7 dấu hiệu kinh nguyệt bất thường

7 dấu hiệu kinh nguyệt bất thường

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Kinh nguyệt bất thường có thể gây phiền toái cho phụ nữ. Biết dấu hiệu và điều trị kịp thời là rất quan trọng. Hãy tìm hiểu ngay để duy trì sức khỏe tốt!

Kinh nguyệt bất thường có thể gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống hàng ngày, đồng thời ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của phụ nữ. Vì vậy, việc hiểu rõ những dấu hiệu bất thường của kinh nguyệt rất quan trọng để có phương pháp điều trị phù hợp. 

1. Kinh nguyệt bất thường là gì?

Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung ra ngoài âm đạo do bóng lớp niêm mạc tử cung khi không có hiện tượng thụ tinh xảy ra.

Kinh nguyệt bất thường, hay còn được gọi là rối loạn kinh nguyệt, là sự bất thường về chu kỳ kinh hoặc một số triệu chứng kèm theo trong những ngày có kinh. Thời gian ra kinh nguyệt bất thường (rong kinh, vô kinh, thiểu kinh), về số lượng máu và tần số trong ngày hành kinh (cường kinh), hoặc những biến đổi màu sắc máu và những triệu chứng đau bụng dữ dội trong thời kỳ kinh nguyệt( thống kinh).

Đây là những dấu hiệu và triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau. Mặc dù không gây ra những vấn đề nghiêm trọng, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.

Quan niệm truyền thống cho rằng có thể do thay đổi thời tiết, ăn uống nghỉ ngơi không phù hợp. Tuy nhiên, thực tế là đây là dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau và nếu không được điều trị đúng cách, có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.

 2. Rối loạn kinh nguyệt có các dấu hiệu thường gặp gì?

 2.1, Vô kinh

Vô kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường, xảy ra khi có sự bất thường trong quá trình phát triển của bộ phận sinh dục, ví dụ như không phát triển hoàn toàn hoặc một phần của bộ phận sinh dục. N

ếu bộ phận sinh dục không phát triển hoàn thiện, như không có tử cung hoặc buồng trứng, thì sẽ không có hiện tượng kinh nguyệt.

Nếu kinh nguyệt xuất hiện sau 16 tuổi, đó được gọi là kinh nguyệt muộn. Nguyên nhân có thể do dậy thì muộn, buồng trứng phát triển kém hoặc muộn,dinh dưỡng kém, cơ thể nhỏ bé, gầy yếu hoặc do bệnh tật khiến cơ thể phát triển kém.

Nếu sau 18 tuổi mà vẫn chưa có kinh nguyệt, đó được gọi là vô kinh nguyên phát. Khi kinh nguyệt tự nhiên ngưng xuất hiện trong khoảng từ ba đến sáu tháng, đó được gọi là vô kinh thứ phát.

 2.2. Bế kinh

Đây là tình trạng máu kinh hàng tháng vẫn được tạo ra nhưng không thể thoát ra ngoài do các rối loạn giải phẫu. Một số trường hợp gây ra tình trạng bế kinh như:

  • Bế kinh do màng trinh không thủng: Đây là những trường hợp bộ phận sinh dục phát triển bình thường nhưng vì màng trinh dày, không thủng nên huyết kinh không thoát ra ngoài được.
  •  Bế kinh do âm đạo có vách ngăn: Trong âm đạo có xuất hiện vách ngăn ngang hoặc âm đạo không phát triển ở phần dưới nên huyết kinh không chảy ra ngoài được.
  •  Bế kinh do không có âm đạo: Trường hợp này xảy ra khi bộ phận sinh dục chỉ có tử cung và buồng trứng, không có âm đạo nên máu kinh không có đường ra và đọng lại trong tử cung rồi tràn lên vòi tử cung.
Màng trinh không thủng gây ra tình trạng bế kinh
Màng trinh không thủng gây ra tình trạng bế kinh

Hiện tượng kinh nguyệt bất thường này là nguyên nhân gây ra cơn đau bụng dưới hàng tháng, mỗi cơn kéo dài từ 3-4 ngày, sau đó trở lại trạng thái bình thường. Mức độ đau tăng lên sau mỗi lần, và sau 5-6 lần, người bệnh có thể cảm nhận một khối ở phía trên xương mu, thường gây ra cảm giác đau căng, quằn quại.

