Gai sinh dục và sùi mào gà đều là tình trạng khác thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị hoàn toàn khác nhau. Để hiểu rõ cùng bác sĩ chuyên khoa tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về gai sinh dục
1.1. Gai sinh dục là gì?
Gai sinh dục là tình trạng xuất hiện các nốt nhú nhỏ, sần sùi, có màu trắng hoặc đỏ ở vùng da quanh bộ phận sinh dục. Nguyên nhân hình thành gai sinh dục là do các tế bào ở lớp thượng bì phát triển quá mức bình thường.
Các tế bào này có chức năng điều tiết lipid và duy trì độ ẩm cho da. Khi tăng sinh quá nhiều, chúng sẽ tạo thành những nốt gai nổi rõ trên bề mặt. Không giống như sùi mào gà, gai sinh dục thường không có biểu hiện gì nổi bật như: Ngứa, đau, rát chảy máu khi quan hệ tình dục.
Ở nữ giới, gai sinh dục thường mọc ở âm đạo, âm hộ, hậu môn hoặc cổ tử cung. Ở nam giới, gai sinh dục có thể xuất hiện ở hậu môn, dương vật hoặc quanh bìu. So với sùi mào gà thường kết thành từng mảng lớn thì gai sinh dục chỉ là những nốt gai rời rạc, kích thước nhỏ.
Gai sinh dục lành tính và ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Hầu hết mọi người không cần điều trị mà gai sẽ tự rụng đi khi khô. Mặc dù vậy, nguyên nhân chính xác gây ra gai sinh dục hiện vẫn chưa rõ ràng. Theo một số nghiên cứu, sự xuất hiện của gai sinh dục có mối liên hệ với rối loạn nội tiết tố.
Điểm quan trọng là gai sinh dục không do vi rút gây ra như sùi mào gà nên không lây truyền từ người này sang người khác. Đây là điểm khác nhau quan trong giữa gai sinh dục và sùi mào gà. Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc gai sinh dục cao hơn do môi trường âm đạo ẩm ướt suốt thai kỳ.
1.2. Triệu chứng của gai sinh dục
Gai sinh dục rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác do có biểu hiện tương tự. Để phân biệt gai sinh dục và sùi mào gà cũng như các bệnh phụ khoa khác, bạn cần lưu ý những đặc điểm sau:
- Gai sinh dục là các nốt sần màu đỏ hoặc trắng ở bộ phận sinh dục, khi sờ vào sẽ cảm nhận được vùng da gồ ghề, sần sùi.
- Gai sinh dục không có các biểu hiện như: Ngứa, đau, rát chảy máu khi quan hệ tình dục.
- Hầu hết gai sinh dục không cần điều trị, gai sẽ tự rụng khi khô đi.
- Gai sinh dục không lây lan giữa các cá nhân, ngay cả khi có tiếp xúc trực tiếp hoặc quan hệ tình dục không bảo vệ.
1.3. Gai sinh dục xuất hiện do đâu?
Gai sinh dục hình thành do sự phát triển quá mức của các tế bào thượng bì ở vùng da quanh bộ phận sinh dục. Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, sự xuất hiện gai sinh dục có mối liên hệ với rối loạn nội tiết tố, kết hợp với một số yếu tố môi trường thuận lợi tại vùng kín. Điều quan trọng cần lưu ý là nguyên nhân gây ra gai sinh dục và sùi mào gà là khác nhau, gai sinh dục không phải do vi rút, vi khuẩn hay bất kỳ tác nhân lây nhiễm nào.
2. Tìm hiểu về sùi mào gà
2.1. Sùi mào gà là gì?
Sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mụn cóc sinh dục, nằm trong nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp nhất. Hầu hết những người đã quan hệ tình dục đều từng nhiễm ít nhất một loại virus Human Papillomavirus (HPV) – tác nhân chủ yếu gây ra sùi mào gà.
Một số chủng HPV gây nên mụn cóc ở bộ phận sinh dục, trong khi số khác lại dẫn đến ung thư. Vaccine HPV là biện pháp hữu hiệu giúp phòng ngừa một số chủng HPV gây bệnh.
