Lộ tuyến cổ tử cung: Cách nào để sống chung

Lộ tuyến cổ tử cung: Cách nào để sống chung

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý hay gặp và rất dễ tái nhiễm ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Cùng tìm hiểu cách sống chung với lộ tuyến cổ tử cung trong bài viết sau.

Lộ tuyến cổ tử cung là bệnh hay gặp ở phụ nữ, gây cảm giác khó chịu và mất tự tin trong cuộc sống. Tuy có nhiều phương pháp điều trị nhưng nếu người bệnh không chăm sóc vùng kín đúng cách, tình trạng lộ tuyến rất dễ quay trở lại.

Cùng tìm hiểu cách sống chung với bệnh lý này qua bài viết dưới đây nhé!

1. Sơ lược về lộ tuyến cổ tử cung

1.1. Lộ tuyến cổ tử cung là gì?

Tử cung là bộ phận quan trọng trong hệ thống sinh dục nữ có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi và tham gia mật thiết vào thời kỳ kinh nguyệt của các chị em.

Tử cung cấu tạo bởi hai phần là thân tử cung ở trên và cổ tử cung ở dưới. Cụ thể là:

  • Thân tử cung: là nơi tiếp xúc với buồng trứng (cơ quan dự trữ và sản xuất trứng đủ điều kiện thụ tinh) qua ống dẫn trứng (cơ quan có cấu trúc tương tự hình ống, là nơi gặp nhau của trứng và tinh trùng). 
  • Cổ tử cung: là cơ quan nằm giữa tử cung và âm đạo (có cấu trúc dạng ống nối giữa bộ phận sinh dục ngoài và tử cung).

Bình thường, cổ tử cung được bao phủ bên ngoài bằng lớp tế bào biểu mô lát – giúp bảo vệ cổ tử cung. Lớp tế bào này không có khả năng tiết dịch. Bên trong cổ tử cung là các tế bào biểu mô tuyến có nhiệm vụ tiết dịch giúp duy trì pH âm đạo bình thường.

Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào tuyến cổ tử cung phát triển quá mức thay thế cho các tế bào biểu mô lát ở bên ngoài. Các tế bào tuyến này vẫn tiếp tục tiết ra dịch âm đạo khiến cho lượng dịch được sinh ra nhiều hơn bình thường.

Điều này khiến cho pH âm đạo thay đổi, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển, gây nên tình trạng viêm nhiễm ở cổ tử cung.

Các tế bào tuyến phát triển ra phía ngoài cổ tử cung gây ra tình trạng lộ tuyến
Các tế bào tuyến phát triển ra phía ngoài gây ra tình trạng lộ tuyến cổ tử cung

1.2. Dấu hiệu nhận biết

Sự phát triển quá mức tế bào tuyến cổ tử cung ra bên ngoài thường có nhiều mức độ. Vì vậy, các triệu chứng của bệnh lý này thường đa dạng và không phải lúc nào cũng dễ nhận biết. Cụ thể là:

  • Dịch âm đạo nhiều hơn bình thường.
  • Ngứa vùng kín.
  • Dịch âm đạo có mùi hôi.
  • Dịch âm đạo có màu sắc bất thường như màu vàng, màu trắng đục hay màu xanh.
  • Chảy máu sau quan hệ.
  • Đau bụng dưới.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Chảy máu âm đạo bất thường.

1.3. Đối tượng hay mắc

Chị em nếu có một trong những dấu hiệu nhận biết như sau thì thường có nguy cơ lộ tuyến cổ tử cung cao hơn những người khác:

  • Quan hệ tình dục không an toàn.
  • Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng.
  • Phụ nữ đã sinh con.
  • Vệ sinh vùng kín không đúng cách, sử dụng dung dịch vệ sinh có tính tẩy rửa mạnh.
  • Đang mắc các bệnh phụ khoa khác.
  • Đặt vòng âm đạo sai cách.
  • Lạm dụng thuốc tránh thai.

2. Lộ tuyến cổ tử cung có nguy hiểm không? 

Lộ tuyến cổ tử cung là sự phát triển lành tính của các tế bào tuyến tại cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn tới một số vấn đề sau:

  • Bệnh phụ khoa: do các tế bào tuyến tăng tiết dịch làm thay đổi pH âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm phát triển nhanh chóng gây nên viêm cổ tử cung. Mặt khác, các vi sinh vật này có thể di chuyển vào tử cung, vòi trứng, buồng trứng gây nên viêm tử cung, viêm vòi trứng – buồng trứng.
  • Vô sinh: dịch âm đạo tiết nhiều gây cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng từ âm đạo đến ống dẫn trứng. Điều này khiến cho trứng và tinh trùng không thể thụ tinh gây ra vô sinh.
  • Ung thư: tình trạng viêm nhiễm kéo dài khiến cho tế bào biểu mô lát bên ngoài cổ tử cung cũng theo đó phát triển quá mức nhằm mục tiêu đưa cổ tử cung về trạng thái bình thường. Nếu tình trạng này diễn biến trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện những tổn thương ung thư như ung thư cổ tử cung.
  • Sa tử cung: lộ tuyến kết hợp với viêm cổ tử cung diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn tới sa tử cung.
  • Sảy thai, sinh non: với phụ nữ mang thai, tình trạng viêm lộ tuyến kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.
Lộ tuyến nếu không được điều trị có thể diễn biến thành viêm ống dẫn trứng
Lộ tuyến nếu không được điều trị có thể diễn biến thành viêm ống dẫn trứng

