Nguyên nhân bị rong kinh và cách điều trị

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Nguyên nhân bị rong kinh là gì? Có giải pháp nào để điều trị rong kinh hiệu quả? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin hữu ích dành cho chị em.

Có rất nhiều nguyên nhân bị rong kinh mà chị em cần phải biết để phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả. BSCKII Lê Thị Quyên sẽ cùng chị em tìm hiểu về vấn đề này.

1. Dấu hiệu của rong kinh

Các dấu hiệu của rong kinh chị em có thể gặp bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo trong chu kỳ kinh nguyệt liên tục trên 7 ngày
  • Có thể trong máu xuất hiện những cục máu đông
  • Cơ thể mệt mỏi và da dẻ xanh xao
Dấu hiệu của rong kinh
Dấu hiệu của rong kinh

Khi cơ thể chị em xuất hiện một trong những vấn đề kể trên, chị em nên sớm đến các cơ sở y tế chuyên về sản phụ khoa để được thăm khám và xử trí càng sớm càng tốt, để tìm hiểu nguyên nhân bị rong kinh, tránh trường hợp kéo dài gây ra các biến chứng nguy hiểm.

2. Các nguyên nhân bị rong kinh

Nguyên nhân bị rong kinh rất đa dạng, được chia thành hai nhóm là nguyên nhân cơ năng và nguyên nhân thực thể.

2.1 Nguyên nhân rong kinh cơ năng

Các nguyên nhân rong kinh cơ năng liên quan mật thiết tới sự rối loạn của nội tiết tố, bao gồm:

  • Do tuổi dậy thì: trong hai năm đầu tiên bắt đầu có kinh, cơ quan sinh dục nữ giới vẫn đang trong quá trình phát triển và hệ nội tiết chưa ổn định, dẫn tới chu kỳ kinh nguyệt có thể không đều
  • Do tiền mãn kinh: chu kỳ kinh nguyệt thường thưa dần, có thể xuất hiện tình trạng rong kinh hoặc rong kinh rong huyết do niêm mạc tử cung quá sản hơn gấp 10 lần so với độ tuổi 20 – 45. 

2.2 Nguyên nhân rong kinh thực thể

Rong kinh thực thể thường do các tổn thương bệnh lý có thể khám và phát hiện được như:

Nguyên nhân khác:

Một số nguyên nhân bị rong kinh khác có thể kể tới như:

  • Tác dụng phụ dụng cụ tránh thai
  • Tác dụng phụ của các thuốc nội tiết, thuốc chống đông
  • Hậu quả của bệnh lý rối loạn đông máu

Do đó, rong kinh có thể là biểu hiện của một rối loạn nội tiết tạm thời nhưng cũng có thể là triệu chứng của các bệnh lý sản phụ khoa.

3. Biến chứng của rong kinh

Rong kinh kéo dài có thể dẫn tới các biến chứng hoặc bệnh lý khác, ví dụ như:

  • Thiếu máu: tình trạng này kéo dài gây mất máu dẫn tới thiếu máu thiếu sắt, từ đó biểu hiện ra bên ngoài với tình trạng da xanh xao và cơ thể dễ mệt mỏi
  • Đau bụng kinh dữ dội: rong huyết có thể có kèm theo triệu chứng đau bụng kinh dữ dội, đôi khi tình trạng đau bụng liên quan tới rong kinh xảy ra nghiêm trọng tới mức cần phải đến bệnh viện để xử lý.

Để khắc phục tình trạng này, người bệnh cần biết rõ nguyên nhân bị rong kinh để áp dụng phương án điều trị hợp lý.

4. Cách chẩn đoán rong kinh

Chẩn đoán nguyên nhân bị rong kinh phụ thuộc vào các triệu chứng rong kinh kéo dài kèm theo đau bụng,… cũng như kết hợp thực hiện một số các xét nghiệm như công thức máu, hóa sinh máu, siêu âm tử cung phần phụ,… hoặc các xét nghiệm chuyên sâu hơn.

Khám phụ khoa để chẩn đoán nguyên nhân bị rong kinh
Khám phụ khoa để chẩn đoán nguyên nhân bị rong kinh

Chẩn đoán sớm được bệnh cũng như nguyên nhân rong kinh rong huyết sẽ giúp bác sĩ đề ra các phác đồ điều trị phù hợp và đồng thời tránh được các tình huống nguy hiểm hoặc các biến chứng có thể xảy ra.

5. Cách điều trị rong kinh

Điều trị tình trạng này sẽ dựa trên nguyên nhân bị rong kinh và nhu cầu mang thai của người phụ nữ. Chị em nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa uy tín và không nên tự ý điều trị. Đây là các biện pháp điều trị chị em có thể hiểu thêm:

  • Chế độ ăn uống: để phòng tránh nguy cơ thiếu máu, chị em nên ăn uống đầy đủ các nhóm chất và bổ sung những thực phẩm chứa nhiều sắt như các loại hạt, quả vỏ đỏ, thịt đỏ,…
  • Bổ sung sắt: nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung sắt và bổ sung khi cần thiết
  • Sử dụng thuốc: một số tình trạng rối loạn nội tiết có thể được bác sĩ kê đơn thuốc chứa hormone để điều hòa cân bằng lại, từ đó giải quyết được rong kinh
  • Phẫu thuật: nếu rong kinh do các nguyên nhân thực thể như polyp, u xơ tử cung thì việc thực hiện phẫu thuật với các kỹ thuật khác nhau như giãn và nạo, cắt bỏ nội mạc tử cung, thuyên tắc động mạch tử cung,… sẽ điều trị được dứt điểm.  

6. Cách chăm sóc, phòng tránh rong kinh

Hiện nay chưa có cách để phòng ngừa nguyên nhân bị rong kinh. Tuy nhiên chị em có thể tham khảo một số gợi ý sau để làm giảm nguy cơ xuất hiện tình trạng này:

  • Khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần, phát hiện và điều trị sớm các yếu tố bất thường
  • Uống đủ nước phù hợp với nhu cầu cơ thể
  • Tập thể dục cường độ nhẹ để hỗ trợ giảm đau và giảm căng thẳng trong chu kỳ kinh nguyệt
  • Ăn các thực phẩm giàu các chất bổ máu sắt, vitamin B12, axit folic có trong thịt đỏ, rau xanh, các loại hạt, ngũ cốc, hoa quả,…
  • Hạn chế hoặc không sử dụng chất kích thích hoặc đồ uống có cồn hay đồ ăn nhanh, nhiều dầu mỡ,…

7. Lời khuyên của bác sĩ

Nguyên nhân bị rong kinh có rất nhiều. Tuy nhiên, điều quan trọng là chị em cần theo dõi và đi khám kịp thời để loại trừ các nguyên nhân nguy hiểm cũng như giải quyết được tình trạng rong kinh càng sớm càng tốt. 

Tham gia group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh phụ khoa sôi nổi nhất nền tảng Facebook - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các chị em có vấn đề tương tự và hỏi đáp với bác sĩ
Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