Nguyên nhân khám rong kinh phát hiện chửa trứng

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tại sao đi khám rong kinh phát hiện chửa trứng? Rong kinh và thai trứng có liên hệ gì với nhau? Cùng tìm lời giải đáp với BSCKII Lê Thị Quyên.

Chị em thắc mắc đi khám rong kinh phát hiện chửa trứng như thế nào? Rong kinh và thai trứng có mối liên hệ gì và điều trị thai trứng có để lại hậu quả hay biến chứng gì không? Cùng tìm lời giải đáp với BSCKII Lê Thị Quyên.

1. Thai trứng là gì? 

Sau khi quá trình thụ tình diễn ra, thai nhi và các phần phụ sẽ phát triển đồng đều cùng túi ối. Tuy nhiên, nếu tế bào nuôi ở gai rau phát triển quá nhanh đến mức bất thường, kết quả là gai rau dần bị thoái hóa và phù nề, hình thành nhiều túi dịch, dính vào nhau giống như chùm nho.

Các túi này liên kết với nhau bằng sợi nhỏ, chiếm phần lớn trong buồng tử cung và có đường kính khoảng vài chục milimet, ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai. Hiện tượng này được biết đến với tên gọi là thai trứng hoặc chửa trứng.

Chửa trứng có thể được phân thành hai loại:

  • Chửa trứng toàn phần: Không có tổ chức thai nhi. Các gai rau phình to, mạch máu lông rau biến mất và lớp tế bào nuôi phát triển mạnh mẽ.
  • Chửa trứng bán phần: Có một phần của thai nhi hoặc thai nhi hoàn chỉnh. Phần lớn gai rau chuyển thành túi nước, trong khi một phần của gai rau vẫn giữ nguyên trạng thái bình thường.

Ngoài ra, chửa trứng cũng có thể được phân biệt dựa vào tính chất:

  • Chửa trứng lành tính: Gai rau không xâm nhập vào cơ tử cung.
  • Chửa trứng ác tính (chửa trứng xâm nhập): Gai rau xâm nhập vào niêm mạc tử cung, xâm nhập sâu vào lớp cơ tử cung, thậm chí có thể làm thủng lớp cơ tử cung gây ra chảy máu ổ bụng.
Đôi khi chị em đi khám rong kinh phát hiện chửa trứng
Đôi khi chị em đi khám rong kinh phát hiện chửa trứng

2. Dấu hiệu phát hiện thai trứng 

Ban đầu, thai trứng thường trông giống như một thai kỳ điển hình. Tuy nhiên, sau đó, các biểu hiện không bình thường bắt đầu xuất hiện. Ví dụ, rong huyết sau khi trễ kinh vài tuần là một trong những triệu chứng phổ biến nhất ở phụ nữ mang thai trứng. Có những chị em đi khám rong kinh phát hiện chửa trứng. Các dấu hiệu cụ thể khác của thai trứng bao gồm:

  • Chảy máu âm đạo: Có thể ít hoặc nhiều, thường là máu đỏ sẫm, máu đen hoặc đỏ tươi, loãng và kéo dài trong 3 tháng đầu (tối đa 13 tuần);
  • Triệu chứng nghén nặng: Buồn nôn kéo dài, thể trạng mệt mỏi, xanh xao, đôi khi phù nề;
  • Tăng huyết áp, nước tiểu có protein;
  • Đau và gây đè ép vùng chậu;
  • Kích thước tử cung bất thường: Khoảng 50% trường hợp tử cung phát triển nhanh hơn so với tuổi thai, số còn lại có thể tử cung phát triển bình thường hoặc nhỏ hơn so với tuổi thai trong trường hợp thai trứng thoái triển.

Những dấu hiệu này có thể dẫn đến sự nhầm lẫn với dọa sảy thai trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, bác sĩ thường không thể tìm thấy thai nhi, túi ối hoặc nghe thấy tim thai ở phụ nữ chửa trứng trứng.