3. Lộ tuyến cổ tử cung: nên làm gì?

3.1. Khám phụ khoa định kỳ

Các triệu chứng của bệnh lộ tuyến trong giai đoạn đầu thường mờ nhạt nên thường bị bỏ qua. Tuy nhiên, việc phát hiện bệnh lý này muộn lại khiến cho quá trình điều trị tình trạng lộ tuyến khó khăn hơn. Vì vậy, để điều trị tốt bệnh lý này, chị em nên:

  • Tuân thủ chỉ định điều trị
  • Tuyệt đối không tự ý điều trị.
  • Khám phụ khoa định kỳ.
  • Khi xuất hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, chị em nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám.

3.2. Phòng ngừa

Lộ tuyến cổ tử cung là bệnh hay mắc và dễ tái phát. Vì vậy, những chị em chưa mắc bệnh hoặc đã khỏi bệnh có thể tuân thủ một số biện pháp phòng ngừa bệnh lý này như:

  • Quan hệ tình dục an toàn: hạn chế số lượng bạn tình, không quan hệ khi đối phương có những bệnh lý lây truyền qua đường tình dục, sử dụng bao cao su mỗi lần quan hệ.
  • Không quan hệ tình dục mạnh bạo: trong quá trình quan hệ cần tránh những động tác mạnh bạo gây tổn thương âm đạo 
  • Hạn chế nạo phá thai: chị em nên có biện pháp phòng tránh thai an toàn, tránh nạo phá thai vì có thể ảnh hưởng tới cổ tử cung cũng như sức khỏe của phụ nữ sau này.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách: vệ sinh vùng kín hàng ngày bằng các dung dịch dịu nhẹ, không gây kích ứng. Ngoài ra, chị em cũng nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ trong ngày hành kinh, trước và sau quan hệ tình dục.
  • Thay băng vệ sinh thường xuyên: trong ngày “đèn đỏ”, băng vệ sinh nên được thay sau 4-6 giờ sử dụng để tránh vi sinh vật có hại có điều kiện phát triển và gây bệnh.
  • Lựa chọn quần lót: chị em nên lựa chọn quần lót thoải mái, vừa vặn, thấm hút tốt.
  • Thay quần lót hàng ngày: chị em nên thay quần lót hàng ngày, không mặc quần lót ẩm ướt.
  • Không thụt rửa âm đạo: việc thụt rửa sâu vào âm đạo có thể khiến pH âm đạo thay đổi, tạo điều kiện cho vi sinh vật có hại phát triển.
  • Không tự ý dùng thuốc: khi điều trị bất kỳ bệnh lý nào, chị em nên tuân thủ theo đơn thuốc cũng như hướng dẫn của bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ.
  • Khám phụ khoa: chị em nên duy trì thói quen khám phụ khoa định kỳ hoặc tái khám theo hướng dẫn của bác sĩ để phát hiện sớm tình trạng lộ tuyến cũng như những biến chứng liên quan.
Chị em nên thay băng vệ sinh 4-6 giờ mỗi lần để tránh vi sinh vật có hại phát triển 
Chị em nên thay băng vệ sinh 4-6 giờ mỗi lần để tránh vi sinh vật có hại phát triển

4. Lời khuyên từ bác sĩ

Lộ tuyến cổ tử cung là bệnh lý hay gặp ở phụ nữ và hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Vì vậy, khi mắc bệnh, chị em nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để điều trị tốt bệnh lý này.

Ngoài ra, khi xuất hiện một số dấu hiệu sau, chị em nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng dẫn kịp thời:

  • Dịch âm đạo ra nhiều bất thường, mùi hôi khó chịu.
  • Dịch âm đạo có màu vàng, xanh hoặc nâu.
  • Ngứa vùng kín kéo dài.
  • Đau bụng dưới.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn các kiến thức về sống chung với lộ tuyến cổ tử cung. Mặc dù, đây là bệnh lý thường gặp nhưng vẫn cần được theo dõi, điều trị để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra.

Nếu có bất cứ thắc mắc nào, chị em có thể tham gia group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA để trao đổi với cộng đồng và đặt câu hỏi trực tiếp cho bác sĩ Ngọc Lan nhé!

Để lại bình luận của bạn

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Điều trị phụ khoa22

    Điều trị phụ khoa

    Theo dõi thai sản22

    Theo dõi thai sản

    Hỗ trợ sinh sản22

    Hỗ trợ sinh sản

    điều trị phụ khoa222

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề bị trễ kinh 9 ngày của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/5/2024.
    Câu hỏi về vấn đề căng thẳng làm trễ kinh 1 tuần của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 23/3/2024.
    Câu hỏi về vấn đề trễ kinh khi tránh thai khẩn cấp của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 28/11/2024.
    Câu hỏi về vấn đề có thai khi trễ kinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 12/5/2024.