Nguyên nhân đái buốt, đái rắt, đái ra máu tái phát

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đái buốt, đái rắt là triệu chứng rất thường gặp ở phụ nữ. Cùng tìm hiểu về ca bệnh đái buốt, đái rắt trong bài viết dưới đây với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan nhé!

Đái buốt, đái rắt hay đái ra máu là những triệu chứng điển hình trong nhiễm khuẩn tiết niệu. Tuy nhiên, đây cũng là những triệu chứng có thể gặp ở những bệnh lý phụ khoa. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về tình trạng này thông qua một ca bệnh cụ thể.

1. Ca bệnh đái buốt, đái rắt, đái ra máu tái phát

Chị Nguyễn Thị T.N (24 tuổi), đến Phòng khám Chuyên Khoa Siêu âm Sản Phụ khoa – BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan vào ngày 12/03/2024 với lý do: đái buốt, đái rắt, thỉnh thoảng có đái ra máu.

Tiền sử: Khoảng 1 năm trở lại đây bị đái buốt, đái rắt nhiều lần trong ngày, thỉnh thoảng có tiểu máu đã tự điều trị kháng sinh đã khỏi, nhưng một thời gian ngắn lại bị tái lại. PARA 0000, kinh nguyệt đều, đã tiêm phòng HPV đủ 3 mũi loại 9 type.

Người bệnh gặp tình trạng đái buốt, đái rắt tái phát nhiều lần.
Người bệnh gặp tình trạng đái buốt, đái rắt tái phát nhiều lần.

Kết quả khám (12/03):

Toàn thân: Mạch, huyết áp ổn định, da niêm mạc hồng hào, không có dấu hiệu nhiễm trùng.

Khám phụ khoa với mỏ vịt:

Bệnh nhân được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan lấy khí hư để làm xét nghiệm soi tươi. Kết quả soi tươi cho thấy có viêm âm đạo do tạp khuẩn. Ngoài ra, bệnh nhân được làm xét nghiệm nước tiểu và cho kết quả có tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu.

2. Kế hoạch điều trị

Kết luận: Viêm nhiễm âm đạo do tạp khuẩn – Nhiễm khuẩn đường tiết niệu thấp.

Kế hoạch điều trị cho chị N: Điều trị phối hợp viêm âm đạo bằng thuốc đặt âm đạo và nhiễm khuẩn tiết niệu bằng kháng sinh đường uống. Vệ sinh vùng kín đúng cách để hạn chế tái phát:

  • Vệ sinh vùng kín thường xuyên.
  • Vệ sinh bằng nguồn nước sạch, đảm bảo.
  • Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp, đảm bảo chất lượng.
  • Vệ sinh theo chiều từ trước ra sau.
  • Đặc biệt là cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ sau quan hệ tình dục.

3. Nguyên nhân tái phát và cách dự phòng nhiễm khuẩn tiết niệu ở phụ nữ

Bàn luận về ca bệnh: Chị N gặp tình trạng đái buốt, đái rắt và thi thoảng đái ra máu trong vòng 1 năm nay. Mỗi khi bệnh nhân có biểu hiện của nhiễm trùng tiết niệu bệnh nhân đều ra hiệu thuốc tự mua thuốc về tự điều trị, sau đợt điều trị bằng kháng sinh bệnh nhân hết triệu chứng. Tuy nhiên, có đợt 1 – 2 tuần sau lại có dấu hiệu tái phát triệu chứng.

Đợt gần đây nhất bệnh nhân có lại những triệu chứng trên và tự dùng kháng sinh như những lần trước tuy nhiên không đỡ. Vậy nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện của bệnh nhân là gì? Cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan phân tích:

Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ rất thường gặp.
Viêm đường tiết niệu ở phụ nữ rất thường gặp

Nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu thấp ở phụ nữ:

  • Ở nữ giới, niệu đạo (hay còn gọi là đường dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài) có vị trí rất gần hậu môn. Chính vì vậy, những vi khuẩn đường tiêu hóa dễ từ hậu môn lan vào niệu đạo, nhất là vi khuẩn E.coli có thể dễ dàng tấn công được niệu đạo của phụ nữ và từ đó gây ra tình trạng viêm nhiễm. Từ niệu đạo, vi khuẩn cũng gây ra những bệnh lý sẽ di chuyển ngược dòng lên trên bàng quang, rồi lên thận,… và có thể gây ra viêm nhiễm cho toàn bộ các cơ quan ở đường tiết niệu.
  • Niệu đạo ở nữ giới ngắn hơn nhiều so với nam giới nên vi khuẩn có thể nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc di chuyển lên phía trên bàng quang. Đây cũng chính là lý do mà tại sao nữ giới lại có nguy cơ bị viêm nhiễm đường tiết niệu cao hơn so với nam giới.
  • Những phụ nữ mà không biết cách vệ sinh vùng kín đúng cách, lau ngược từ sau ra trước sẽ vô tình tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh tấn công vào niệu đạo, làm tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu ở nữ giới.
  • Xuất hiện viêm đường tiết niệu sau khi quan hệ tình dục là do nhiễm khuẩn ngược dòng từ âm hộ, âm đạo. Vậy muốn điều trị dứt điểm cần giải quyết cả viêm âm đạo và nhiễm khuẩn tiết niệu.
  • Bệnh nhân tự điều trị, lần nào cũng dùng giống đơn cũ, điều này rất dễ dẫn đến hiện tượng kháng kháng sinh. Do đó lần gần đây bệnh nhân cũng dùng giống đơn cũ nhưng không có tác dụng.
  • Mỗi lần nhiễm khuẩn có thể triệu chứng giống nhau nhưng mức độ và nguyên nhân khác nhau nên tùy tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, việc tự điều trị sẽ gây ra hiện tượng mà dân gian vẫn thường hay nhắc đó là ”nhờn thuốc”.

Dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

  • Nếu buồn tiểu, người bệnh cần phải đi tiểu ngay, không nên nhịn tiểu. Khi đi tiểu cần lưu ý cố gắng đi cạn nước tiểu ở trong bàng quang.
  • Vệ sinh vùng kín đúng cách, nên lau khô từ trước ra sau, tránh lau theo chiều ngược lại sẽ tạo điều kiện vi khuẩn gây bệnh có cơ hội di chuyển từ hậu môn sang đường niệu đạo. Đặc biệt cần lưu ý không nên tự thụt rửa vùng kín.
  • Uống nhiều nước cũng là một cách giúp cho người bệnh phòng tránh viêm nhiễm đường tiết niệu. Vì khi uống nhiều nước, chúng ta sẽ đi tiểu nhiều hơn và dễ dàng có thể loại bỏ vi khuẩn ra khỏi cơ thể.
  • Không nên tắm ở trong bồn mà hãy tắm bằng vòi hoa sen. Nếu tắm trong bồn hoặc, ngâm mình quá lâu ở trong bồn tắm cũng sẽ khiến cho vi khuẩn dễ dàng có thể xâm nhập và tấn công đường tiết niệu.

Tắm bồn làm tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu

  • Dung dịch vệ sinh phụ nữ rất hữu ích nhưng nếu người bệnh lạm dụng hoặc sử dụng sản phẩm có tính tẩy rửa quá mạnh thì sẽ làm tăng sự kích ứng vùng kín và đồng thời tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
  • Nên vệ sinh vùng kín trước và sau khi quan hệ tình dục, đi tiểu sau khi quan hệ 5-10 phút để phòng tránh được nguy cơ viêm nhiễm. Đồng thời, cũng nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục để phòng tránh được nhiễm trùng đường tiết niệu và nhiều bệnh lý khác có thể lây truyền qua đường tình dục.
  • Không nên sử dụng sản phẩm màng ngăn âm đạo hoặc thạch diệt tinh trùng để ngừa thai vì những biện pháp này sẽ làm tăng thêm nguy cơ nhiễm trùng ở đường tiết niệu.
  • Luôn giữ vùng kín thật khô thoáng, mặc đồ lót có chất liệu cotton thoáng khí, không quá bó sát để có thể ngăn ngừa vi khuẩn phát triển.
  • Tái khám định kỳ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Lời dặn từ bác sĩ:

Người bệnh khi có bất kỳ các triệu chứng sau như đái buốt, đái rắt hay là đái ra máu cần nhanh chóng khám tại những cơ sở phòng khám và bác sĩ uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Ngoài ra, người bệnh cần tự biết cách phòng tránh viêm nhiễm bằng thay đổi thói quen chăm sóc vùng kín, không tự ý điều trị viêm nhiễm bằng kháng sinh mà không có sự tư vấn bệnh lý của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu bạn cần thêm thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Zalo tới phòng khám. Để đặt lịch khám sản phụ khoa và sàng lọc ung thư cổ tử cung tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, bạn có thể gọi đến số hotline: 0868 555 168 hoặc truy cập vào trang website của chúng tôi. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia vào nhóm Facebook, Zalo của chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc về sản phụ khoa.

Bài viết liên quan

Phân tích ca bệnh
Nguyên nhân điều trị rong kinh nhưng đặt vòng thất bại

Điều trị rong kinh là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tìm hiểu ca bệnh đặt vòng thất bại được điều trị rong kinh qua bài sau.

Phân tích ca bệnh
Nguyên nhân kinh ra ít một, kéo dài sau áp lạnh cổ tử cung

Kinh ra ít là tình trạng khiến nhiều chị em lo lắng, đặc biệt là xuất hiện sau áp lạnh cổ tử cung. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?

Phân tích ca bệnh
Triệu chứng của nhiễm HPV – tầm soát quan trọng thế nào?

Nhiễm HPV là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Do đó, chị em cần nắm rõ các triệu chứng, tầm soát bệnh định kỳ để tránh hậu quả đáng tiếc. 

Phân tích ca bệnh
Kinh ra ồ ạt, dấu hiệu của Polyp cổ tử cung

Lượng máu kinh nguyệt của chị em luôn có sự khác nhau. Tuy nhiên, chị em bị kinh ra ồ ạt có thể dấu hiệu của Polyp cổ tử cung.

All in one
Liên hệ