Viêm lộ tuyến cổ tử cung và nấm

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì? Có mắc kèm nấm không? Điều trị  như thế nào? Làm thế nào để phòng tránh viêm lộ tuyến và nấm

Viêm lộ tuyến là tình trạng bệnh phổ biến ở phụ nữ hiện nay, viêm lộ tuyến gây ra nhiều khó khăn trong sinh hoạt và đời sống của phụ nữ. Vậy viêm lộ tuyến và nấm điều trị như thế nào, hãy cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây

1. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là như thế nào?

1.1. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là như thế nào

Lộ tuyến cổ tử cung là hiện tượng các tế bào tuyến của biểu mô của cổ tử cung mọc ra phía ngoài lỗ ngoài cổ tử cung. Đây là những tổn thương không gây hại, không ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Bệnh không gây ra ung thư cổ tử cung nhưng có thể đi kèm với sự bất thường của tế bào tử cung. Khi khám, bác sĩ thường khuyên phụ nữ thực hiện thêm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung.

Các tế bào tuyến lộ ra bên ngoài vẫn tiết dịch giống như khi chúng ở trong cổ tử cung nên người bệnh có thể gặp tình trạng tăng tiết dịch trong âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, nấm… nên bệnh được gọi là viêm lộ tuyến.

1.2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung có các triệu chứng thường gặp gì

Các biểu hiện của việc mắc bệnh lộ tuyến cổ tử cung có thể thay đổi tùy theo mức độ của bệnh:

  •  Khí hư tăng lên một cách không bình thường.
  •  Màu sắc của khí hư biến đổi.
  •  Xuất hiện máu khi quan hệ tình dục.
  •  Âm hộ bị ngứa, đau và rát.
  •  Đau ở phần dưới của bụng.
  •  Xuất huyết  không liên quan tới chu kỳ kinh.
  •  Cơ thể cảm thấy mệt mỏi, giảm ham muốn tình dục.
  •  Gặp rối loạn kinh nguyệt.

1.3. Phân loại các viêm lộ tuyến cổ tử cung

Có 3 mức độ viêm lộ tuyến, cụ thể là:

  • Viêm lộ tuyến độ 1

 Đây là giai đoạn khởi phát của bệnh viêm lộ tuyến. Ở mức độ này, các triệu chứng của bệnh vẫn chưa rõ ràng và khó để phát hiện. Tình trạng viêm loét cũng chưa phát triển rộng, do đó không ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt và tình dục của người bệnh.

Các dấu hiệu chủ yếu ở giai đoạn này bao gồm: khí hư ra nhiều dù không phải thời điểm trứng rụng, khí hư có màu xanh, vàng hoặc trắng đục, đi kèm với bọt và có mùi hôi tanh, ngứa vùng kín.

Khả năng chữa khỏi hoàn toàn viêm lộ tuyến cổ tử cung mức độ 1 rất cao. Tuy nhiên, nếu để tình trạng viêm nhiễm kéo dài, bệnh có thể tiến triển xấu hơn, có thể biến chứng thành ung thư cổ tử cung, gây vô sinh,…

  • Viêm lộ tuyến độ 2 

Viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 2 là mức độ tổn thương ở mức trung bình, với vùng lộ tuyến bị viêm chiếm từ 50 – 70% diện tích cổ tử cung. Ngoài các triệu chứng giống như ở mức độ 1, một số bệnh nhân có thể cảm thấy đau rát ở âm hộ, xuất hiện máu khi quan hệ tình dục.

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm lộ tuyến cổ tử cung cấp độ 2 có thể gây ra các biến chứng như viêm cổ tử cung, viêm nhiễm do nấm, viêm tắc vòi trứng,,… gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng: tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn cho người bệnh, ung thư cổ tử cung khi những tổn thương ở cổ tử cung trở nên nghiêm trọng hơn.

Ở giai đoạn này, bác sĩ phụ khoa sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc để điều trị hết viêm nhiễm, sau đó tiến hành diệt tuyến bằng phương pháp đốt laser hoặc áp lạnh,…

  • Viêm lộ tuyến độ 3

Đây là giai đoạn nặng nhất của viêm lộ tuyến , gây ra ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Ở bệnh nhân viêm lộ tuyến độ 3, vùng viêm chiếm hơn 70% diện tích,Ở mức độ 3 này, các triệu chứng trở nên nặng hơn và trong quá trình điều trị dễ gây ra nhiều biến chứng.