Sùi mào gà tác động đến các mô ở vùng sinh dục, hình thành những u nhú nhỏ, màu hồng nhạt hoặc có dạng giống như súp lơ. Trong nhiều trường hợp, mụn cóc quá li ti nên khó có thể quan sát bằng mắt thường.
2.2. Triệu chứng của sùi mào gà
Ở phụ nữ, mụn cóc sinh dục có thể xuất hiện tại âm hộ, thành âm đạo, vùng giữa âm hộ và hậu môn, ống hậu môn và cổ tử cung. Ở nam giới, chúng thường mọc ở đầu hoặc thân dương vật, bìu hay hậu môn. Mụn cóc sinh dục cũng có thể phát triển trong miệng hoặc cổ họng ở những người thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng với bạn tình bị nhiễm bệnh.
Các biểu hiện hay gặp nhất của sùi mào gà bao gồm:
- Các nốt sùi nhỏ có màu sắc như hồng nhạt hoặc xám ở vùng sinh dục.
- Mụn cóc mọc gần nhau, tạo thành mảng lớn hình giống như súp lơ.
- Cảm giác ngứa ngáy hoặc khó chịu ở vùng sinh dục.
- Chảy máu khi quan hệ tình dục.
Mụn cóc sinh dục có thể rất nhỏ và phẳng đến mức không thể quan sát bằng mắt thường. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mụn cóc sinh dục có thể phát triển thành từng cụm lớn.
2.3. Sùi mào gà do nguyên nhân gì?
Sùi mào gà là kết quả của sự nhiễm Human Papillomavirus (HPV). Có hơn 40 chủng HPV khác nhau gây ảnh hưởng đến vùng sinh dục, virus này lây lan chủ yếu qua con đường tình dục. Trong hầu hết trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ tự đào thải virus HPV mà người bệnh không hề cảm nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hay triệu chứng nào của bệnh.
3. Điều trị gai sinh dục và sùi mào gà bằng phương pháp nào?
3.1. Điều trị gai sinh dục như thế nào?
Do không phải là một căn bệnh, gai sinh dục hầu như không tác động tiêu cực đến sức khỏe cũng như chức năng của cơ quan sinh dục. Vì vậy, người bệnh có thể không cần điều trị gì.
Dù vậy, gai sinh dục lại khiến người mắc xuất hiện tâm lý tự ti, lo lắng khi thể hiện cơ thể trước mặt đối tác và khi quan hệ tình dục. Thậm chí gai sinh dục còn gây ra sự sợ hãi, e ngại ở bạn tình, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng đời sống tình dục của cả hai.
Do đó, nếu gai sinh dục gây ảnh hưởng xấu tới tâm lý hoặc sinh hoạt vợ chồng, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị.
3.2. Điều trị sùi mào gà bằng cách nào?
Nếu bệnh sùi mào gà không gây khó chịu thì có thể không điều trị. Với những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng khó chịu (ngứa, đau rát, ra máu, xấu hổ khi quan hệ tình dục) thì có thể lựa chọn dùng thuốc hoặc phẫu thuật để loại bỏ mụn cóc. Lưu ý mụn cóc có thể quay trở lại sau khi điều trị.
- Các thuốc tác động tại chỗ: Imiquimod dạng kem bôi, Podophyllin dạng nước bôi.
- Các phương pháp phẫu thuật: cắt bỏ mụn cóc, đốt nhiệt, đốt lạnh bằng nitơ lỏng, đốt bằng tia laser…
4. Biện pháp phòng ngừa gai sinh dục và sùi mào gà
4.1. Phòng tránh gai sinh dục
Phòng bệnh hơn chữa bệnh luôn là nguyên tắc vàng trong y học. Để ngăn ngừa gai sinh dục, đặc biệt phụ nữ cần chú ý thực hiện các biện pháp sau:
- Giữ vệ sinh vùng kín: Vùng sinh dục không sạch sẽ, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho nhiều bệnh phát triển. Vì vậy, chị em nên giữ cho “cô bé” luôn khô thoáng, sạch sẽ. Nên chọn các sản phẩm vệ sinh phụ nữ có độ pH phù hợp, lành tính, tránh làm mất cân bằng hệ vi sinh vật tự nhiên.
