Tiêm HPV có bị chậm kinh không?

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Tiêm HPV có thể đem lại những lợi ích gì cho chị em? Liệu tiêm HPV có bị chậm kinh không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tiêm HPV là biện pháp hữu hiệu trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung. Nhiều chị em có tâm lý lo lắng vì các tác dụng phụ của vắc xin, đặc biệt thắc mắc về việc tiêm HPV có bị chậm kinh không? Bài viết sẽ cung cấp cho chị em thông tin về vắc xin HPV.

1. Câu hỏi của người bệnh

Một người tham gia ẩn danh trong group “HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI” đã đặt câu hỏi như sau: “Cho em hỏi với ạ: Còn tầm 4, 5 ngày nữa là em có kinh nguyệt nhưng em muốn đi tiêm mũi HPV luôn được không ạ? Mũi này là mũi đầu tiên của em ạ, cho em hỏi nó có ảnh hưởng gì đến kinh nguyệt không ạ? Vì em thấy nhiều bạn tiêm về bị rối loạn kinh nguyệt, trễ kinh rất lâu hoặc ra ít kinh”. Vậy tiêm HPV có bị chậm kinh không?

Câu hỏi của một bạn ẩn danh về vấn đề tiêm HPV trong group “HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI”
Câu hỏi của một bạn ẩn danh về vấn đề tiêm HPV trong group “HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI”

2. Bác sĩ trả lời: tiêm HPV có bị chậm kinh không?

2.1. Tác dụng của vắc xin HPV

Vắc xin HPV giúp ngăn ngừa các tuýp HPV nguy cơ cao 6, 11, 16, 18 lây nhiễm và gây ra vấn đề tại vùng kín như hình thành các tổn thương tiền ung thư, loạn sản biểu mô tuyến cổ tử cung hoặc biểu mô âm hộ, âm đạo. Ngoài ra, tiêm HPV còn có thể làm giảm ung thư hậu môn, ung thư hầu họng và bộ phận sinh dục ở cả hai giới.

Đặc biệt, vai trò quan trọng nhất của vắc xin HPV hiện tại đó là phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung – nỗi sợ của chị em phụ nữ. Đây là bệnh lý ác tính ở biểu mô lát hoặc biểu mô tuyến cổ tử cung.

Ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ chỉ sau ung thư vú. Tại Việt Nam, mỗi ngày có 14 người chẩn đoán xác định mắc bệnh và có 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Vậy tiêm HPV có bị chậm kinh không?

2.2. Tiêm HPV có bị chậm kinh không?

Tiêm HPV có gây ảnh hưởng gì không?
Tiêm HPV có gây ảnh hưởng gì không?

Nhiều chị em đặt câu hỏi rằng “Tiêm HPV có bị chậm kinh không?” Cho tới hiện tại, chưa có nghiên cứu nào cho thấy tiêm HPV có ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt.

Tác dụng phụ của vắc xin HPV mà chị em gặp phải thường là:

  • Sốt;
  • Xuất hiện sưng, nóng, đỏ, đau, ngứa tại vị trí tiêm;
  • Ngoài ra, tác dụng phụ hiếm gặp có thể xảy ra như co thắt khí quản nghiêm trọng.

Do đó, nếu kinh nguyệt của chị em diễn ra bất thường thì nên đi khám và tìm nguyên nhân để giải quyết, tránh gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

2.3. Tiêm HPV có gây vô sinh, mãn kinh sớm không?

Câu trả lời cho câu hỏi này cũng là không. Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng tiêm HPV không gây vô sinh hay làm mãn kinh sớm ở phụ nữ.

Lý do dẫn tới nhiều người hiểu lầm về việc vắc xin HPV gây mãn kinh sớm hoặc gây vô sinh bắt nguồn từ một báo cáo ở New South Wales, Úc đã thông báo có 3 cô gái bị suy buồng trứng (một trong nguyên nhân gây vô sinh ở phụ nữ) sau khi tiêm HPV.

Tuy nhiên, các nghiên cứu với số lượng người tham gia lớn lại chưa từng ghi nhận bất kỳ bằng chứng nào có liên quan tới nhận định của báo cáo này. Theo nghiên cứu của Allison L. Naleway trên tạp chí Nhi khoa 2018 về mối quan hệ giữa vắc xin HPV và khả năng gây suy buồng trứng nguyên phát, chỉ có duy nhất 1 trường hợp suy buồng trứng trong hơn 58.000 phụ nữ tiêm HPV.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, các nghiên cứu tiêm HPV thực hiện trên loài gặm nhấm cũng đều không gây ảnh hưởng gì đến khả năng sinh sản ở những loài vật này.

