Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

Soi cổ tử cung là thủ thuật an toàn và hữu ích, giúp phát hiện sớm các bệnh lý phụ khoa, đặc biệt là ung thư cổ tử cung. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lợi ích, quy trình và những lưu ý giúp chị em yên tâm hơn.

1. Vì sao nên soi cổ tử cung?

Soi cổ tử cung là một thủ thuật y tế quan trọng nhằm phát hiện sớm các bất thường ở cổ tử cung. Khi kết quả xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung cho thấy có sự thay đổi bất thường của các tế bào, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện soi cổ tử cung để đánh giá chi tiết hơn tình trạng sức khỏe. Ngoài ra, thủ thuật này còn giúp chẩn đoán các vấn đề khác như:

  • Mụn cóc sinh dục ở vùng cổ tử cung
  • Tình trạng viêm nhiễm cổ tử cung
  • Sự xuất hiện của các tế bào lành tính tăng sinh, ví dụ như polyp cổ tử cung
  • Nguyên nhân gây ra cơn đau bất thường
  • Hiện tượng xuất huyết ở cổ tử cung

Trong một số trường hợp, soi cổ tử cung cần được thực hiện nhiều lần để theo dõi diễn biến sức khỏe và kết quả điều trị.

2.Ai nên soi cổ tử cung?

2.1. Phụ nữ trên 35 tuổi

Khi bước sang tuổi 35, phụ nữ bắt đầu trải qua quá trình lão hóa. Sự suy giảm nội tiết tố âm thầm diễn ra, khiến chị em ở độ tuổi này dễ mắc các bệnh phụ khoa hơn. Những thay đổi trong cơ thể thường xảy ra mà không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là khám phụ khoa bằng phương pháp soi cổ tử cung, là vô cùng cần thiết đối với phụ nữ trên 35 tuổi.

Phụ nữ trên 35 tuổi nên thường xuyên soi cổ tử cung
Phụ nữ trên 35 tuổi nên thường xuyên soi cổ tử cung

2.2. Người có yếu tố nguy cơ

Ung thư cổ tử cung là một bệnh ác tính do virus HPV (Human Papilloma Virus) gây ra. Virus này tấn công và tạo nên các tổn thương, khối bất thường ở cổ tử cung.

Mặc dù ung thư cổ tử cung không phải là bệnh di truyền, nhưng nó có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong một gia đình có tiền sử mẹ mắc ung thư cổ tử cung, tỉ lệ mắc bệnh ở con gái sẽ cao hơn bình thường.

Chính vì vậy, những người có tiền sử gia đình như mẹ, bà ngoại, chị gái… từng mắc ung thư cổ tử cung cần chú trọng đi khám và soi cổ tử cung định kỳ. Việc này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu của ung thư, từ đó có biện pháp phòng ngừa và điều trị kịp thời, nâng cao chất lượng cuộc sống.

3.Quy trình soi cổ tử cung như thế nào?

3.1. Thời điểm thích hợp để soi cổ tử cung

Chị em cần tránh soi cổ tử cung vào những ngày hành kinh hoặc đang ra máu âm đạo nhiều.

  • Đối với phụ nữ còn kinh nguyệt: Nên lựa chọn thời điểm từ ngày thứ 7 đến ngày 12 của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, cổ tử cung hé mở, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quan sát và đánh giá tổn thương.
  • Đối với phụ nữ đã mãn kinh: Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng estrogen trước vài ngày để giúp cổ tử cung hé mở, tránh bỏ sót tổn thương khi thực hiện.

3.2. Các bước thực hiện

  • Bước 1: Quy trình đầu tiên là bệnh nhân nằm ngửa trên giường khám, hai chân được nâng lên và đặt vào các tấm tựa chân để nâng đỡ.
  • Bước 2: Bác sĩ sử dụng dụng cụ chuyên dụng (mỏ vịt) để tách rộng các thành âm đạo, giúp quan sát rõ bên trong âm đạo và cổ tử cung. Máy soi cổ tử cung được đặt ở ngoài lỗ vào âm đạo.
  • Bước 3: Bác sĩ bôi một lớp dung dịch dịu nhẹ lên cổ tử cung thông qua âm đạo để quan sát những vùng bất thường. Trong quá trình này, bệnh nhân có thể cảm thấy hơi nóng rát.
  • Bước 4: Nếu phát hiện các vùng bất thường ở cổ tử cung, bác sĩ có thể tiến hành sinh thiết bằng cách lấy một mảnh mô nhỏ từ cổ tử cung để xét nghiệm.

4. Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

Kết quả soi cổ tử cung sẽ được bác sĩ đưa ra ngay sau khi hoàn tất thủ thuật. Phương pháp sử dụng thiết bị chuyên dụng có khả năng phóng đại hình ảnh, phù hợp với đặc điểm giải phẫu của cổ tử cung. Nhờ đó, bác sĩ có thể quan sát kỹ lưỡng, rõ ràng hơn hình ảnh bên trong âm hộ và cổ tử cung của bệnh nhân, với độ phóng đại từ 10 đến 30 lần.

