Ung thư cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm cần phải được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung tại phòng khám BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan qua bài viết dưới đây nhé!
1. Khi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là một việc làm quan trọng, kể cả khi chị em đã tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng HPV. Ngoài dựa trên các yếu tố nguy cơ, tuổi cũng là một trong những vấn đề được cân nhắc khi thực hiện tầm soát bệnh lý này.
Tầm soát thư cổ tử cung có thể bao gồm các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm Pap: là xét nghiệm lấy tế bào vùng cổ tử cung rồi gửi đến phòng xét nghiệm đánh giá tính chất tế bào xem có bất thường không.
- Xét nghiệm HPV: nhằm phát hiện virus này ở cổ tử cung.
Theo độ tuổi, tầm soát ung thư cổ tử cung được khuyến cáo như sau:
1.1. Trước 21 tuổi
Chị em không cần làm xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung, kể cả với những người đã quan hệ tình dục.
1.2. Độ tuổi 21 đến 29
Chị em nên thực hiện tầm soát bằng xét nghiệm Pap lần đầu tiên vào năm 21 tuổi. Sau khi có kết quả, chị em nên tiếp tục tầm soát 3 năm/lần cho đến tuổi 29.
1.3. Độ tuổi 30 đến 65
Để sàng lọc ung thư cổ tử cung, người bệnh có thể lựa chọn 1 trong những phương pháp sau:
- Pap test: 3 năm/lần nếu kết quả bình thường.
- Phối hợp xét nghiệm HPV và Pap test: 5 năm/lần nếu kết quả bình thường.
- Xét nghiệm HPV: 5 năm/lần nếu kết quả bình thường.
1.4. Sau tuổi 65
Với những chị em không phát hiện các dấu hiệu bất thường có thể nhờ bác sĩ tư vấn có nên ngưng tầm soát không. Trong trường hợp có các dấu hiệu gợi ý thì chị em vẫn nên tầm soát để sớm phát hiện bệnh lý này.
2. Trước ngày đi tầm soát ung thư cổ tử cung cần lưu ý gì?
Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào vùng cổ tử cung (là bộ phận nằm bên dưới của tử cung – cơ quan hình quả lê có chức năng điều tiết máu mỗi chu kỳ kinh hoặc cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi khi mẹ mang thai) phát triển mất kiểm soát và tạo thành khối u.
Tầm soát ung thư cổ tử cung là việc làm tìm kiếm các tế bào ung thư cổ tử cung từ giai đoạn sớm, chưa có triệu chứng trên lâm sàng để có những phương pháp điều trị tốt nhất với người bệnh.
Trước khi tìm hiểu quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung, chị em cần lưu ý một số điểm cần lưu ý trước ngày thực hiện tầm soát như:
- Không tiến hành làm xét nghiệm khi có kinh nguyệt. Thời gian xét nghiệm là ít nhất 3 ngày sau sạch kinh.
- Không thụt rửa âm đạo (cơ quan dạng ống nối bộ phận sinh dục trong và ngoài) bằng các chất tẩy rửa mạnh trong vòng 2-3 ngày trước khi xét nghiệm.
- Không quan hệ tình dục trước khi tầm soát 2-3 ngày.
- Nếu đang điều trị bệnh phụ khoa, người bệnh cần thông báo với bác sĩ để kết quả tầm soát được tốt nhất.
3. Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung tại phòng khám BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan
3.1. Về phía bệnh nhân
Không chỉ bác sĩ cần thực hiện quy trình mà bệnh nhân tham gia thăm khám cũng cần tuân thủ quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung ở các phòng khám. Cụ thể là:
- Bệnh nhân đặt lịch khám sẽ được tư vấn thời gian thăm khám tốt nhất và được hẹn lịch khám theo thời gian mà bệnh nhân thuận tiện.
- Sau khi đến khám, bệnh nhân sẽ được phát một chiếc váy khám để thuận tiện cho quá trình thăm khám.
- Ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành hỏi một số triệu chứng lâm sàng và tiền sử của bệnh nhân.
- Sau đó, bác sĩ tiến hành thăm khám phụ khoa bằng mỏ vịt (dụng cụ chuyên dụng hình mỏ vịt, giúp mở rộng và quan sát bên trong âm đạo cũng như cổ tử cung). Ban đầu, khi cho mỏ vịt vào âm đạo, người bệnh có thể cảm thấy có áp lực ở bụng hoặc âm đạo nên hơi khó chịu.