- Tăng cường sức đề kháng: Chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục thể thao điều độ sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể, duy trì sự cân bằng nội tiết trong cơ thể. Đây cũng là cách phòng ngừa gai sinh dục và nhiều bệnh phụ khoa khác một cách tự nhiên, an toàn.
- Khám phụ khoa định kỳ: Thăm khám phụ khoa, nam khoa thường xuyên giúp phát hiện sớm các bất thường ở cơ quan sinh dục, từ đó có biện pháp chăm sóc và điều trị kịp thời.
4.2. Phòng ngừa sùi mào gà
- Tiêm phòng vaccine: Gardasil là loại vaccine bảo vệ chống lại 4 chủng HPV gây ung thư và mụn cóc sinh dục. Năm 2014, vaccine Gardasil 9 phòng được 9 chủng HPV cũng đã được FDA Hoa Kỳ phê duyệt.
Ngoài ra có một loại vaccine khác là Cervarix chỉ có khả năng ngăn ngừa ung thư cổ tử cung. Theo hướng dẫn mới nhất từ Bộ Y tế, vaccine HPV tiêm được cho cả nam và nữ trong độ tuổi từ 9 – 45 tuổi thay vì 9 – 26 tuổi như trước đây. Vaccine phát huy tác dụng tối đa nếu tiêm trước khi có quan hệ tình dục. Nghiên cứu chỉ ra rằng tiêm vaccine HPV có thể giảm tới 50% nguy cơ mụn cóc sinh dục ở người dưới 21 tuổi và từ 21 – 30 tuổi.
- Quan hệ tình dục an toàn: chung thủy 1 vợ 1 chồng, nếu nghi ngờ có nguy cơ lây nhiễm từ đối phương thì cần dùng bao cao su.
- Tăng cường sức đề kháng: ăn uống đầy đủ chất, thể dục thường xuyên, tránh các chất cấm hay hại với cơ thể.
- Giữ gìn vệ sinh: giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt trong đó có vệ sinh vùng kín, không dùng chung các đồ dùng cá nhân như khăn tắm, đồ lót.
5. Lời khuyên của bác sĩ
Để phòng tránh gai sinh dục và sùi mào gà, các bác sĩ khuyên bạn nên:
- Sử dụng bao cao su để giảm nguy cơ lây nhiễm HPV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác khi quan hệ tình dục.
- Tiêm phòng vaccine HPV để bảo vệ cơ thể chống lại các chủng HPV gây ra sùi mào gà và gai sinh dục.
- Giữ vệ sinh vùng kín luôn sạch sẽ. Không dùng chung đồ cá nhân như khăn tắm, đồ lót với người khác.
- Tăng cường sức đề kháng bằng chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục đều đặn.
- Đi khám sức khỏe sinh sản định kỳ để được tầm soát, phát hiện sớm các bệnh lý.
Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở bộ phận sinh dục như nổi mụn cóc, gai nhọn, hãy đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời. Điều này giúp ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe sinh sản của bạn.
6. Kết luận
Gai sinh dục và sùi mào gà đều là những tình trạng liên quan đến bộ phận sinh dục, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặc dù có điểm tương đồng trong biểu hiện, gai sinh dục và sùi mào gà lại có sự khác nhau về nguyên nhân cũng như mức độ nguy hiểm.
Trong khi gai sinh dục xuất phát từ sự phát triển bất thường của các tế bào da và không lây nhiễm, thì sùi mào gà lại do virus HPV và có khả năng lây truyền cho người khác. Đặc biệt, một số chủng HPV còn liên quan mật thiết với ung thư cổ tử cung ở nữ giới.
Do đó, việc nâng cao nhận thức về sự khác nhau giữa sùi mào gà và gai sinh dục, cũng như thực hiện các biện pháp phòng tránh và tầm soát thường xuyên là rất quan trọng. Hiểu rõ sự khác biệt và đặc điểm của từng bệnh sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị phù hợp, hiệu quả.
Mọi thắc mắc của người bệnh về gai sinh dục và sùi mào gà sẽ được giải đáp trong group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI. Ngoài ra, nếu cần tư vấn từ những chuyên gia về sản phụ khoa, bệnh nhân có thể chat zalo theo số HOTLINE.
[block id=”7230″]