“Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?” là một trong những câu hỏi được các chị em quan tâm. Cùng tìm hiểu câu trả lời cũng như cách khám ung thư cổ tử cung để phát hiện bệnh qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân dẫn tới ung thư ở cổ tử cung
Cổ tử cung là bộ phận nằm bên dưới tử cung – cơ quan hình quả lê có tác dụng điều tiết máu mỗi chu kỳ kinh nguyệt và là nơi ở của thai nhi trong suốt thai kỳ. Ung thư cổ tử cung là tình trạng các tế bào ở cổ tử cung tăng sinh mất kiểm soát hình thành nên khối u.
Nhiễm virus HPV (virus gây u nhú ở người lây truyền chủ yếu qua đường tình dục) là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới ung thư ở vùng cổ tử cung. Theo thống kê, có tới 90-100% người mắc ung thư ở cổ tử cung dương tính với HPV. Đặc biệt, hai type gây nguy hiểm nhất đối với bệnh này là 16 và 18.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý này là:
- Hút thuốc lá.
- Suy giảm miễn dịch do thuốc hoặc các bệnh lý gây suy giảm miễn dịch như HIV/AIDS.
- Người mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, Chlamydia,…
- Người có thói quen sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp mà không có tư vấn từ bác sĩ.
- Chế độ ăn thiếu đi nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất cũng như các chất chống oxy hóa như rau xanh và hoa quả.
- Thừa cân, béo phì khiến nồng độ estrogen tăng cao làm tăng nguy cơ bị ung thư.
- Đẻ nhiều con hoặc đẻ con sớm.
- Tiền sử gia đình có mẹ hoặc chị, em gái ruột mắc ung thư tại cổ tử cung.
- Mẹ sử dụng Diethylstilbestrol (hormone phòng ngừa sảy thai).
- Không tiêm phòng HPV cũng như được khám phụ khoa thường xuyên.
Câu hỏi thường gặp của các chị em khi bị bệnh này đó là ung thư cổ tử cung sống được bao lâu? Có nhiều yếu tố tác động đến sức khoẻ của chị em khi mắc bệnh này. Cùng tìm hiểu nhé.
2. Ung thư cổ tử cung có chữa được không?
Ngoài ung thư cổ tử cung sống được bao lâu, bị bệnh này có chữa được không cũng là vấn đề nhiều người tìm hiểu. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Bác sĩ sẽ dựa vào giai đoạn cũng như thế trạng của người bệnh để quyết định những phương án điều trị phù hợp cho mỗi người.
3. Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu?
Bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu? Thông thường, bệnh nhân càng được phát triển sớm và điều trị đúng cách thì tỷ lệ sống sót sẽ cao hơn. Theo một thống kê, tỷ lệ sống sót sau 5 năm dựa vào giai đoạn được mô tả là:
- Giai đoạn 0: trên 90%.
- Giai đoạn I: 80-90%.
- Giai đoạn II: 58-63%.
- Giai đoạn III: 25-35%.
- Giai đoạn IV: nhỏ hơn 16%.
Tuy nhiên, tiên lượng ung thư xuất phát từ cổ tử cung phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Loại tế bào: là loại tế bào nào sẽ quyết định đến phương án điều trị sau này.
- Tình trạng sức khỏe: hiện đang mắc các bệnh lý khác khiến sức khỏe tổng thể của người bệnh có thể xuất hiện những tác hại xấu sau điều trị.
- Phương pháp điều trị: lựa chọn điều trị có kết hợp các phương pháp hay không và đáp ứng của người bệnh với điều trị thế nào rất ảnh hưởng đến tiên lượng điều trị.
Câu hỏi ung thư cổ tử cung sống được bao lâu rất khó trả lời nếu như chưa có những căn cứ về tình trạng bệnh.
4. Cách điều trị ung thư xuất phát ở cổ tử cung
Nếu đã biết bị ung thư cổ tử cung sống được bao lâu, bạn đừng quên tìm hiểu cách điều trị. Một trong những vấn đề quyết định ung thư cổ tử cung sống được bao lâu là một phương án điều trị thích hợp. Tùy thuộc vào từng giai đoạn, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn những phương án điều trị phù hợp nhất với người bệnh.
- Phẫu thuật cắt bỏ khối u
Đây là phương pháp loại bỏ khối u ra khỏi cổ tử cung nhưng vẫn giữ nguyên cấu trúc vùng này. Phương pháp này chỉ áp dụng với những trường hợp ở giai đoạn rất sớm và có mong muốn sinh con trong tương lai.
- Cắt cổ tử cung
Cắt cổ tử cung là phương pháp được áp dụng với những khối u kích thước lớn, cần phải cắt bỏ cả cổ tử cung để đảm bảo diện cắt không còn tế bào ung thư. Lưu ý, nếu phụ nữ vẫn có nhu cầu mang thai, bác sĩ sẽ cắt lọc vùng này tiết kiệm sau đó sinh thiết (đánh giá xem có khối u không) ngay khi làm phẫu thuật để quyết định có cắt toàn bộ cổ tử cung hay không.
- Xạ trị
Đây là phương pháp sử dụng năng lượng tia để tiêu diệt tế bào. Phương pháp này được phối hợp điều trị cùng với phẫu thuật và điều trị hóa chất. Phương pháp thường áp dụng trong giai đoạn khối u lớn, không thể phẫu thuật được cần phải xạ để thu nhỏ khối u.
- Hóa trị
Hoá trị là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào tại khối u. Đây là phương pháp được sử dụng phối hợp với xạ trị và phẫu thuật hoặc được sử dụng để hạn chế khối u phát triển trong những giai đoạn sau của bệnh.
5. Lời khuyên của bác sĩ
Ung thư tại cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm cần được quan tâm phát hiện sớm cũng như có những biện pháp phòng ngừa để mang lại sức khỏe tổng thể tốt cho các chị em. Một số biện pháp thường được áp dụng là:
- Tiêm phòng HPV: với những đối tượng đủ điều kiện trong khoảng từ 9 – 26 tuổi.
- Quan hệ tình dục an toàn: sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ khi đối tác đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, tránh lạm dụng thuốc tránh thai,…
- Khám phụ khoa định kỳ: để tầm soát các bệnh lý liên quan đến ung thư phụ khoa cũng như đánh giá chị em có nhiễm HPV hay không.
Những thông tin trên đây đã phần nào giải đáp thắc mắc ung thư cổ tử cung sống được bao lâu. Thời gian sống và chất lượng điều trị phụ thuộc nhiều vào giai đoạn phát hiện.
Do đó, nếu điều kiện cho phép, bạn nên tiến hành thăm khám phụ khoa định kỳ để duy trì sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất. Nếu có nhu cầu, bạn có thể đặt khám tại đây để được tư vấn lịch phù hợp nhất với mình nhé!