Kết quả soi cổ tử cung sẽ có ngay sau khi soi
Kết quả soi cổ tử cung sẽ có ngay sau khi soi

Thông thường, phương pháp này được chỉ định thực hiện sau khi đã có kết quả bất thường từ các xét nghiệm chẩn đoán khác như xét nghiệm nước tiểu, dò âm đạo, Pap smear… Đây là bước cuối cùng giúp bác sĩ khẳng định chính xác chẩn đoán bệnh lý. Thủ thuật này có thể phát hiện sớm các bệnh lý như:

  • Nhiễm virus (HPV, vi khuẩn, nấm, sùi mào gà, lậu,…)
  • Viêm âm đạo, viêm cổ tử cung
  • Tiền ung thư hoặc ung thư cổ tử cung

5. Lưu ý khi soi cổ tử cung

5.1. Trước khi thực hiện

Dưới đây là một số lưu ý người bệnh cần nắm trước khi thực hiện thủ thuật:

  • Không quan hệ tình dục trong vòng 24 giờ trước khi soi cổ tử cung
  • Không sử dụng tampon hay các loại thuốc đặt âm đạo trong vòng 24 giờ trước thủ thuật
  • Đặc biệt, tuyệt đối không thực hiện phương pháp này trong kỳ kinh nguyệt

5.2. Trong khi thực hiện

Trong quá trình soi, nếu phát hiện bất thường, bác sĩ có thể tiến hành lấy mẫu sinh thiết. Khi đó, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau và chảy một lượng máu nhỏ. Tuy nhiên, đây là hiện tượng bình thường và sẽ được y bác sĩ xử lý, người bệnh không cần quá lo lắng.

5.3. Sau khi thực hiện

Sau khi hoàn tất thủ thuật, bệnh nhân có thể sinh hoạt bình thường. Một lượng máu lờ hồng có thể xuất hiện. Nếu kết hợp với sinh thiết, hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra. Bên cạnh đó, bác sĩ còn đưa ra một số lời khuyên cho bệnh nhân:

  • Sử dụng miếng gạc bông lót để thấm máu và dịch (không dùng băng vệ sinh).
  • Tránh quan hệ tình dục, thụt rửa âm đạo trong vòng 1 tuần sau khi thực hiện phương pháp này.
  • Thực hiện khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần (phụ nữ đã lập gia đình trên 2 năm nên khám 1 năm 1 lần để tầm soát). Đi khám ngay khi có các dấu hiệu bất thường để phát hiện sớm bệnh và can thiệp kịp thời.

Như vậy, soi cổ tử cung là một thủ thuật an toàn và hiệu quả trong việc tầm soát sớm ung thư cổ tử cung cũng như các bệnh phụ khoa khác. Thủ thuật này hầu như không gây ra biến chứng và mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe phụ nữ.

6.Lời khuyên của bác sĩ

Khi soi cổ tử cung, bác sĩ có một số lời khuyên quan trọng cho bệnh nhân như sau:

  • Quy trình phải được thực hiện đúng cách và cẩn thận để cho kết quả chính xác nhất.
  • Theo các bác sĩ, trước khi thực hiện, cần tránh quan hệ tình dục và sử dụng thuốc, tampon vùng kín trong ít nhất 24 giờ. Không nên thực hiện thủ thuật này trong kỳ kinh nguyệt.
  • Trong khi soi, bác sĩ có thể lấy mẫu sinh thiết nếu phát hiện bất thường. Bệnh nhân có thể cảm thấy đau nhẹ và chảy máu nhưng đây là hiện tượng bình thường.
  • Sau khi soi, bệnh nhân cần sử dụng miếng gạc bông lót thay cho băng vệ sinh để thấm máu và dịch. Bác sĩ khuyến cáo tránh quan hệ tình dục, thụt rửa vùng kín trong 1 tuần sau thủ thuật.

Bên cạnh đó, bác sĩ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khám phụ khoa định kỳ 6 tháng đến 1 năm 1 lần với phụ nữ đã có gia đình. Phụ nữ không nên chủ quan, e ngại hay xấu hổ khi thực hiện phưng pháp này. Bạn hãy chủ động tầm soát, khám phụ khoa định kỳ để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. 

Hy vọng với những thông tin trên đây cho thấy soi cổ tử cung là một thủ thuật giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác chính xác về bệnh lý ở các chị em phụ nữ. Nếu chị em nào còn bất kỳ những lo lắng nào về phương pháp này, hãy tham gia vào group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để được các bác sĩ chuyên khoa giải đáp và tư vấn chi tiết.

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

Thông tin kiến thức
Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

Thông tin kiến thức
Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

Thông tin kiến thức
Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

All in one
Liên hệ