Trong trường hợp thai trứng toàn phần, có thể có thêm một số dấu hiệu đặc trưng như sau:

  • 54% bệnh nhân bị thiếu máu kèm thiếu sắt đáng kể;
  • 27% bệnh nhân có triệu chứng tiền sản giật sớm, có thể kèm theo cường giáp;
  • 7% trường hợp có các dấu hiệu như nhịp tim nhanh, da ẩm, tay run, và kết quả xét nghiệm FT3 và FT4 tăng.

Một trong những phương tiện chẩn đoán quan trọng nhất của thai trứng là hình ảnh siêu âm giống ruột bánh mì trong lòng tử cung và không thấy phần thai. Đồng thời, việc đo lường βhCG (Beta Human Chorionic Gonadotropin) cũng là một dấu hiệu quan trọng, khi mức độ này tăng cao, vượt quá 100.000 mUI/mL. Ngoài ra, bệnh nhân có thể có triệu chứng rong kinh và thai trứng được phát hiện khi chị em đi khám vì tình trạng này.

Thai trứng có thể được chẩn đoán qua hình ảnh ruột bánh mì trên siêu âm
Thai trứng có thể được chẩn đoán qua hình ảnh ruột bánh mì trên siêu âm

3. Nguyên nhân thai trứng 

Cho đến nay, lĩnh vực y học vẫn chưa khám phá ra một cách chính xác nguyên nhân gây ra chửa trứng. Tuy nhiên các nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố có thể ảnh hưởng như sau:

  • Sai sót trong yếu tố di truyền trong quá trình thụ tình dẫn đến các bất thường ở bộ nhiễm sắc thể. Khoảng 90% trường hợp chửa trứng có nguồn gốc từ người cha và 10% từ người mẹ.
  • Thường gặp ở phụ nữ dưới 20 tuổi hoặc trên 40 tuổi.
  • Phụ nữ đã sinh nhiều lần, hoặc có tiền sử thai nghén lần đầu không bình thường, hoặc đã có những bất thường ở tử cung, là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây ra chửa trứng.
  • Thiếu dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng không cung cấp đầy đủ các chất như đạm, axit folic, vitamin A… 

4. Mang thai trứng nguy hiểm không? 

Chửa trứng đa số là bất thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình tiến triển, nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như:

  • Băng huyết: Do trứng bị sảy gây ra tình trạng chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng của thai phụ.
  • Xâm lấn gây thủng tử cung: Do trứng xâm nhập sâu vào cơ tử cung, làm thủng lớp cơ tử cung, gây ra chảy máu trong ổ bụng.
  • Ung thư: Các tế bào chửa trứng có thể xâm nhập vào cơ thể mẹ qua đường máu, gây ra ung thư di căn đến các bộ phận khác. Đây cũng được gọi là hiện tượng ung thư nguyên bào nuôi, chiếm khoảng 10 – 30% các trường hợp chửa trứng.

5. Khám rong kinh phát hiện chửa trứng phải làm gì? 

5.1. Nạo hút thai trứng 

Khi tiến hành kỹ thuật này, bác sĩ sẽ truyền dung dịch mặn hoặc ngọt đẳng trương pha oxytocin cho bệnh nhân để giúp co hồi tử cung và cầm máu, đồng thời dùng kháng sinh để ngừa nhiễm trùng. 

Sau đó, máy hút dưới áp lực âm thường được sử dụng để đẩy nhanh quá trình hút và tránh chảy máu. Một vài trường hợp cần nạo hút thai trứng lại lần 2 sau đó 2 – 3 ngày để tránh sót trứng. Tổ chức mô được nạo hút ra sẽ được gửi đi làm mẫu giải phẫu bệnh phẩm.

5.2. Phẫu thuật cắt tử cung

Khám rong kinh phát hiện chửa trứng, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt tử cung. Chỉ định điều trị này sẽ áp dụng trong những trường hợp sau:

  • Người phụ nữ không còn nguyện vọng có con;
  • Bệnh nhân trên 40 tuổi;
  • Thai trứng xâm lấn làm thủng tử cung;

Bệnh nhân sẽ được phẫu thuật cắt tử cung toàn phần cả khối hoặc cắt tử cung toàn phần sau khi nạo hút trứng.

