Rong kinh – nỗi khổ của chị em mắc lạc nội mạc tử cung

Chân dung BSCKII Lê Thị Quyên - Nguyên Phó khoa Phụ 2 BV Phụ Sản TW

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Lê Thị Quyên

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Một trong những bệnh lý dẫn tới rong kinh là tình trạng lạc nội mạc tử cung. Tìm hiểu ca bệnh kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày do lạc nội mạc tử cung được bác sĩ Lê Thị Quyên điều trị dưới đây.

Rong kinh là tình trạng hay gặp gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là do lạc nội mạc tử cung. Cùng tìm hiểu ca bệnh kinh nguyệt kéo dài nhiều ngày được bác sĩ Lê Thị Quyên điều trị trong bài viết dưới đây.

1. Ca bệnh lạc nội mạc tử cung dẫn tới rong kinh

Bệnh nhân nữ, 44 tuổi, tiền sử PARA 2002 (2 lần đẻ thường) đến khám vì ngày hành kinh kéo dài. Qua hỏi bệnh và thăm khám, phát hiện những biểu hiện sau:

  • Kinh nguyệt trước đây: đều.
  • Kinh nguyệt dài ngày: 1 năm, thời gian hành kinh 8 ngày, số lượng máu kinh ra nhiều.
  • Hội chứng thiếu máu dương tính: da niêm mạc nhợt, người bệnh mệt mỏi kéo dài.
  • Khám phụ khoa: không phát hiện bất thường.
  • Siêu âm: phát hiện mảng xơ hóa lan tỏa thành sau tử cung kích thước 42.45×22.6mm. Tử cung to bất thường tương tự với bụng của sản phụ 2 tháng.
  • Hai phần phụ: nề dính.

Chẩn đoán sơ bộ: Rong kinh do bệnh lý lạc nội mạc cơ tử cung có biến chứng thiếu máu.

Người bệnh đến khám vì rong kinh kéo dài hơn 7 ngày
Người bệnh đến khám vì rong kinh kéo dài hơn 7 ngày

Giải thích thuật ngữ:

  • PARA: là thuật ngữ trong sản khoa thể hiện P – số lần sinh con đủ tháng; A – số lần sinh con thiếu tháng; R – số lần sảy thai tự nhiên hoặc hút thai (là can thiệp khiến thai nhi rời khỏi tử cung của mẹ); A – số con hiện còn sống.
  • Hành kinh: là những ngày chảy máu âm đạo trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Rong kinh: là tình trạng số ngày hành kinh lớn hơn 7 hoặc thể tích máu kinh lớn hơn 80ml/chu kỳ.
  • Thiếu máu: là tình trạng cơ thể thiếu hồng cầu – cấu trúc đảm nhận chức năng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng tới các tế bào. Khi cơ thể thiếu tế bào này sẽ khiến người bệnh mệt mỏi kéo dài, hay hoa mắt chóng mặt, móng tay, móng chân và tóc dễ gãy rụng.
  • Khám phụ khoa: là quá trình bác sĩ thăm khám các cơ quan trong hệ thống sinh dục như cơ quan sinh dục ngoài, âm đạo và cổ tử cung.
  • Âm hộ: cơ quan sinh dục ngoài, hình thành từ các nếp gấp da.
  • Âm đạo: ống mô cơ co giãn ở giữa âm hộcổ tử cung.
  • Cổ tử cung: bộ phận phía dưới tử cung.
  • Tử cung: cơ quan hình quả lê, có chức năng điều tiết lượng máu kinh chảy ra mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Phần phụ: bao gồm vòi trứng và buồng trứng. Mỗi người có hai vòi trứng và hai buồng trứng nằm ở hai bên của tử cung.
  • Buồng trứng: là cơ quan dự trữ trứng và hình thành trứng đủ điều kiện thụ tinh trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt.
  • Vòi trứng: là ống nối giữa tử cungbuồng trứng.
  • Siêu âm: là xét nghiệm sử dụng sóng âm để thu được hình ảnh các cơ quan trong cơ thể, trong trường hợp này là tử cung và phần phụ.
  • Mảng xơ hóa: là hình ảnh bất thường ở niêm mạc tử cung do nhiều nguyên nhân gây nên.
  • Lạc nội mạc cơ tử cung: là tình trạng cơ tử cung có cấu tạo tuyến cũng như tế bào tương tự niêm mạc tử cung. Các tế bào niêm mạc tử cung thường có tính chất bong ra mỗi khi ngày hành kinh đến.