Trong trường hợp bế kinh do màng trinh không thủng, người bệnh sẽ cảm thấy nặng, căng tức ở âm hộ. Khi vạch hai môi bé ở âm hộ, họ sẽ thấy huyết kinh làm giãn căng màng trinh và có màu tím.

Huyết kinh không thoát ra được, ứ đọng lại làm căng phồng tử cung, sau đó tràn lên vòi tử cung, làm tử cung và vòi tử cung giãn căng, phá hủy niêm mạc tử cung và vòi tử cung, dẫn đến vô sinh. Huyết kinh ứ đọng tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể gây ra nhiễm khuẩn, vỡ ra và gây viêm ổ bụng.

 2.3. Rong kinh, rong huyết

Kinh nguyệt bất thường, thời gian kéo dài hơn một tuần, máu kinh không đông, lượng máu ra nhiều vào giữa chu kỳ kinh được gọi là rong kinh. Rong kinh – rong huyết kéo dài hơn 15 ngày hoặc xuất huyết ở bộ phận sinh dục (không phải do kinh nguyệt) kéo dài.

Rong kinh và rong huyết thường xuất phát từ việc lượng estrogen tăng cao mà không có sự phóng noãn. Progesterone không được tiết ra một cách cân đối với estrogen.

Nội mạc tử cung liên tục phát triển dày hơn, nhưng mạch máu không theo kịp, không cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng, dẫn đến hoại tử và bong ra từng mảng nhỏ, gây ra chảy máu kéo dài.

Rong kinh và rong huyết có thể đi kèm với các triệu chứng như đau bụng dưới, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt do mất máu. Thêm vào đó, một số trường hợp có thể gây sốt, ra khí hư trong viêm nhiễm sinh dục, chảy máu cam, chảy máu chân răng… có thể dẫn đến vô sinh. Đây là một tình trạng y tế nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế kịp thời.

 2.4. Thống kinh

Thống kinh là tình trạng đau quặn ở vùng bụng dưới (đôi khi còn kèm theo đau lưng, nhức đầu, tiêu chảy) khi có kinh nguyệt. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau lưng, tức ngực, căng vú, buồn nôn, và dễ xúc động. Hiện tượng kinh nguyệt bất thường này có thể xảy ra trước hoặc sau hành kinh vài ngày.

Tình trạng này có thể xuất phát từ việc niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin trong chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là trong hai ngày đầu của chu kỳ. Điều này được gọi là thống kinh nguyên phát. Có những trường hợp do thiếu hụt vi chất (như canxi) hoặc do các bệnh lý khác, được gọi là thống kinh thứ phát.

Để giải quyết vấn đề này, có thể sử dụng hormone sinh dục nữ progesteron, estrogen để giảm sự phát triển của niêm mạc tử cung, ức chế sự tổng hợp prostaglandin, giúp giảm đau.

Có thể sử dụng các loại thuốc tránh thai chứa hai hormone này và bắt đầu uống thuốc 2 – 3 ngày trước khi có kinh hoặc ngay khi thấy giọt kinh đầu tiên. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau chống co thắt, các kháng viêm không steroid (thuốc ức chế sản sinh ra prostaglandin) để giảm đau.

 2.5. Thiếu máu nhược sắc

Thiếu máu nhược sắc là tình trạng mất máu và mất sắt trong quá trình kinh nguyệt. Tình trạng này có thể được khắc phục bằng việc bổ sung chế độ ăn giàu sắt và sử dụng thuốc chứa sắt và axit folic.

