Thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung, cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết này.

Thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung đóng vai trò quan trọng, phối hợp với việc điều trị thông qua can thiệp y khoa. Cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả điều trị. Cùng tìm hiểu một số thực phẩm hữu ích trong điều trị viêm lộ tuyến cùng BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan.

1. Hiểu rõ về viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung bản chất là những tổn thương lành tính ở cổ tử cung, các tế bào do các tế bào tuyến của cổ tử cung phát triển, tăng sinh và xâm lấn ra bên ngoài. Ở giai đoạn sớm khi mới mắc bệnh, dịch âm đạo vẫn tiết ra và không có biểu hiện bất thường. Bệnh thường được phát hiện sau khi các chị em đi thăm khám phụ khoa.

Tuy nhiên, tình trạng lộ tuyến cổ tử cung xảy ra kết hợp với việc vệ sinh vùng kín không đúng cách có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm do vi khuẩn xâm nhập. Điều này làm gia tăng lượng khí hư nhiều hơn bình thường, thậm chí màu sắc, mùi khí hư có thể bị thay đổi, ngứa ngáy hoặc có thể xuất hiện thêm các biểu hiện khác như đau bụng dưới, đau trước và sau khi quan hệ,…

2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung nên ăn thực phẩm gì và kiêng gì?

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh phụ khoa đang rất phổ biến ở phụ nữ. Để hỗ trợ quá trình điều trị bệnh này, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Bài viết này sẽ giới thiệu những thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến tử cung cần bổ sung vào chế độ ăn uống và các loại thực phẩm cần kiêng để giúp người bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.

3. Thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung

Dưới đây là một số thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung nên bổ sung vào chế độ ăn uống của người bệnh:

3.1. Sữa chua không đường hoặc ít đường

Sữa chua không chỉ giúp làm đẹp da và tốt cho hệ tiêu hóa, mà còn có tác dụng cân bằng hệ vi sinh ở môi trường âm đạo. Lợi khuẩn Lactobacillus có trong sữa chua giúp cân bằng vi sinh ở vùng âm đạo, làm giảm triệu chứng viêm nhiễm và ngứa ngáy ở vùng kín. Sữa chua không gây tác dụng phụ và có thể sử dụng hàng ngày để tăng cường hiệu quả điều trị. Bạn nên chọn loại sữa chua không đường hoặc có ít đường.

Sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn cho người dùng.
Sữa chua cung cấp nhiều lợi khuẩn cho người dùng

3.2. Tỏi

Tỏi có tác dụng tăng cường sức đề kháng và hạn chế nguy cơ viêm nhiễm ở vùng kín. Thành phần Allicin trong tỏi là một kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại và ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, đặc biệt là tiêu diệt nấm Candida. Đây cũng là thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến

3.3. Thực phẩm giàu Carotenoids

Carotenoids là nguồn vitamin A hữu ích trong việc phục hồi các mô tế bào bị viêm nhiễm và ngăn ngừa nguy cơ ung thư cổ tử cung. Nhóm chất này có trong các thực phẩm có màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina, hoặc màu cam như cà rốt, bí ngô.

Chú ý rằng chất Carotenoids chỉ được hấp thu khi có dầu mỡ xúc tác. Do đó, chế biến các món xào để tận dụng tối đa dinh dưỡng từ nhóm thực phẩm này. Tuy vậy, chị em không nên cung cấp quá nhiều loại thực phẩm này dẫn đến dư thừa caroten, điều này có thể gây ra triệu chứng vàng da.

Thực phẩm có màu cam - vàng thường có lượng carotenoids cao.
Thực phẩm có màu cam – vàng thường có lượng carotenoids cao

3.4. Thực phẩm giàu Folate

Folate là dạng vitamin B tan trong nước, có vai trò hạn chế nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung và tăng sức đề kháng. Chị em có thể bổ sung Folate từ bơ, dâu tây, chuối, ngũ cốc, rau diếp cá, rau bina… Nên chỉ bổ sung trong khoảng 40-80mg mỗi ngày và kết hợp với các nhóm vitamin B khác để tăng hiệu quả hấp thụ.

3.5. Thực phẩm giàu Prebiotics

Prebiotics giúp cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở vùng kín và ngăn ngừa viêm lộ tuyến cổ tử cung. Chị em có thể bổ sung Prebiotics từ măng tây, tỏi, hành tây… Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp vì việc bổ sung quá mức có thể gây tác dụng phụ như đi ngoài nhiều lần hay tiêu chảy.

3.6. Thực phẩm giàu omega 3

Omega 3 giúp cải thiện thị lực, phát triển não bộ và ngăn ngừa viêm nhiễm. Đây cũng là thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến, chị em có thể bổ sung omega 3 từ cá hồi, cá thu, dầu cá, đậu nành…

3.7. Thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C giúp tăng sức đề kháng và đẩy nhanh quá trình cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở vùng lộ tuyến. Chị em nên bổ sung vitamin C từ các thực phẩm chủ yếu từ hoa quả như: cam, bưởi, kiwi, ổi… để đảm bảo cơ thể nhận đủ lượng vitamin C cần thiết.

