Sau khi khám trong bị ra máu nâu có sao không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Sau khi khám trong bị ra máu nâu là tình trạng khiến nhiều chị em lo lắng, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống. Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu về tình trạng này để hiểu được sau khi khám trong bị ra máu nâu có nguy hiểm hay không nhé.

Nhiều chị em đi khám phụ khoa về bị ra máu. Số lượng máu, màu sắc khác nhau gây ra nhiều lo lắng.

Thông thường tình trạng chảy máu âm đạo không ảnh hưởng gì song một số trường hợp là do cơ thể đang gặp bất thường. Hãy cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu về vấn đề này nhé.

1. Các trường hợp có thể dẫn đến sau khi khám trong bị ra máu

Sau khi khám trong bị ra máu nâu có thể bởi nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, đa số lý do dẫn đến tình trạng này vì thủ thuật thăm khám hoặc chất lượng của cơ sở y tế không đạt yêu cầu sau khi khám trong bị ra máu nâu

1.1.  Khám mỏ vịt có gây chảy máu không?

Với trường hợp chị em đã lập gia đình hoặc đã quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ thường tiến hành thăm khám trong bằng mỏ vịt.

Tuy nhiên, mỏ vịt là một dụng cụ y tế được sử dụng để khám trong an toàn. Chính vì thế, việc nhiều người nói chảy máu do mỏ vịt là sai lầm

 

Khám mỏ vịt không phải là nguyên nhân gây chảy máu sau khi khám phụ khoa
Khám mỏ vịt không phải là nguyên nhân gây chảy máu sau khi khám phụ khoa

1.2. Tiến hành xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm Pap test (xét nghiệm tế bào âm đạo – cổ tử cung để đánh giá tế bào bất thường nếu có) và HPV DNA (tìm sự có mặt của virus Human Papilloma là tác nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung ở phụ nữ) là nguyên nhân nhiều nhất dẫn đến đi khám phụ khoa về bị ra máu.

Tuy nhiên, không phải có bệnh lý nguy hiểm nào đó mới gây ra chảy máu âm đạo. Chính vì thế, nếu bạn đi khám phụ khoa về bị ra máu mà không có triệu chứng nào khác thì có thể tạm thời không nên quá lo lắng.

Có nhiều lí do gây ra việc sau khi khám trong bị ra máu nâu do thực hiện xét nghiệm tế bào Pap. Một trong những lí do có thể đề cập đến là:

  • Kích thích vào cổ tử cung: quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ lấy một mẫu nhỏ ở cổ tử cung để làm xét nghiệm, điều đó có thể dẫn đến chảy máu trong khoảng 1-2 ngày.
  • Thai kỳ: khi mang thai, cổ tử cung thường có nhiều mạch máu hơn, làm tăng lưu lượng máu và khiến cho cổ tử cung dễ chảy máu hơn. Thực hiện xét nghiệm Pap tại vùng này có thể gây ra việc chảy máu, tuy nhiên không có tác động đến thai kỳ. Do đó, không cần phải lo lắng quá nhiều về vấn đề này.
  • Hành kinh: tình trạng ra máu đôi khi có thể dễ nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt.
  • Ung thư cổ tử cung: các xét nghiệm tầm soát không gây ra trình trạng chảy máu này, nhưng có thể làm nặng thêm
  • Cổ tử cung “dễ vỡ”: đây là tình trạng cổ tử cung rất nhạy cảm với kích thích và rất dễ gây chảy máu.

Mặc dù việc lo lắng về các triệu chứng xuất hiện sau các xét nghiệm sàng lọc là điều tự nhiên, nhưng đối với hầu hết mọi người, chảy máu nhẹ là phản ứng hoàn toàn bình thường của cơ thể đối với xét nghiệm.

Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là nguyên nhân dẫn đến chảy máu sau khi khám phụ khoa
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung là nguyên nhân dẫn đến chảy máu sau khi khám phụ khoa

1.3. Khám thai

Việc phát hiện sau khi khám trong bị ra máu nâu là một điều khiến không ít bà bầu cảm thấy lo lắng. Một trong những nỗi sợ hãi lớn nhất của họ là liệu tình trạng chảy máu này có ảnh hưởng đến thai nhi không.

Tuy nhiên, đôi khi, việc có máu chảy trong thời kỳ mang thai chỉ là một vấn đề sinh lý bình thường của cơ thể.

Vào những tuần cuối thai kỳ, nhiều mẹ bầu sau khi khám trong bị ra máu màu nâu. Thông thường số lượng máu sẽ ít hoặc vừa phải kèm theo tình trạng sức khoẻ ổn định (đã loại trừ các nguyên nhân gây chảy máu 3 tháng cuối như: rau tiền đạo, dọa đẻ non, rau bong non). Đây là hiện tượng không quá lo ngại.

Tuy nhiên, nếu máu chảy ra có màu đỏ tươi thì cần phải hết sức lưu ý theo dõi tình trạng sức khoẻ. Tình trạng chảy máu nếu kèm theo đau bụng hoặc triệu chứng khác thì cần nhanh chóng đi khám để tìm hiểu nguyên nhân cũng như có kế hoạch điều trị kịp thời.

