Rối loạn kinh nguyệt thử 2 vạch: đang mang thai?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Nhiều chị em bị rối loạn kinh nguyệt thử thai lên que 2 vạch. Đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là mang thai giả do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch khá phổ biến, tuy nhiên, rất nhiều chị em phụ nữ lại chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa cũng như những dấu hiệu bất thường khi gặp hiện tượng này. Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết qua chia sẻ của BS CKII Đỗ Thị Ngọc Lan.

1. Tổng quan rối loạn kinh nguyệt thử que 2 vạch

Tổng quan rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch
Tổng quan rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch

Que thử thai hiện nay đang là công cụ phổ biến để xác định thai kỳ bởi sự dễ dàng tiếp cận, sử dụng cũng như độ chính xác cao. Tuy nhiên, trường hợp này có thể chính xác đến 99% ở những chị em có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, còn trong trường hợp rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch, kết quả dương tính nhưng chưa thể chắc chắn được bản thân đang mang thai.

Những trường hợp rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch có thể chị em đã thực sự mang thai bởi nhiều trường hợp có kỳ kinh nguyệt không đều nhưng vẫn có khả năng sinh sản bình thường nếu tinh trùng và trứng gặp nhau đúng thời điểm. Tuy nhiên, cần đặc biệt lưu ý rằng không phải trường hợp nào que thử thai 2 vạch cùng đồng nghĩa với việc là người phụ nữ mang thai.

Có rất nhiều trường hợp chị em sử dụng que thử thai sai cách, que bị hỏng, bị lỗi sản xuất hoặc ảnh hưởng bởi các bệnh lý nội tiết mắc phải làm thay đổi nồng độ về hormone hCG trong nước tiểu (Human Chorionic Gonadotropin) dẫn đến que thử thai cho ra kết quả sai lệch (âm tính giả hoặc dương tính giả).

Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt thử que 2 vạch giả:

  • Rối loạn nội tiết tố: Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi thất thường cũng khiến cho lượng hormone sinh dục nữ trong cơ thể bị tác động phần nào, mất cân bằng dẫn đến hiện tượng chậm kinh.Thay đổi chu kỳ kinh nguyệt có thể làm que thử thai âm tính mặc dù bị chậm kinh.
  • Mang thai ngoài tử cung: Hiện tượng trứng đã thụ tinh hình thành phôi nhưng túi phôi không di chuyển đến buồng tử cung để làm tổ và phát triển, mà làm tổ ở vị trí khác ngoài buồng tử cung. Khi mang thai ngoài tử cung, lượng hCG trong cơ thể cũng tăng do sự phát triển của bánh rau tiết ra hCG nên khiến que thử thai nhận diện được và hiển thị 2 vạch.
  • Mang thai trứng: Hiện tượng các gai nhau thai hình thành nên các túi dịch và dính lại với nhau thành từng chùm giống như chùm nho và chiếm hết diện tích buồng tử cung. Tình trạng này có thể làm tăng nồng độ hCG lên rất cao, que thử thai hiển thị 2 vạch rất đậm nhưng hình ảnh trên siêu âm không tương xứng với sự tăng hCG (không thấy tim thai).
  • Tác dụng phụ của một số thuốc: Sử dụng một số thuốc có thể ảnh hưởng đến kết quả que thử thai. Ví dụ như: thuốc an thần, thuốc lợi tiểu,…
  • Tiêm hormone hCG: Ở những phụ nữ đang điều trị vô sinh hiếm muộn được chỉ định tiêm hormone hCG để tăng khả năng thụ thai và giữ thai. Việc làm này vô hình chung lại làm nồng độ hCG trong cơ thể tăng cao, nên khi có tình trạng rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch nhưng kết quả này là không chính xác.
  • Bệnh lý ở tử cung: Một số bệnh lý ở tử cung có thể kể đến như u xơ tử cung, polyp tử cung… có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt và tăng cường sản xuất hCG khiến cho nồng độ hCG đột ngột tăng cao, dẫn đến que thử thai cho ra kết quả dương tính giả.
Rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch chưa chắc chắn phụ nữ đã mang thai
Rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch chưa chắc chắn phụ nữ đã mang thai

2. Làm gì khi bị rối loạn kinh nguyệt thử que lên 2 vạch?

Khi gặp tình trạng rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch, chị em nên đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Việc này giúp xác định chính xác tình trạng mang thai hay không, đồng thời phát hiện sớm các yếu tố bệnh lý gây rối loạn kinh nguyệt nếu có, qua đó có phương pháp can thiệp kịp thời.

Bên cạnh đó, chị em cần xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng. Tập thể dục hợp lý, tránh các chất kích thích. Điều chỉnh lối sống thoải mái, vui vẻ để không làm tình trạng rối loạn kinh nguyệt thêm trầm trọng.

3. Khi nào cần đi gặp bác sĩ?

Nếu phát hiện rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch, việc đến ngay cơ sở y tế gần nhất hoặc các phòng khám sản khoa uy tín là quan trọng để có thể thăm khám và làm các xét nghiệm như xét nghiệm máu và siêu âm để xác định thai kỳ chính xác.

Ngoài ra, việc làm các xét nghiệm cần thiết cũng phát hiện các bệnh lý sản, phụ khoa kèm theo để có thể điều trị kịp thời.

4. Điều trị như thế nào?

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp:

  • Rối loạn nội tiết tố nữ: Điều chỉnh chế độ ăn, sinh hoạt, kê thuốc điều hòa nội tiết (thuốc tránh thai).
  • Mang thai ngoài tử cung: Phẫu thuật để loại bỏ túi thai ngoài tử cung hoặc sử dụng phương pháp nội khoa để làm tiêu thai ngoài tử cung để bảo vệ sức khỏe người mẹ.
  • Mang thai trứng: Nạo hút khối chửa trứng để loại bỏ túi dịch khỏi buồng tử cung.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Ngừng ngay việc sử dụng thuốc gây ra tác dụng phụ, thay thế bằng loại thuốc phù hợp và cần sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Tiêm hormone hCG: Theo dõi nồng độ hCG, điều chỉnh liều lượng tiêm.

Rối loạn kinh nguyệt thử thai 2 vạch không phải là dấu hiệu chắc chắn mang thai. Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể, và việc thăm bác sĩ là bước quan trọng để xác định và điều trị kịp thời. Hãy chủ động chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về kinh nguyệt, đảm bảo sức khỏe sinh sản và kế hoạch sinh đẻ của bản thân.

Để có thể đặt lịch khám sản phụ khoa tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, người bệnh liên hệ qua hotline đặt lịch: 0868 555 168.

z5440103600324 c25ae4b7f90810a3a1650be4773e4b6f 1

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
U nang buồng trứng trái nguy hiểm không?

Để biết u nang buồng trứng trái có nguy hiểm không, bạn cần hiểu rõ các loại u nang, nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng của bệnh này.

Thông tin kiến thức
Trên 26 tuổi có tiêm HPV được không?

Trên 26 tuổi có tiêm HPV được không? Có thể tiêm vắc xin HPV trên 26 tuổi để phòng ngừa nhiễm virus gây u nhú sinh dục và ung thư cổ tử cung.

Thông tin kiến thức
Đặt vòng tránh thai: Độ an toàn và thời điểm thực hiện

Đặt vòng tránh thai là biện pháp ngừa thai phổ biến hiện nay. Cùng giải đáp thắc mắc về độ an toàn, cơ chế hoạt động và thời điểm đặt vòng tránh thai.

All in one
Liên hệ