Sau khi siêu âm đầu dò bị ra máu có nguy hiểm không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Siêu âm đầu dò là thủ thuật thăm khám phổ biến trong Sản Phụ khoa. Siêu âm đầu dò bị ra máu được phát hiện và xử trí đúng giúp bảo vệ sức khỏe của chị em phụ nữ.

Siêu âm đầu dò bị ra máu khiến nhiều chị em phụ nữ lo lắng. Bài viết dưới đây mang đến những thông tin cần thiết về nguyên nhân chảy máu, tình huống nguy hiểm, cách xử trí khi bị chảy máu sau siêu âm đầu dò.

1. Tại sao siêu âm đầu dò bị ra máu?

Siêu âm là một xét nghiệm cận lâm sàng chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm tần số cao để khảo sát cấu trúc của các cơ quan.

Thành phần của máy siêu âm có một bộ phận gọi là “đầu dò”. Bộ phận này có tác dụng phát sóng tới và thu sóng âm phản hồi từ các cơ quan, thông qua máy chủ sẽ phân tích tín hiệu sóng phản hồi, biểu diễn dưới dạng hình ảnh và in ra kết quả như chúng ta thường thấy.

Trong Sản Phụ khoa, siêu âm thường được sử dụng dưới hình thức siêu âm qua thành bụng (hay siêu âm ổ bụng) và siêu âm qua đầu dò âm đạo (mà chị em hay gọi tắt là siêu âm đầu dò).

Bài viết này chỉ tập trung nói về siêu âm đầu dò âm đạo, mục đích để kiểm tra các cơ quan sinh sản của nữ giới bao gồm: âm đạo, cổ tử cung, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng hay khảo sát trong khi mang thai, quan sát thai nhi, dây rốn,…

Trong quá trình siêu âm đầu dò âm đạo, dụng cụ đầu dò chuyên dụng có hình trụ dài, với mỗi lần khám cho mỗi bệnh nhân sẽ sử dụng một bao cao su và phủ gel bôi trơn đưa vào vùng kín phụ nữ qua đường âm đạo. Phương pháp khảo sát này được đánh giá an toàn, không gây ra tổn hại cho phụ nữ. Nhưng vẫn có một số trường hợp siêu âm đầu dò bị ra máu do những nguyên nhân sau:

  • Do thao tác ở cổ tử cung: thường do tay nghề người siêu âm còn hạn chế, động tác siêu âm thô mạnh, cọ sát đầu dò gây tổn thương niêm mạc âm đạo, dẫn đến chảy máu. .
  • Do tâm lý của chị em phụ nữ: siêu âm đầu dò bị ra máu lần đầu đều rất lo lắng, đặc biệt khi nhìn thấy dụng cụ siêu âm hay bà bầu lo lắng ảnh hưởng đến thai nhi. Tình trạng căng thẳng khiến cho âm đạo siết chặt, khó khăn cho bác sĩ đưa đầu dò vào thăm khám.
  • Do mạch máu mỏng dễ tổn thương
  • Do cô bé bị viêm khi chạm đầu dò dễ chảy máu: viêm âm hộ, âm đạo, viêm cổ tử cung
  • Do các vấn đề trong thai kỳ: một số trường hợp chảy máu âm đạo do bất thường thai kỳ, đặc biệt hay gặp trong 3 tháng đầu như: dọa sảy, sảy thai, chửa ngoài tử cung.

Tuy nhiên, những trường hợp này ít khi gặp phải tình trạng siêu âm đầu dò bị ra máu đơn thuần mà thường kèm theo các triệu chứng khác như đau bụng.

Máy siêu âm và đầu dò âm đạo
Siêu âm đầu dò bị ra máu có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

2. Siêu âm đầu dò bị ra máu có nguy hiểm không?

Mức độ nghiêm trọng của siêu âm đầu dò bị ra máu phụ thuộc vào các triệu chứng như:

  • Lượng máu chảy: chảy máu ồ ạt hay rướm máu.
  • Thời gian chảy máu: thời gian càng dài thì lượng máu chảy càng nhiều.
  • Triệu chứng cơ quan khác: mất máu nhiều dễ gây tụt huyết áp, mạch nhanh, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, ngất xỉu. Đây là dấu hiệu cần cấp cứu khi siêu âm đầu dò bị ra máu.
  • Có đang mang thai không: khi mang thai, chảy máu có thể là kết quả của thai kỳ không bình thường, thậm chí là đe dọa tính mạng của mẹ và thai nhi.

