Tìm hiểu về bệnh U xơ tử cung

Tìm hiểu về bệnh U xơ tử cung

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

U xơ tử cung là một bệnh nhiều chị em gặp phải. Vậy bệnh này có nguy hiểm không? Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phòng ngừa bệnh như thế nào?

U xơ tử cung là một bệnh phổ biến ở chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh nở. Đây là loại khối u thường xuất hiện trong và xung quanh tử cung, còn được gọi là u cơ trơn.

Mặc dù hiếm khi phát triển thành ung thư, nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

1. U xơ tử cung là gì?

U xơ tử cung hay còn được gọi là nhân xơ tử cung là một bệnh lý lành tính của tử cung. U xơ là các khối u được hình thành bởi các tế bào cơ trơn và mô liên kết dạng sợi, chúng phát triển trong tử cung.

Ước tính rằng 70-80% phụ nữ sẽ phát triển khối u xơ ở tử cung trong một khoảng thời gian của cuộc đời. Có người sẽ xuất hiện triệu chứng của u xơ ở tử cung, có người thì không. Và không phải ai cũng cần điều trị.

U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) là một bệnh lý lành tính của tử cung.
U xơ tử cung (nhân xơ tử cung) là một bệnh lý lành tính của tử cung

Khi phát hiện u xơ ở tử cung, bác sĩ sẽ quan tâm đến vị trí, kích thước và số lượng khối u trên tử cung cũng như những triệu chứng bệnh gây ra. Tuỳ vào số lượng khối u, tình trạng, kích thước của từng khối mà người bệnh có thể gặp những triệu chứng khác nhau.

Theo thời gian, kích thước khối u sẽ tăng lên nhưng rất chậm. Khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, do không còn tác dụng của hormon estrogen, kích thước khối u sẽ có xu hướng giảm đi. Tuy nhiên, nếu qua thăm khám phát hiện kích thước khối u tăng lên, đó có thể là biểu hiện của bệnh ác tính.

2. Phân loại u xơ tử cung

Ngoài kích thước và số lượng khối u, phân loại khối u cũng có thể ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị. Dựa vào vị trí của khối u, chúng có thể được chia thành 3 loại chính:

  • U xơ dưới thanh mạc: Là loại khối u phổ biến nhất trong u xơ tử cung. Khối u phát triển từ cơ tử cung hướng ra phía ngoài tử cung, tạo thành khối u rõ ràng. Có ca bệnh khối u có cuống gây xoắn và hoại tử u.
  • U xơ trong cơ tử cung: Đây là khối u nằm hoàn toàn trong cơ tử cung, thường có nhiều khối làm tử cung to lên.
  • U xơ dưới niêm mạc: Đây là loại u xơ ít gặp nhất, khối u phát triển từ cơ tử cung nhưng hướng vào và về phía lòng tử cung.

Nó đội lên lớp niêm mạc, có trường hợp khối u phát triển lớn và chiếm hết toàn bộ tử cung. U xơ cũng có thể xảy ra trong dây chằng rộng, vòi trứng hoặc cổ tử cung trong một số trường hợp.

3. Dấu hiệu nhận biết u xơ tử cung

Làm sao để nhận biết dấu hiệu u xơ tử cung khi các bệnh phụ khoa khác cũng có những triệu chứng tương tự? Việc khám phụ khoa và siêu âm có thể phát hiệu bệnh.

Một số trường hợp khác tình cờ phát hiện bệnh khi thăm khám muộn. Hầu hết bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng nào và không cần điều trị ngoài việc theo dõi thường xuyên bởi các bác sĩ sản khoa.

Đối với những khối u xơ lớn có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm:

  • Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, mỗi đợt kinh nguyệt lượng máu kinh ra nhiều.
  • Kinh nguyệt không đều.
  • Chảy máu giữa các kỳ kinh.
  • Đau và áp lực vùng chậu.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Táo bón.
  • Đau lưng.
  • Đau đớn và chảy máu khi quan hệ.
  • Khí hư ra nhiều.
  • Cảm giác đầy bụng, chướng bụng.
  • Khó mang thai.

Đến thời kỳ mãn kinh, các triệu chứng của u xơ tử cung sẽ ổn định và biến mất dần do lượng nội tiết tố của cơ thể giảm dần.

4. Nguyên nhân gây u xơ tử cung

Đến nay, nguyên nhân hình thành u xơ tử cung vẫn chưa được xác định rõ. Phần lớn bệnh xuất hiện ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và thường không xuất hiện ở những phụ nữ trẻ chưa có chu kỳ kinh lần đầu.