Các triệu chứng của viêm lộ tuyến cổ tử cung mức độ nặng bao gồm:

  • Xuất hiện máu khi quan hệ tình dục.
  • Khí hư số lượng nhiều, có màu sắc bất thường và mùi hôi
  • Ra máu bất thường do bề mặt cổ tử cung sung huyết, nguy cơ chảy máu cao
  • Khó tiểu, tiểu nhiều, tiểu buốt.

Trong giai đoạn 3 này, việc điều trị cần được thực hiện ngay khi phát hiện các triệu chứng của bệnh, áp dụng nhiều phương pháp hiện đại để đạt được kết quả tốt nhất. Tùy thuộc vào khả năng phản ứng với phác đồ điều trị của từng người, bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân sử dụng thuốc hoặc tiến hành đốt diệt tuyến. Phương pháp điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào bệnh cảnh của bệnh nhân.

2. Tìm hiểu về nấm âm đạo trong viêm lộ tuyến cổ tử cung?

2.1. Như thế nào là nấm âm đạo

Nấm âm đạo là tình trạng khi bệnh nhân cảm thấy ngứa và sưng đỏ ở vùng kín, khí hư có màu trắng vón cục, mùi hôi. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, nhưng nấm Candida albicans là nguyên nhân thường gặp nhất.

Trong điều kiện khỏe mạnh, âm đạo không tạo điều kiện thuận lợi cho nấm Candida albicans sinh sôi và phát triển. Tuy nhiên, nếu mất cân bằng hệ vi sinh vật trong âm đạo, các lớp màng bảo vệ bị phá vỡ, tạo điều kiện cho loại nấm này phát triển và gây bệnh.

Đây là một bệnh phụ khoa thường gặp, có thể điều trị dễ dàng nhưng nếu không vệ sinh âm đạo đúng cách, bệnh có thể tái phát. Ngoài ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục, bệnh còn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và tâm lý của phụ nữ. Nếu để bệnh kéo dài, có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm hơn như suy giảm miễn dịch, nhiễm khuẩn huyết, thậm chí ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Căn nguyên thường gặp gây nấm âm đạo là nấm candida
Căn nguyên thường gặp gây nấm âm đạo là nấm candida

2.2. Biểu hiện hay gặp của nhiễm nấm âm đạo

Nấm Candida thường xuất hiện ở âm đạo, nhưng cũng có thể tìm thấy ở miệng, họng, móng tay,… Các triệu chứng lâm sàng có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh, nhưng những biểu hiện thường gặp trong nhiễm nấm âm đạo bao gồm:

  • Khí hư ra nhiều, có mùi không dễ chịu, dịch tiết màu trắng vón cục.
  • Âm đạo ngứa, khó chịu, đôi khi còn có cảm giác bỏng rát, đau khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục.
  • Trong trường hợp nấm ở âm đạo nặng, có thể gây sưng tấy âm đạo, ảnh hưởng đến phần môi âm đạo, và trong trường hợp nặng hơn, có thể lây lan ra phần bẹn và đùi.

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, bạn nên tìm đến các cơ sở khám phụ khoa uy tín để được kiểm tra kịp thời. Khi phát hiện, cần có liệu pháp điều trị phù hợp để bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của bạn.

2.3. Viêm lộ tuyến mắc đồng thời với nấm điều trị như thế nào?

Bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Thông thường, người bệnh sẽ được chỉ định điều trị tại chỗ bằng cách đặt thuốc vào cổ tử cung để giảm tình trạng viêm nhiễm. Loại thuốc được sử dụng sẽ tùy thuộc vào vi khuẩn hay nấm gây ra viêm.

Đôi khi, nếu viêm do nấm, phụ nữ cần phải dùng thuốc uống, thuốc đặt chống nấm và cũng cần điều trị cho chồng của họ. Một số loại thuốc chống nấm hay được chỉ định là terconazole, nystatin, clotrimazole, miconazole, fluconazole (đường uống). Bệnh nhân sẽ được sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, chống chỉ định tuyệt đối việc tự ý dùng thuốc.