Bác sĩ sẽ là người đánh giá mức độ nguy hiểm và kết luận nguyên nhân siêu âm đầu dò bị ra máu. Trong mọi trường hợp, bạn cần hết sức bình tĩnh, không nên căng thẳng ảnh hưởng đến quá trình siêu âm.

3. Ưu điểm và sự an toàn của siêu âm đầu dò âm đạo

3.1. Ưu điểm khi sử dụng siêu âm đầu dò âm đạo

Sử dụng siêu âm đầu dò âm đạo trong chẩn đoán phụ khoa mang lại nhiều ưu điểm so với siêu âm đường bụng. Dưới đây là các lợi ích của việc sử dụng siêu âm đầu dò âm đạo:

  • Chất lượng hình ảnh tốt

Siêu âm đầu dò âm đạo cung cấp hình ảnh chi tiết và rõ ràng hơn so với siêu âm đường bụng với những tổn thương kích thước nhỏ. Do cận gần hơn với vùng cần kiểm tra, siêu âm đầu dò âm đạo cho phép quan sát các cấu trúc phụ khoa một cách chính xác và tỉ mỉ hơn, bao gồm cả các chi tiết nhỏ nhất.

  • Không tác động xạ

Sử dụng sóng siêu âm không gây ra tia bức xạ ion hóa, do đó không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Điều này làm cho siêu âm đầu dò âm đạo trở thành một phương pháp an toàn và được ưa chuộng trong việc chẩn đoán và theo dõi sức khỏe thai nhi, mà không gây lo ngại về tác động xạ.

3.2. Những trường hợp chỉ định sử dụng siêu âm đầu dò

Việc sử dụng siêu âm đầu dò âm đạo không chỉ hữu ích trong việc chẩn đoán thai kỳ mà còn trong nhiều trường hợp ngoài thai kỳ. Dưới đây là một số chỉ định cụ thể:

Những chỉ định ngoài thai kỳ:

  • Khám phụ khoa: Siêu âm đầu dò âm đạo được sử dụng để kiểm tra và đánh giá các vấn đề phụ khoa như viêm nhiễm, polyp, hay các khối u tử cung, u buồng trứng.
  • Kiểm tra trong trường hợp đau bụng vùng hạ vị: Siêu âm đầu dò âm đạo cung cấp hình ảnh chi tiết của các cơ quan trong bụng dưới như tử cung, buồng trứng, tử cung vàng (luteum), giúp phát hiện các vấn đề như u nang buồng trứng xoắn hoặc u to chèn ép xung quanh gây đau, viêm tắc, dính hoặc xoắn phần phụ, hay sỏi thận.
  • Chảy máu âm đạo chưa tìm được nguyên nhân: Siêu âm đầu dò âm đạo giúp định hướng một số nguyên nhân của chảy máu âm đạo như polyp tử cung, quá sản niêm mạc tử cung lành tính hay ác tính (ung thư niêm mạc tử cung)… hay tình trạng khác đồng thời đánh giá sự tổn thương của các cấu trúc phụ khoa.
  • Mang thai ngoài tử cung: Siêu âm đầu dò âm đạo được sử dụng để xác định vị trí của thai ngoài tử cung (thường gặp ở ống dẫn trứng).
  • Kiểm tra u nang buồng trứng, u xơ tử cung: Siêu âm đầu dò âm đạo cho phép đánh giá kích thước, hình dạng và tính chất của u nang buồng trứng và u xơ tử cung, giúp quyết định liệu cần can thiệp điều trị hay không.
  • Xác nhận vị trí của vòng tránh thai: Siêu âm đầu dò có thể được sử dụng để xác định vị trí và kiểm tra sự hiệu quả của vòng tránh thai, từ đó hỗ trợ việc đặt và theo dõi vòng tránh thai hiệu quả.