Một số giả thuyết cho rằng u xơ trong tử cung có liên quan đến nội tiết, trong đó vai trò của hormone estrogen và progesterone thông qua yếu tố tăng trưởng biểu mô.

Bên cạnh đó, một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Di truyền học: Có sự khác biệt về gen giữa u xơ và các tế bào bình thường trong tử cung
  • Yếu tố tăng trưởng: Thúc đẩy sự phát triển của u xơ như insulin
  • Chất nền ngoại bào (ECM): ECM có tác dụng làm cho các tế bào kết dính với nhau. Người ta phát hiện rằng các khối u xơ có nhiều ECM hơn so với các tế bào bình thường

5. Đối tượng dễ mắc bệnh

U xơ tử cung là một bệnh rất hay gặp ở phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau.

Nguyên nhân bệnh đến nay vẫn chưa được xác định rõ, những người có các yếu tố dưới đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường:

  • Độ tuổi: U xơ thường gặp ở phụ nữ trưởng thành, đặc biệt ở độ tuổi 30, 40 và tiền mãn kinh. Sau khi mãn kinh, tình trạng u xơ sẽ ít phổ biến hơn còn nếu trước đó bệnh nhân có u xơ ở tử cung thì khối u sẽ có xu hướng nhỏ dần.
  • Tiền sử gia đình: Nếu gia đình có thành viên bị u xơ ở tử cung, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Nếu người mẹ bị u xơ trong tử cung, nguy cơ mắc phải của con gái sẽ cao hơn 3 lần so với mức trung bình.
  • Nguồn gốc dân tộc: Theo nghiên cứu, phụ nữ Mỹ gốc Phi có nhiều khả năng bị bệnh cao hơn so với phụ nữ ở các sắc tộc khác.
  • Thừa cân – béo phì: Phụ nữ thừa cân, béo phì có nguy cơ mắc bệnh u xơ ở tử cung cao hơn. Đặc biệt, đối với những phụ nữ quá nặng cân, nguy cơ này cao hơn người bình thường từ hai đến ba lần.
Thừa cân - Béo phì là nguy cơ hình thành u xơ tử cung.
Thừa cân – Béo phì là nguy cơ hình thành u xơ tử cung

6. U xơ tử cung có nguy hiểm không?

U xơ tử cung có thể gây ra một số ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe của phụ nữ:

  • Nếu tình trạng chảy máu kéo dài, chị em có thể bị thiếu máu, choáng váng, ngất xỉu
  • Các khối u xơ lớn có thể đè lên bàng quang và niệu quản dẫn đến tổn thương thận
  • Gây ra biến chứng vô sinh và sảy thai nhiều lần

7. Chẩn đoán u xơ tử cung

Khi khám sức khỏe, cụ thể là khám tử cung – phần phụ, u xơ trong tử cung sẽ được phát hiện.

Bác sĩ có thể sờ thấy một cục cứng ở vùng bụng hoặc sử dụng phương pháp chẩn đoán hình ảnh để phát hiện khối u xơ:

  • Siêu âm

Đây là phương pháp phổ biến nhất để chẩn đoán u xơ tử cung. Hầu hết các khối u được phát hiện thông qua siêu âm tử cung và phần phụ qua ổ bụng sẽ phát hiện được hầu hết các khối u tại tử cung.

Trước khi siêu âm, cần nhịn tiểu để làm căng bàng quang, tạo điều kiện thuận lợi cho bác sĩ đánh giá tổn thương một cách chính xác nhất.

Bên cạnh đó, một số trường hợp siêu âm bằng đầu dò âm đạo sẽ giúp phát hiện khối u xơ nằm ở dưới niêm mạc tốt hơn.

  • MRI

Phương pháp chụp cộng hưởng từ MRI có thể đánh giá đặc điểm của khối u tốt hơn. Với phương pháp này, bác sĩ có thể biết kích thước, số lượng và vị trí của các khối u xơ.

Nhờ có cộng hưởng từ, bác sĩ cũng có thể phân biệt giữa u xơ và u tuyến, cũng như phân biệt với các bệnh lý ác tính khác của tử cung.

8. Điều trị u xơ tử cung

Việc điều trị u xơ tử cung như thế nào còn tùy thuộc vào vị trí của u xơ, số lượng khối u và kích thước từng khối u, cũng như những triệu chứng khó chịu mà khối u xơ gây ra.