Nếu lộ tuyến mức độ nhẹ (độ 1), không kèm viêm âm đạo và viêm cổ tử cung: bệnh nhân không cần  điều trị, tuy nhiên cần theo dõi tình trạng bệnh có tiến triển không để có thể xử trí kịp thời

Nếu lộ tuyến độ 2 (khám thấy bệnh nhân có xu hướng tái tạo tốt): đặt thuốc hỗ trợ điều trị lộ tuyến. Nếu có viêm thì ưu tiên điều trị viêm trước. Sau điều trị viêm nếu lộ tuyến tái tạo tốt (đôi khi chỉ cần điều trị viêm thì lộ tuyến có thể tự liền được): không điều trị thêm.

Nếu sau điều trị viêm mà lộ tuyến vẫn giữ nguyên mức độ: có thể xem xét đặt thuốc điều trị lộ tuyến. Nếu sau điều trị viêm lộ tuyến rộng hơn, không có xu hướng tái tạo: xem xét đốt điện. 

Nếu lộ tuyến độ 3 không kèm viêm có thể xem xét tiến hành điều trị bằng phương pháp đốt. Nếu lộ tuyến độ 3  rất tệ kèm viêm sẽ tiến hành điều trị viêm trước, sau khi tình trạng viêm ổn sẽ xem xét đốt điện hoặc đốt laser.

Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng phương pháp đốt laser
Điều trị viêm lộ tuyến cổ tử cung bằng phương pháp đốt laser

Hiệu quả của việc điều trị phụ thuộc nhiều vào tay nghề của bác sĩ và điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở y tế. Nếu quy trình thực hiện không đảm bảo an toàn, có thể để lại sẹo ở cổ tử cung, ảnh hưởng đến khả năng mang thai.

Sau quá trình diệt lộ tuyến, người bệnh nên kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết thương hoàn toàn lành, thường trong khoảng 4 tuần. Lộ tuyến đã được đốt vẫn có nguy cơ tái phát. Người bệnh cần tự theo dõi tình hình bệnh và thăm khám theo lịch hẹn.

3. Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng viêm lộ tuyến cổ tử cung?

Để ngăn chặn viêm lộ tuyến và nấm ở âm đạo và cổ tử cung, bạn cần tuân thủ những lời khuyên sau:

  • Thực hiện vệ sinh vùng kín một cách sạch sẽ và thường xuyên, tránh việc thụt rửa âm đạo.
  • Thay quần lót thường xuyên, chọn loại quần lót làm từ 100% cotton.
  • Quan hệ tình dục an toàn, duy trì lòng trung thành và sử dụng các biện pháp bảo vệ.
  • Tránh các hành vi tình dục thô bạo có thể gây tổn thương cho vùng kín.
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa được cho phép.
  • Cần thăm khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng một lần.

4. Lời khuyên của bác sĩ

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là một tình trạng phổ biến mà nhiều phụ nữ có thể gặp phải. Điều quan trọng là phải chú ý đến các triệu chứng và không ngần ngại thăm khám phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc sàng lọc định kỳ và vệ sinh cá nhân cẩn thận có thể giúp ngăn ngừa tình trạng này. 

Nếu được chẩn đoán với viêm lộ tuyến, bạn hãy thảo luận với bác sĩ về các lựa chọn điều trị và đừng ngần ngại đặt câu hỏi hoặc yêu cầu thông tin thêm về bất kỳ phương pháp điều trị nào được đề xuất.

Để được tư vấn kỹ hơn hoặc đặt khám với bác sĩ, vui lòng để lại thông tin ở phiếu đăng ký dưới đây.

Liên hệ - đặt lịch


    Bài viết liên quan

    Thông tin kiến thức
    Gai sinh dục và sùi mào gà có gì khác nhau?

    Gai sinh dục và sùi mào gà có nhiều đặc điểm khác biệt. Bài viết chia sẻ kiến thức về gai sinh dục, sùi mào gà và cách phân biệt, phòng tránh và điều trị chúng.

    Thông tin kiến thức
    Rối loạn kinh nguyệt: Nguyên nhân, chẩn đoán & cách điều trị

    Rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả để cải thiện tình trạng này.

    Thông tin kiến thức
    Viêm tuyến Bartholin: 8 điều cần biết

    Viêm tuyến Bartholin là một căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở phụ nữ. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì? Bệnh nguy hiểm như thế nào? Điều trị được không?

    Thông tin kiến thức
    Chậm kinh: nguyên nhân, dấu hiệu, điều trị và phòng tránh

    Chậm kinh là hiện tượng kinh nguyệt bất thường ở nữ giới. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị chậm kinh để bảo vệ sức khỏe sinh sản.

    All in one
    Liên hệ