Tính chất này cũng tương tự với những tế bào cơ tử cung có tính chất giống tế bào niêm mạc cổ tử cung. Vì vậy, khi kỳ kinh đến, niêm mạc vùng này cũng bong ra nhưng lại không có chỗ thoát nên đọng lại ở vùng cơ tử cung. Điều này dẫn đến tình trạng hình thành khối u vùng cơ tử cung.

Dựa vào chẩn đoán sơ bộ, bác sĩ chỉ định xét nghiệm công thức máu để đánh giá tình trạng thiếu máu của cơ thể. Xét nghiệm công thức máu là xét nghiệm đánh giá các tế bào của máu như:

  • Hồng cầu: là tế bào đảm nhận cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Tiểu cầu: tế bào giúp hỗ trợ quá trình đông máu của cơ thể (khi cơ thể tổn thương, tiểu cầu sẽ tạo thành các nút để giúp máu ở vùng tổn thương ngừng chảy).
  • Bạch cầu: là những tế bào quan trọng có chức năng nhận biết và tiêu diệt tế bào lạ.

Để chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ sẽ dựa vào những chỉ số của tế bào hồng cầu để đưa ra nhận định chính xác về mức độ thiếu máu do rong kinh gây ra với người bệnh.

2. Kế hoạch điều trị triệu chứng lạc nội mạc tử cung

Sau khi đã có kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ nhận định đây là tình trạng rong kinh do bệnh lý lạc nội mạc tử cung tại vị trí cơ tử cung có biến chứng thiếu máu nhẹ. Khi đã xác định được nguyên nhân gây kinh nguyệt kéo dài cũng như các biến chứng đi kèm, bác sĩ đề xuất phương pháp điều trị là:

  • Điều trị rong kinh: phối hợp hai loại thuốc chứa hormone sinh dục nữ là Visanne (Dienogest 2mg – một dạng nội tiết tố progesterone) và thuốc tránh thai dạng uống kết hợp 2 nội tiết tố là estrogen và progestin với mục đích làm cho khối lạc nội mạc không phát triển về kích thước và đưa số ngày kinh trở về bình thường.
  • Điều trị thiếu máu nhẹ: bổ sung thực phẩm chức năng sắt cho người bệnh.

Sau 3 tháng điều trị, bệnh nhân đến tái khám thì nhận thấy một số hiệu quả như:

  • Máu kinh ra ít hơn.
  • Hết rong kinh.
  • Siêu âm thấy khối lạc nội mạc không tăng kích thước.
Điều trị rong kinh bao gồm cả điều trị nguyên nhân và biến chứng
Điều trị rong kinh bao gồm cả điều trị nguyên nhân và biến chứng

3. Sai lầm trong điều trị của bệnh nhân tại phòng khám tư nhân

Với những người bệnh lớn tuổi, sắp bước vào thời kỳ tiền mãn kinh (thời kỳ không còn chu kỳ kinh nguyệt nữa), điều trị được ưu tiên là điều trị nội khoa. Vì vậy, ở ca bệnh này với bệnh nhân 44 tuổi có rong kinh, bác sĩ Lê Thị Quyên đã chỉ định phối hợp hai loại thuốc. Kết quả cho thấy bệnh nhân đáp ứng rất tốt.

Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao người bệnh lớn tuổi lại không chỉ định phẫu thuật? Lưu ý, phẫu thuật là lựa chọn sau cùng ở bệnh nhân này do những nguyên nhân sau:

  • Mãn kinh sẽ không phát sinh chu kỳ kinh nguyệt nên bệnh sẽ biến mất theo thời gian. Điều trị trong trường hợp này chỉ cần hỗ trợ giảm triệu chứng cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
  • Phẫu thuật là hình thức xâm lấn, gây ra nhiều biến chứng cho bệnh nhân nên nếu không thật sự cần thiết thì không được chỉ định.