Những chỉ định trong thai kỳ:

  • Chẩn đoán có thai sớm giúp xác định sớm việc có thai và cung cấp thông tin chính xác về tuổi thai và vị trí của thai nhi trong tử cung
  • Theo dõi sự hình thành thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ, xác định tuổi thai, nhịp tim, cân nặng của thai nhi.
  • Kiểm tra bất thường dây rốn, quan sát dị tật bẩm sinh về hình dáng thai nhi như hở hàm ếch.
  • Quan sát hình dạng, chiều dài của cổ tử cung để biết sự thay đổi có thể dẫn đến các biến chứng như sảy thai hoặc sinh non.
  • Tìm nguyên nhân chảy máu bất thường đường âm đạo. Bằng cách siêu âm đầu dò âm đạo, các vấn đề sức khỏe phụ nữ như viêm nhiễm hay tổn thương cơ quan sinh dục có thể được phát hiện và điều trị kịp thời, giúp duy trì sức khỏe tốt cho mẹ và thai nhi.

3.3. An toàn trong sử dụng siêu âm đầu dò âm đạo

Đối với quá trình siêu âm đầu dò âm đạo, việc bôi gel trơn tru là một phần không thể thiếu. Việc này giúp giảm ma sát và tăng tính êm ái khi di chuyển trong âm đạo, từ đó tránh gây tổn thương cho niêm mạc âm đạo và mang lại trải nghiệm thoải mái cho bệnh nhân.

Ngoài ra, sử dụng bao cao su để bọc đầu dò cũng là một biện pháp quan trọng để đảm bảo vệ sinh và ngăn ngừa lây nhiễm. Bằng cách này, nguy cơ nhiễm khuẩn và lây nhiễm chéo trong quá trình kiểm tra được giảm thiểu đáng kể.

Sự kết hợp giữa việc sử dụng gel trơn và bao cao su không chỉ làm cho quá trình siêu âm đầu dò âm đạo trở nên an toàn và hiệu quả hơn, tránh hiện tượng siêu âm đầu dò bị ra máu, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra các kết luận chẩn đoán chính xác.

Tóm lại, quá trình sử dụng siêu âm đầu dò âm đạo không chỉ là một công cụ chẩn đoán quan trọng mà còn là một phương pháp an toàn và tiện lợi trong thăm khám phụ khoa.

Việc áp dụng gel trơn và bao cao su giúp tối ưu hóa quá trình kiểm tra và đảm bảo vệ sinh, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và sự thoải mái cho bệnh nhân.

Chuẩn bị tư thế siêu âm đầu dò âm đạo
Chuẩn bị tư thế siêu âm đầu dò âm đạo

4. Phải làm gì khi siêu âm đầu dò bị ra máu âm đạo?

Sau siêu âm đầu dò bị ra máu, nếu có các dấu hiệu cấp cứu kể trên, bạn sẽ được theo dõi tại phòng cấp cứu để cầm máu và xử trí nguyên nhân gây chảy máu.

Nếu thể trạng bình thường, cảm giác hơi khó chịu, bác sĩ sẽ dặn dò kỹ lưỡng, hướng dẫn bạn theo dõi tại nhà:

  • Chảy máu ít, nhanh cầm, hết trong vòng 12-24h thì không cần tái khám.
  • Chảy máu dai dẳng, số lượng tăng dần, kèm theo đau bụng dữ dội, bạn cần đi khám lại ngay
  • Nếu nguyên nhân chảy máu do viêm nhiễm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp. Kiểm soát tốt tình trạng viêm sẽ hết chảy máu.

5. Kết luận siêu âm đầu dò bị ra máu

Để an toàn nhất, chị em phụ nữ nên chọn siêu âm đầu dò bị ra máu ở địa chỉ có bác sĩ chuyên môn cao. Phòng khám chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan được biết đến là địa chỉ uy tín, tin cậy của nhiều chị em phụ nữ.

Liên hệ với hotline 0868555168 để đặt lịch khám và hướng dẫn xử trí những trường hợp ra máu sau siêu âm đầu dò đúng, an toàn.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Siêu âm thai: 14 lưu ý mẹ bầu nào cũng cần biết

Nhiều mẹ bầu thắc mắc về siêu âm thai trong thai kỳ. Bài viết sẽ trả lời 14 câu hỏi về siêu âm thai giúp mẹ bầu hiểu rõ và tự tin thực hiện phương pháp.

Thông tin kiến thức
Siêu âm thai lần đầu: 6 lưu ý quan trọng dành cho mẹ bầu

Nên đi siêu âm thai lần đầu khi nào? Xem ngay 6 lưu ý và quy trình siêu âm thai lần đầu trong bài viết này nhé.

All in one
Liên hệ