4. Kiêng ăn gì khi viêm lộ tuyến cổ tử cung?

Ngoài việc biết viêm lộ tuyến cổ tử cung nên ăn những loại thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến, chị em cũng cần biết những thực phẩm cần tránh khi đang điều trị bệnh để tránh việc viêm nhiễm cổ tử cung trở nên nặng hơn:

4.1. Món ăn cay nóng

Các món ăn cay nóng như ớt, tiêu tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh. Do đó, chị em nên tránh ăn những món này.

Đồ ăn cay nóng gây ra những vấn đề sức khỏe.
Đồ ăn cay nóng gây ra những vấn đề sức khỏe

4.2. Hải sản

Hải sản chứa nhiều đạm có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh. Chị em cần hạn chế hay tránh ăn hải sản khi mắc bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung.

4.3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ và đường

Thực phẩm nhiều dầu mỡ và đường sẽ thay đổi môi trường ở âm đạo, làm tăng nhiệt độ vùng sinh dục và tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại phát triển mạnh mẽ. Do đó, chị em cần tránh ăn những loại thực phẩm này.

4.4. Thực phẩm muối chua

Thực phẩm muối chua có thể gây mất cân bằng pH của môi trường âm đạo và làm tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung nặng hơn. Chị em cần tránh ăn đồ muối chua trong thời gian điều trị bệnh.

Đồ ăn muối chua gây mất cân bằng pH.
Đồ ăn muối chua gây mất cân bằng pH

4.5. Rượu, bia và các chất kích thích

Rượu, bia và các chất kích thích không có lợi cho sức khỏe, tăng nguy cơ gây ra các loại ung thư đặc biệt đối với người bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung. Chúng tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh và làm giảm lượng máu di chuyển xuống vùng kín, gây nặng tình trạng viêm nhiễm.

5. Lưu ý khi chế độ sinh hoạt hàng ngày

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị và ăn những thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến, chị em cũng cần quan tâm đến các lưu ý sau để giúp tăng hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tái phát bệnh:

  • Có chế độ ăn uống khoa học lành mạnh: Xây dựng chế độ ăn uống đủ bữa, đúng giờ và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
  • Đa dạng thực đơn mỗi ngày: Ăn đủ các loại thực phẩm để cơ thể nhận đủ các nhóm chất cần thiết.
  • Uống đủ nước: Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày để cơ thể luôn có đủ nước.
  • Không lạm dụng thuốc: Tuân thủ chỉ định của bác sĩ để có hiệu quả điều trị cao nhất.
  • Lối sống lành mạnh: Quan hệ tình dục lành mạnh, vệ sinh vùng kín đúng cách, thăm khám định kỳ và tránh các chất kích thích.

6. Lưu ý khi sống chung với bệnh

Người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào, chẳng hạn như chảy máu âm đạo bất thường, đau khi giao hợp hoặc sau đó, hoặc đau ở vùng bụng dưới mà không liên quan đến đau bụng kinh. Những triệu chứng này có thể liên quan đến bệnh lý viêm lộ tuyến cổ tử cung. Bên cạnh đó, nhiều khả năng các triệu chứng của người có liên quan đến một tình trạng khác nhưng cũng cần được bác sĩ chăm sóc.

Cần đến khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường trên.
Cần đến khám bác sĩ ngay khi có các triệu chứng bất thường trên

7. Kết luận

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một bệnh phụ khoa phổ biến và cần điều trị đúng phác đồ và chế độ ăn uống. Việc bổ sung những thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung và kiêng ăn phù hợp có thể giúp nâng cao hiệu quả điều trị và ngăn ngừa tái phát bệnh.

Lời khuyên của bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Lan rằng chị em nên đi khám định kỳ để biết rõ về tình trạng bệnh, đồng thời hãy tham khảo ý kiến bác sĩ dinh dưỡng để được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp khi điều trị.

Để có thể đặt lịch khám sản phụ khoa và sàng lọc ung thư cổ tử cung tại phòng khám của BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan, người bệnh có thể liên hệ qua hotline đặt lịch 0868555168 hoặc qua website. Ngoài ra, chị em có thể tham gia vào group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để hỏi đáp những vấn đề liên quan đến sản phụ khoa.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Chậm kinh 4 ngày có thai không?

    Chậm kinh 4 ngày có thai không? Chậm kinh có thể là dấu hiệu mang thai, nhưng cũng có thể do nhiều nguyên nhân khác như stress, thay đổi cân nặng hoặc rối loạn nội tiết.

    Thông tin kiến thức
    Soi cổ tử cung bao lâu có kết quả?

    Soi cổ tử cung giúp tầm soát sớm ung thư và bệnh phụ khoa, nhưng nhiều chị em còn lo lắng. Tham khảo bài viết dưới đây sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn.

    Thông tin kiến thức
    Cách xử lý rong kinh đau lưng hiệu quả

    Rong kinh đau lưng có nguy hiểm không? Tại sao lại gặp tình trạng này? Cách xử lý như thế nào?

    Thông tin kiến thức
    Rau bám mép là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

    Rau bám mép là một dạng của nhau tiền đạo, xảy ra khi nhau thai nằm ở rìa cổ tử cung. Triệu chứng phổ biến là chảy máu âm đạo vào nửa sau thai kỳ. 

    All in one
    Liên hệ