 2.6. Cường kinh và thiếu kinh

Tình trạng máu kinh ra nhiều và kéo dài gọi là cường kinh. Điều này có thể do các tổn thương ở tử cung như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung tại cơ tử cung làm tử cung không co bóp tốt và chậm cầm máu…

Các bệnh như tăng huyết áp, rối loạn đông máu, bệnh thận… cũng có thể là nguyên nhân gây ra cường kinh. Cường kinh ảnh hưởng đến sức khỏe của phụ nữ do gây mất nhiều máu. Khi bị cường kinh, phụ nữ cần đến cơ sở y tế để được kiểm tra, phát hiện nguyên nhân và có biện pháp điều trị kịp thời.

Thiếu kinh là tình trạng máu kinh ra ít và thời gian ngắn (ít hơn hai ngày). Điều này có thể do các bệnh ở tử cung như tử cung nhi tính, dính buồng tử cung sau nạo hút thai, sau sinh… hoặc bệnh ở buồng trứng như suy sớm buồng trứng, ung thư buồng trứng… cũng gây ra hiện tượng này.

Kinh nguyệt bất thường gây ra nhiều phiền toái và lo lắng cho phụ nữ
Kinh nguyệt bất thường gây ra nhiều phiền toái và lo lắng cho phụ nữ

 2.7. Kinh nguyệt thưa

Kinh nguyệt thưa là hiện tượng hiện tượng kinh nguyệt bất thường có vòng kinh kéo dài hơn 35 ngày, thậm chí vài tháng (chu kỳ kinh nguyệt bình thường từ 21 đến 35 ngày). Điều này trái ngược với tình trạng kinh mau, khi vòng kinh chỉ từ 21 ngày trở xuống.

Nguyên nhân của kinh thưa là do sự bất thường ở trực tuyến dưới đồi và tuyến yên trong não, những nơi sản xuất hormone điều chỉnh sự bài tiết oestrogen và progesterone của buồng trứng. Chúng tạo ra những thay đổi trong niêm mạc tử cung để tạo ra kinh nguyệt hoặc chuẩn bị cho việc phôi thai đến và phát triển.

Kinh nguyệt thưa cũng có thể do rụng trứng ít, noãn bào phát triển chậm, kéo dài giai đoạn noãn chín. Chu kỳ rụng trứng ở môt số người có thể kéo dài đến hơn 40 ngày đến 2-3 tháng mặc dù số lượng máu và thời gian hành kinh bình thường.

Ngoài ra, hiện tượng kinh nguyệt bất thường này còn có thể do buồng trứng đa nang. Đây là trường hợp buồng trứng có nhiều nang cùng phát triển, nhưng không có nang nào chín và thường không phóng noãn (không có trứng rụng). Kinh nguyệt thưa còn có thể dẫn tới vô sinh nếu không được điều trị đúng và kịp thời.

Mặc dù hiện tượng kinh nguyệt bất thường kinh thưa không gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhưng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh con, vì ít rụng trứng nên tỷ lệ mang thai giảm. Do đó, nếu gặp tình trạng này, cần đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

3.  Kết luận

Kinh nguyệt bất thường có thể gây ra nhiều phiền toái và lo lắng cho phụ nữ. Để điều chỉnh kinh nguyệt trở lại bình thường, phụ nữ cần xây dựng một lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Trong trường hợp kinh nguyệt bất thường kéo dài, chị em nên tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời, hãy luôn lắng nghe cơ thể, thăm khám định kỳ để duy trì sức khỏe tốt và khả năng sinh sản.

Để lại bình luận của bạn

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Điều trị phụ khoa22

    Điều trị phụ khoa

    Theo dõi thai sản22

    Theo dõi thai sản

    Hỗ trợ sinh sản22

    Hỗ trợ sinh sản

    điều trị phụ khoa222

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề bị trễ kinh 9 ngày của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/5/2024.
    Câu hỏi về vấn đề căng thẳng làm trễ kinh 1 tuần của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 23/3/2024.
    Câu hỏi về vấn đề trễ kinh khi tránh thai khẩn cấp của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 28/11/2024.
    Câu hỏi về vấn đề có thai khi trễ kinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 12/5/2024.