- Bác sĩ sẽ chiếu đèn, quan sát và lấy tế bào ở bên trong âm đạo hoặc cổ tử cung.
- Bác sĩ dùng tay có bôi gel để thăm khám các bộ phận của cơ quan sinh dục như cổ tử cung và cơ quan tiêu hóa như hậu môn và trực tràng.
- Sau khi kết thúc thăm khám, bệnh nhân sẽ được phát khăn và băng vệ sinh kèm theo một số dặn dò.
3.2. Về phía nhân viên y tế
Vì quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung là một xét nghiệm thường làm khi khám phụ khoa (khám mỏ vịt) nên sẽ được giới thiệu như một quy trình thăm khám phụ khoa bằng mỏ vịt thông thường.
Bước 1: Đặt khám với bác sĩ
Khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường hoặc muốn kiểm tra sức khỏe định kỳ, người bệnh tiến hành đặt lịch với BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tại đây.
Bước 2: Khám và lấy mẫu xét nghiệm
Bước tiếp theo trong quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung là tiến hành khai thác nguyên nhân đến khám, các triệu chứng và tiền sử liên quan. Sau đó, bác tiến hành thăm khám bằng mỏ vịt. Lúc này, bác sĩ sẽ tiến hành quan sát hình thể ngoài của âm đạo cũng như cổ tử cung kết hợp với lấy mẫu xét nghiệm.
Lưu ý, có hai xét nghiệm cần lấy nhưng chỉ cần lấy mẫu 1 lần. Cụ thể hai xét nghiệm đó là:
- Xét nghiệm HPV ADN: đây là xét nghiệm giúp phát hiện có tồn tại virus HPV trong cơ thể hay không thông qua việc phát hiện ADN của virus này.
- Xét nghiệm phết tế bào âm đạo PAP: là xét nghiệm phát hiện tế bào bất thường ở cổ tử cung nhằm sàng lọc sớm ung thư.
- PAP smear: phết dịch lên lam kính rồi gửi đến phòng thí nghiệm quan sát dưới kính hiển vi.
- Thinprep PAP: đây là phương pháp có bản chất tương tự PAP smear nhưng hiện đại hơn. Sau khi lấy được dịch, mẫu vậy sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để thực hiện công đoạn chiết tách mang lại hình ảnh tốt nhất về dịch cho bác sĩ quan sát nên thuận lợi hơn trong việc phát hiện tế bào cổ tử cung bất thường.
Bước 3: Nhận kết quả qua zalo
Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ thông báo cho người bệnh các kết quả thăm khám được cũng như chẩn đoán sơ bộ của mình. Theo quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung tại phòng khám, người bệnh sẽ được hẹn trả kết quả xét nghiệm qua Zalo sau khi thăm khám từ 3 – 5 ngày mà không cần mất công đến phòng khám.
Bước 4: Bác sĩ đọc kết quả và tư vấn
Bước cuối cùng trong quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung là đọc kết quả. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đọc và tư vấn những vấn đề liên quan như:
- Có mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục không.
- Có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không.
- Có đang mắc bệnh lý nào khác không.
- Khi nào cần thăm khám lại.
4. Lời khuyên của bác sĩ
Các kết quả nhận về cần phải được bác sĩ đọc chứ không có kỹ thuật viên hay điều dưỡng nào thay bác sĩ làm điều đó.
Theo quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung, sau khi khám mỏ vịt, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng chảy máu nhẹ (có máu lốm đốm theo băng vệ sinh). Chị em không cần quá lo lắng, máu sẽ ngừng chảy trong vài giờ. Các thông tin này sẽ được bác sĩ thông báo trước quá trình khám.
Việc tầm soát ung thư cổ tử cung rất quan trọng với phụ nữ cộng thêm việc chi phí không quá cao nếu so sánh với việc phát hiện sớm để điều trị một số bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt là ung thư. Một số đối tượng có nguy cơ cao nên tiến hành sàng lọc để phát hiện các bệnh lý liên quan.
Tóm lại, quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung tại phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản phụ khoa khá rõ ràng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn y tế. Trước khi thực hiện, chị em
[block id=”5776″]