Nếu bệnh nhân không gặp bất kỳ triệu chứng nào do bệnh, họ không cần điều trị mà chỉ cần theo dõi khối u.

Ở những người tiền mãn kinh/mãn kinh thông thường, khối u sẽ không gây triệu chứng và không cần điều trị, vì sau khi mãn kinh, khối u sẽ nhỏ đi.

Tốt nhất trong việc chữa trị bệnh là bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ sự phát triển của khối u theo thời gian.

Bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân khám phụ khoa và siêu âm định kỳ bao lâu một lần tùy thuộc vào kích thước hoặc các triệu chứng của khối u xơ.

Kế hoạch điều trị của bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố:

  • Số lượng khối u xơ, kích thước của nhân xơ, vị trí của khối u.
  • Những triệu chứng khó chịu liên quan đến khối u xơ.
  • Mong muốn có con của bệnh nhân.
  • Mong muốn bảo tồn tử cung.

Chỉ định điều trị tùy thuộc vào nhiều yếu tố, các phương pháp điều trị phổ biến hiện nay bao gồm: điều trị nội khoa, điều trị can thiệp ít xâm lấn, sử dụng hormone hoặc phẫu thuật.

Với những khối u ở tử cung, bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật bóc tách khối u, cắt một phần tử cung hoặc cắt toàn bộ tử cung.

Điều trị bằng thuốc được xem là phương pháp điều trị tạm thời và bệnh nhân phải sử dụng thuốc thường xuyên trong một thời gian (tức là dùng hormone thường xuyên).

Phẫu thuật bóc tách khối u là một cách điều trị u xơ tử cung.Phẫu thuật là phương pháp áp dụng để điều trị triệt để khối u.

Tuy nhiên, điều trị ngoại khoa sẽ cần bệnh nhân chuẩn bị sức khỏe và tinh thần thật tốt cho cuộc phẫu thuật cũng như sẵn sàng cắt tử cung trong trường hợp cần thiết.

Với bệnh nhân bóc tách u, cơ tử cung vẫn còn, do đó vẫn có một tỉ lệ tái phát sau này.

Khi đã phẫu thuật u xơ tử cung, cơ hội mang thai lại là rất thấp, trừ trường hợp bóc tách khối u nhưng vẫn bảo tồn được tử cung một cách toàn vẹn.

Còn khi mổ gây biến dạng buồng tử cung thì cơ hội có thai là rất khó, hoặc trong trường hợp đã cắt toàn bộ tử cung thì chất lượng cuộc sống của bệnh nhân sẽ bị giảm đi ít nhiều.

9. Cách phòng ngừa u xơ tử cung

Nói chung, không thể ngăn ngừa u xơ ở tử cung mà chỉ có thể chủ động giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, khám phụ khoa thường xuyên.

Bên cạnh đó, nên áp dụng chế độ ăn nhiều rau xanh, trái cây, tập luyện thể dục – thể thao để nâng cao sức khoẻ và có chế độ sinh hoạt hợp lý.

U xơ tử cung là một bệnh phổ biến trong phụ khoa và có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Để phòng ngừa và chẩn đoán sớm, hãy duy trì cân nặng hợp lý và khám phụ khoa định kỳ.

Điều trị bệnh tùy thuộc vào kích thước, số lượng và vị trí của u xơ, cũng như triệu chứng mà khối u gây ra. Hãy thảo luận với bác sĩ chuyên khoa để tìm hiểu về các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

10. Lời khuyên từ BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan

U xơ tử cung là một bệnh lành tính mà rất nhiều chị em phụ nữ gặp phải.

Duy trì cân nặng hợp lý, ăn uống nghỉ ngơi phù hợp, tập thể dục thường xuyên cũng như đi khám phụ khoa định kỳ là những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh cũng như phát hiện sớm trong trường hợp khối u hình thành. Đăng ký khám tại đây.

Để lại bình luận của bạn

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Điều trị phụ khoa22

    Điều trị phụ khoa

    Theo dõi thai sản22

    Theo dõi thai sản

    Hỗ trợ sinh sản22

    Hỗ trợ sinh sản

    điều trị phụ khoa222

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề bị trễ kinh 9 ngày của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 3/5/2024.
    Câu hỏi về vấn đề căng thẳng làm trễ kinh 1 tuần của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 23/3/2024.
    Câu hỏi về vấn đề trễ kinh khi tránh thai khẩn cấp của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 28/11/2024.
    Câu hỏi về vấn đề có thai khi trễ kinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 12/5/2024.