Chảy máu khi mang thai có thể là dấu hiệu thai nhi đang gặp vấn đề
Chảy máu khi mang thai có thể là dấu hiệu thai nhi đang gặp vấn đề

2. Sau khi khám trong bị ra máu nâu nghĩa là gì?

Sau khi khám trong bị ra máu nâu sẽ khiến các chị em lo lắng rất nhiều. Tuy nhiên chất dịch màu nâu thường là máu cũ đã có thời gian oxy hóa, khác với máu đỏ tươi là máu nhiều oxy, thường mới chảy ra từ mạch máu hoặc mô tổn thương.

Đó là lý do tại sao có màu sắc khác nhau. Chảy máu màu nâu có thể liên quan đến một số điều sau:

  • Thời điểm khởi đầu hoặc kết thúc chu kỳ kinh nguyệt.
  • Dòng máu chảy chậm hơn vào đầu và cuối kỳ kinh, nghĩa là bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để máu thoát ra khỏi cơ thể.

Máu tồn tại trong cơ thể bạn càng lâu thì càng có nhiều thời gian để oxy hóa, khiến nó chuyển sang màu nâu. Trong một số trường hợp, máu nâu thậm chí có thể còn sót lại từ kỳ kinh trước của bạn.

Chính vì thế, việc sau khi khám trong bị ra máu nâu có thể là hiện tượng hết sức bình thường của cơ thể.

3. Khi nào đi khám phụ khoa về bị ra máu là bất thường?

Sau khi khám trong bị ra máu nâu tình huống khiến rất nhiều chị em phải lo lắng. Những trường hợp báo động mà chị em cần lưu ý khi ra máu sau khi khám phụ khoa đó là:

  • Nếu mẹ bầu đi khám phụ khoa về bị ra máu kèm với đau bụng dữ dội, thai nhi đạp nhiều kèm có nhiều cơn co tử cung. Đây có thể là báo hiệu cho tình trạng sinh non. Mẹ bầu cần nhanh chóng đi thăm khám để có thể đảm bảo an toàn cho bản thân và thai nhi
  • Chảy máu âm đạo sau khám trong kèm theo cảm giác đau đớn khó chịu ở vùng kín, có thể xuất hiện tình trạng khí hư có màu sắc và mùi hôi khó chịu.

Có thể xuất hiện cùng với tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt,… Đây có thể là dấu hiệu của tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, cần đi khám sớm để tránh làm nặng thêm tình trạng gặp phải.

  • Chảy máu dữ dội không thấy thuyên giảm kém theo tình trạng hoa mắt chóng mặt

Các triệu chứng gặp phải đôi khi rất đa dạng. Vì thế, các chị em cần hết sức chú ý để không bỏ sót triệu chứng cũng như có kế hoạch thăm khám và điều trị sớm nhất tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.

4. Khi nào cần khám lại với bác sĩ?

Câu hỏi mà các chị em hỏi nhiều nhất đó là khi nào thì cần khám lại với bác sĩ sau khi gặp sau khi khám trong bị ra máu nâu. Các trường hợp mà chị em cần đi khám lại ngay đó là:

  • Chảy máu nặng không khỏi sau 1-2 ngày.
  • Chảy máu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt nhưng không hết sau 1 tuần.
  • Chuột rút hoặc đau bụng dữ dội.
  • Đau nhức hoặc ngứa ngáy tại vùng âm hộ.
  • Chảy máu khi mang thai ngày càng nặng hơn.

Việc thăm khám kịp thời có thể giúp bác sĩ có thể sớm chẩn đoán và đưa ra phương hướng điều trị. Từ đó rút ngắn đáng kể thời gian điều trị cũng như chi phí bỏ ra.

5. Làm gì nếu bị ra máu nâu sau khi khám trong?

  • Nghỉ ngơi hoàn toàn: Chị em hãy nằm nghỉ và tránh mọi hoạt động mạnh. Trong thời gian này, bạn cần theo dõi lượng máu chảy và các dấu hiệu khác từ cơ thể.
  • Ăn uống nhẹ nhàng: Lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa và có lợi cho thai kỳ như cháo cá chép. Chị em cũng cần uống đủ nước để duy trì cơ thể khỏe mạnh.
  • Tránh quan hệ tình dục: Chị em không nên quan hệ tình dục vào thời điểm này để tránh làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Vệ sinh cá nhân: Giữ vùng âm đạo sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng sau khi chảy máu.
  • Tái khám: Ngay cả khi tình trạng có vẻ cải thiện, chị em vẫn nên đi khám lại để được bác sĩ theo dõi thêm. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc có dấu hiệu xấu đi, chị em cần đi khám ngay lập tức.

Hy vọng bài viết vừa rồi có thể giúp bạn hiểu hơn và tự tin hơn khi gặp trường hợp sau khi khám trong bị ra máu nâu. Nếu bạn gặp bất cứ vấn đề gì sau khi thăm khám hay liên hệ ngay qua hotline 0868555168 để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan tư vấn kịp thời và đặt lịch khám sớm nhất nhé.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