2.4. Nguyên nhân khác gây chậm kinh

Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt không đến đúng thời điểm dự kiến trong chu kỳ bình thường của phụ nữ. Có nhiều yếu tố có thể dẫn đến tình trạng này:

  • Mang thai: Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây chậm kinh. Khi thụ thai thành công, cơ thể sẽ ngừng chu kỳ kinh nguyệt.
  • Mất cân bằng nội tiết: Sự thay đổi trong nồng độ các hormone như estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Biến động cân nặng: Tăng hoặc giảm cân đột ngột có thể gây rối loạn hormone và dẫn đến chậm kinh.
  • Rối loạn buồng trứng: Các vấn đề như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) hoặc viêm buồng trứng có thể gây ra bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Bệnh phụ khoa: Các bệnh lý phụ khoa như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo có thể gây chậm kinh. Các triệu chứng kèm theo có thể bao gồm đau vùng bụng dưới và tiết dịch bất thường.
  • Áp lực tâm lý: Stress và lo âu kéo dài có thể tác động đến hệ thống nội tiết, gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm thuốc tránh thai và kháng sinh, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh.
  • Lạm dụng chất kích thích: Việc sử dụng quá mức rượu, bia và các chất kích thích khác có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
  • Quá trình lão hóa: Khi phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt có thể trở nên không đều và dẫn đến chậm kinh.

Nếu tình trạng chậm kinh kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng bất thường, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

3. Lời khuyên của bác sĩ

Câu hỏi tiêm HPV có bị chậm kinh không đã có câu trả lời. BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ 1, BV Phụ Sản Trung Ương đưa một số lời khuyên chị em nên thực hiện trước và sau khi tiêm HPV để vắc xin phát huy được vai trò bảo vệ tốt nhất:

3.1. Trước khi tiêm

  • Vắc xin HPV có hiệu quả tốt nhất trong độ tuổi khuyến cáo từ 9 đến 45 tuổi và chưa quan hệ tình dục. Do đó chị em nên đi tiêm HPV càng sớm càng tốt, đúng lịch, đúng liều, đúng thời gian quy định.
  • Nên lựa chọn trung tâm tiêm chủng uy tín, có nguồn vắc xin đảm bảo và có đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm để có thể tư vấn, giải đáp thắc mắc cũng như trong quá trình thăm khám cần kê khai tình trạng sức khỏe của bản thân để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
  • Phụ nữ có thai và cho con bú nên được hoãn tiêm và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ cho tới khi đủ điều kiện tiêm phòng để bảo đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
  • Các trường hợp đang có các bệnh lý nền chưa điều trị ổn định, các bệnh lý cấp tính, ác tính hoặc tiền sử dị ứng nên được cân nhắc trì hoãn tiêm chủng cho đến khi sức khỏe ổn định.

3.2. Sau khi tiêm phòng

  • Chị em cần ở lại nơi tiêm chủng tối thiểu 30 phút để theo dõi phản ứng sau tiêm và về nhà cũng cần theo dõi tiếp trong 48 giờ, nếu có bất thường phải báo lại ngay với trung tâm tiêm chủng hoặc đi khám tại bệnh viện gần nhất.
  • Ngay sau tiêm nên hạn chế quan hệ vì vắc xin chưa thể tạo kháng thể để bảo vệ cơ thể khỏi HPV. Chị em có thể quan hệ nhưng cần sử dụng các biện pháp an toàn như bao cao su. Đối với những người đã quan hệ tình dục, cần đi khám phụ khoa định kỳ để sàng lọc ung thư cổ tử cung.
  • Ngoài tiêm HPV để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, chị em cũng cần giữ vùng kín sạch sẽ, khô thoáng; thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh; duy trì tinh thần vui vẻ, thoải mái để gia tăng khả năng bảo vệ cơ thể trước bệnh tật.

Chị em nếu có bất kỳ câu hỏi nào liên quan tới vấn đề tiêm HPV hay bất kỳ thắc mắc về sức khỏe phụ khoa, hãy tham gia group  HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI  để được bác sĩ trả lời thắc mắc cũng như nhận được tư vấn của các chị em trong group.

Untitled design 2 scaled

Bài viết liên quan

Hỏi đáp bác sĩ
Thức khuya có bị chậm kinh không?

Thức khuya có bị chậm kinh không? Thức khuya ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe là những thắc mắc của nhiều chị em. Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Hỏi đáp bác sĩ
Thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày?

Thuốc chậm kinh uống trước mấy ngày cần phải phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ và chu kỳ kinh nguyệt của mỗi chị em. Con số có thể sẽ khác với từng người

Hỏi đáp bác sĩ
[Bác sĩ trả lời] Chậm kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Chậm kinh là một vấn đề phụ khoa thường gặp và đôi khi gây lo lắng cho phụ nữ. Vậy chậm kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Hỏi đáp bác sĩ
Bác sĩ giải đáp: Uống gì để chậm kinh?

Tìm hiểu uống gì để chậm kinh và những lưu ý quan trọng từ Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Ngọc Thủy trong bài viết này.

All in one
Liên hệ