4. Tìm hiểu về bệnh lý lạc nội mạc cơ tử cung

Mặc dù các tế bào cơ tử cung có tính chất tương tự niêm mạc tử cung nên sẽ bong ra theo chu kỳ nhưng do không có đường ra nên ở giai đoạn đầu, bệnh ít khi biểu hiện thành triệu chứng. Một số triệu chứng lạc nội mạc tử cung cần được chú ý như:

  • Rong kinh.
  • Chảy máu ồ ạt trong kỳ kinh.
  • Đau bụng dưới dữ dội trong kỳ kinh nguyệt.
  • Đau bụng kéo dài.
  • Đau bụng sau quan hệ tình dục.
  • Mệt mỏi kéo dài.
  • Hay hoa mắt, chóng mặt.
  • Tóc dễ gãy rụng.
Khi rong kinh kèm hoa mắt chóng mặt, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám
Khi rong kinh kèm hoa mắt chóng mặt, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám

Mặc dù, lạc nội mạc tử cung không gây nên khó có thai nhưng nếu bệnh lý này không được phát hiện sớm có thể gây ra một số biến chứng sau:

  • Thiếu máu: thể tích máu kinh mất đi mỗi chu kỳ lớn gây thiếu máu. Điều này có thể gây nên hoa mắt chóng mặt và mệt mỏi trong thời gian dài.
  • Đau bụng kinh: ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.
  • Đau vùng chậu mãn tính: khiến cho người bệnh khó chịu trong đời sống hàng ngày.
  • Thiếu tự tin: rong kinh khiến cho người bệnh không tự tin trong cuộc sống gây nên tâm lý lo âu kéo dài.

Rong kinh không phải là bệnh mà chỉ là triệu chứng chỉ báo một số bệnh lý của cơ thể. Vì vậy, khi xuất hiện tình trạng này kèm những dấu hiệu sau, người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:

  • Máu kinh ra nhiều, cách 1-2 giờ phải thay băng vệ sinh sinh 1 lần.
  • Chảy máu vùng kín không liên quan đến kỳ kinh.
  • Xuất hiện mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt.
  • Các triệu chứng như đau bụng, đau vùng chậu ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

5. Kết luận

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn một ca bệnh rong kinh do tình trạng lạc nội mạc tử cung gây ra. Lưu ý, kinh nguyệt kéo dài là tình trạng do nhiều nguyên nhân gây ra nên.

Vì vậy, khi xuất hiện dấu hiệu này, người bệnh nên tìm cho mình phòng khám uy tín để nhận được điều trị phù hợp. Nếu có nhu cầu thăm khám, bạn có thể liên hệ và đặt lịch khám với bác sĩ Lê Thị Quyên tại đây nhé!

Bài viết liên quan

Phân tích ca bệnh
Nguyên nhân điều trị rong kinh nhưng đặt vòng thất bại

Điều trị rong kinh là vấn đề được nhiều người quan tâm. Tìm hiểu ca bệnh đặt vòng thất bại được điều trị rong kinh qua bài sau.

Phân tích ca bệnh
Nguyên nhân kinh ra ít một, kéo dài sau áp lạnh cổ tử cung

Kinh ra ít là tình trạng khiến nhiều chị em lo lắng, đặc biệt là xuất hiện sau áp lạnh cổ tử cung. Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là gì?

Phân tích ca bệnh
Triệu chứng của nhiễm HPV – tầm soát quan trọng thế nào?

Nhiễm HPV là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung. Do đó, chị em cần nắm rõ các triệu chứng, tầm soát bệnh định kỳ để tránh hậu quả đáng tiếc. 

Phân tích ca bệnh
Kinh ra ồ ạt, dấu hiệu của Polyp cổ tử cung

Lượng máu kinh nguyệt của chị em luôn có sự khác nhau. Tuy nhiên, chị em bị kinh ra ồ ạt có thể dấu hiệu của Polyp cổ tử cung.

All in one
Liên hệ