6. Mang thai trứng có ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ không? 

Phụ nữ đã có tiền sử chửa trứng sẽ không bị ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc cơ hội trở thành mẹ, ngay cả khi họ đã trải qua liệu pháp hóa trị. Hơn nữa, trong trường hợp mang thai lần tiếp theo, không có sự gia tăng nguy cơ của thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, thai non, hoặc bất kỳ biến chứng nào khác. Tỷ lệ tái phát chửa trứng chỉ chiếm khoảng 1 – 2%.

Tuy nhiên, người bệnh vẫn cần đợi khoảng một năm sau khi nồng độ βhCG trở về bình thường trước khi lên kế hoạch mang thai lại. Nếu mang thai trước thời điểm này, nồng độ βhCG có thể tăng cao và bác sĩ không thể chắc chắn về nguy cơ tái phát của các bất thường. Do đó, khi mang thai, phụ nữ nên thực hiện siêu âm định kỳ theo lịch trình trong ba tháng đầu của thai kỳ để đảm bảo sức khỏe của thai phụ.

Bệnh nhân cần đợi khoảng 1 năm sau khi nồng độ βhCG trở về bình thường trước khi lên kế hoạch mang thai
Bệnh nhân cần đợi khoảng 1 năm sau khi nồng độ βhCG trở về bình thường trước khi lên kế hoạch mang thai

7. Lưu ý sau điều trị thai trứng 

Tình trạng chửa trứng mặc dù đã được can thiệp nhưng vẫn cần được giám sát cẩn thận để phát hiện và điều trị các biến chứng nghiêm trọng. Thông thường, hơn 80% các trường hợp chửa trứng sau khi điều trị nạo hút sẽ tiến triển tốt. Nhưng số còn lại có thể tiếp tục phát triển các tế bào nuôi và tiết ra hCG, gây ra các biến chứng.

Vì vậy, khoảng hai tuần sau khi tiến hành nạo hút, bệnh nhân cần đến bệnh viện để thực hiện xét nghiệm định lượng beta hCG. Xét nghiệm này cần được thực hiện 2 tuần/lần trong 3 tháng đầu, sau đó là 2 tháng/lần cho đến khi đạt đến 12 tháng. Phụ nữ cần chú ý không thụ thai trong vòng một năm kể từ khi thực hiện nạo hút để đảm bảo an toàn.

Trong trường hợp phát sinh các biến chứng nghiêm trọng, người bệnh có thể cần phải điều trị bằng liệu pháp hóa trị hoặc phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn tử cung tùy thuộc vào mức độ của tình trạng. Thời gian điều trị và giám sát có thể kéo dài, do đó, người bệnh cần tuân thủ mọi chỉ định của bác sĩ một cách nghiêm ngặt.

Chửa trứng nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể xuất hiện các biến chứng nguy hiểm như băng huyết, thủng tử cung và ung thư nguyên bào nuôi. Chị em đôi khi gặp phải tình huống khám rong kinh phát hiện chửa trứng nên khi phát hiện các dấu hiệu như rong kinh, rong huyết, nghén nặng hay đau vùng chậu, chị em nên đặt lịch thăm khám phụ khoa ngay để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Tham gia group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI - cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm khám chữa bệnh phụ khoa sôi nổi nhất nền tảng Facebook - để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các chị em có vấn đề tương tự và hỏi đáp với bác sĩ
Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Chậm kinh 4 ngày có thai không?

Chậm kinh 4 ngày có thai không? Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như stress, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết.

Thông tin kiến thức
Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

Thông tin kiến thức
Cách xử lý rong kinh đau lưng hiệu quả

Rong kinh đau lưng có nguy hiểm không? Tại sao lại gặp tình trạng này? Cách xử lý như thế nào?

Thông tin kiến thức
Rau bám mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Rau bám mép là một dạng của nhau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung. Triệu chứng phổ biến là chảy máu âm đạo vào nửa sau thai kỳ. 

All in one
Liên hệ