinh nguyệt bị rối loạn, ra máu nhiều hoặc ít đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo nghiên cứu của các chuyên gia sản phụ khoa, hiện tượng này có thể gây ra một số tác động tiêu cực đến sức khỏe như sau:

  • Cảnh bảo về sức khỏe sinh sản có thể bị ảnh hưởng ở trong tương lai, dễ khiến bệnh nhân bị tình trạng vô sinh thứ phát.
  • Người bệnh có thể đang mắc các bệnh phụ khoa nguy hiểm như viêm cổ tử cung, u xơ tử cung hay u nang buồng trứng,…
  • Việc rối loạn những chức năng sinh lý khiến cho người bệnh cảm thấy sợ cảm giác khi quan hệ, giảm trầm trọng ham muốn tình dục, tăng triệu chứng lãnh cảm,… Điều này gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống trong hôn nhân và hạnh phúc gia đình.

Chị em tuyệt đối không nên chủ quan khi đã phát hiện bản thân có tình trạng kinh nguyệt ra ít. Bạn nên đi khám sớm nhất tại những phòng khám phụ khoa có uy tín để có thể được chẩn đoán chính xác nhất tình trạng của bản thân và điều trị phù hợp.

4. Kinh nguyệt ra ít có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản không?

Khi nhận thấy tình trạng kinh nguyệt ra ít, quá nhiều hoặc chu kỳ không đều, chị em phụ nữ thường cảm thấy lo lắng và suy nghĩ liệu rằng kinh ít có nguy hiểm không, kinh nguyệt ít có ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản không.

Theo các chuyên gia, lượng máu kinh ít có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai do sự rối loạn chức năng buồng trứng. Rối loạn này dẫn đến sự bất thường trong quá trình phát triển và rụng trứng, khiến trứng không thể trưởng thành đầy đủ hoặc không đủ điều kiện để thụ thai. Ngoài ra, buồng trứng cũng giảm sản xuất estrogen và progesterone – hai hormone quan trọng cho sự phát triển của niêm mạc tử cung và quá trình thụ thai.

Không phóng noãn trong chu kỳ kinh khiến thiếu hụt noãn để có thể thụ thai. Buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến khả năng có con do rối loạn quá trình rụng trứng và tạo ra trứng kém chất lượng. Đây là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến tình trạng hiếm muộn ở nữ giới.

5. Cách điều trị kinh nguyệt ra ít

Kinh nguyệt ít có thể do nhiều yếu tố gây ra, bao gồm rối loạn nội tiết tố, thai ngoài tử cung, sử dụng biện pháp tránh thai,… Nếu gặp tình trạng này, bạn cần đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân dẫn đến kinh nguyệt ít dựa trên tiền sử bệnh, khám phụ khoa và các xét nghiệm cần thiết. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp, có thể bao gồm thuốc, thay đổi lối sống hoặc điều trị phẫu thuật (nếu cần thiết).

Uống thuốc là phương pháp điều trị kinh nguyệt ra ít ở phụ nữ
Uống thuốc là phương pháp điều trị kinh nguyệt ra ít ở phụ nữ

Kinh nguyệt ít và dai dẳng có thể được điều trị bằng thay đổi lối sống, thuốc hoặc biện pháp tránh thai nội tiết tố: 

  • Thay đổi lối sống bao gồm ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên, giảm căng thẳng.
  • Thuốc có thể được sử dụng để điều hòa nội tiết tố như các loại thuốc tránh thai hoặc các thuốc tác động lên hormon vùng dưới đồi (GnRH).
  • Biện pháp tránh thai nội tiết tố như viên uống tránh thai, miếng dán tránh thai có thể giúp kinh nguyệt trở nên đều đặn hơn.
  • Nếu kinh nguyệt ít là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc khác hoặc đề nghị các biện pháp can thiệp khác.

Kinh nguyệt ra ít trong khoảng 2-3 ngày là bình thường. Tuy nhiên, nếu chậm kinh và nghi ngờ mang thai, bạn nên thử thai bằng que thử thai nhanh. Chị em hãy theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và đi khám bác sĩ khi cần thiết để đảm bảo sức khỏe sinh sản.

6. Làm gì khi kinh nguyệt ra ít?

Lo lắng khi kinh nguyệt ra ít là điều bình thường. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá chủ quan. Một số lưu ý chị em cần quan tâm bao gồm:

  • Gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám, kiểm tra tìm nguyên nhân.
  • Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ.
Thăm khám tại cơ sở y tế sớm để tìm ra nguyên nhân kinh nguyệt ra ít
Thăm khám tại cơ sở y tế sớm để tìm ra nguyên nhân kinh nguyệt ra ít

Ngoài ra, để khắc phục được hiện tượng này, các chị em cũng cần:

Vệ sinh vùng kín đúng cách là biện pháp thiết yếu để phòng ngừa bệnh phụ khoa, đặc biệt trong kỳ kinh nguyệt. Cần lưu ý:

  • Thay băng vệ sinh sau mỗi 3-4 tiếng để hạn chế vi khuẩn phát triển.
  • Vệ sinh vùng kín bằng nước ấm và dung dịch vệ sinh phụ nữ trung tính.
  • Rửa từ trước ra sau, không thụt rửa sâu vào âm đạo.
  • Giữ vùng kín khô ráo, mặc quần lót thoáng mát.

Bổ sung đầy đủ dưỡng. Nên ăn nhiều thực phẩm:

  • Giàu sắt: thịt đỏ, gan, rau bina, đậu lăng,…
  • Giàu vitamin: cam, bưởi, ớt chuông, bông cải xanh,…
  • Giàu đạm: cá, trứng, sữa,…

Hạn chế:

  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: đồ chiên rán, thức ăn nhanh,…
  • Chất kích thích: rượu bia, cà phê, thuốc lá,…
  • Thức ăn quá mặn: đồ hộp, đồ muối chua,…

Duy trì lối sống khoa học:

  • Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng.
  • Ngủ đủ giấc, ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm.
  • Tránh thức khuya, sử dụng chất kích thích.

Không nên tự ý mua thuốc về tự điều trị khi chưa có hướng dẫn, tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

7. Khi nào phải đi gặp bác sĩ?

Kinh nguyệt ra ít hoặc không thấy kinh nguyệt là dấu hiệu bất thường cần đi khám bác sĩ. Việc khám cần thiết khi:

  • Mất kinh 3 tháng liên tiếp và không mang thai.
  • Nghĩ rằng có thể đang mang thai.
  • Kinh nguyệt không đều đặn.
  • Chảy máu giữa các kỳ kinh.
  • Đau bụng kinh dữ dội.
  • Có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác.

Để khám sản phụ khoa và sàng lọc ung thư cổ tử cung, người bệnh có thể đặt lịch với phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản phụ khoa tại đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

    Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

    Thông tin kiến thức
    Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

    Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

    Thông tin kiến thức
    Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

    Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

    Thông tin kiến thức
    Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

    Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

    All in one
    Liên hệ