Vô kinh 3 tháng: giải thích chẩn đoán của bác sĩ

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Vô kinh là tình trạng nhiều phụ nữ gặp phải, gây rất nhiều lo lắng. Vậy tình trạng vô kinh ảnh hưởng đến cuộc sống như nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt. Mặc dù gây rất nhiều lo lắng cho người phụ nữ nhưng nó lại có thể phòng tránh hết sức chủ động và dễ dàng. Hãy cùng bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Lan tìm hiểu về nguyên nhân cũng như cách điều trị vô kinh nhé.

1. Câu hỏi của bệnh nhân

Em năm nay 20 tuổi (độc thân) bị vô kinh 3 tháng, những tháng trước đó vẫn bị đều nhưng ra rất ngắn ngày tới ngày thứ 3 là ra ít hoặc hết ra nữa. Hôm nay em đi khám ở Bệnh viện Đa khoa Vạn Hạnh ở Q10, TP.HCM có siêu âm. 

Kết quả ghi là nội mạc tử cung 9mm và nang buồng trứng trái: nang echo trống 22x17mm, thành mỏng, bờ đều, không chồi, không vách ngăn.

Ngoài ra, bác sĩ không nói gì nhiều chỉ nói với em là 3 tuần nữa sẽ có kinh nguyệt hoặc nếu muốn kinh đến sớm hơn thì mua 10v thuốc Orgametril 5mg uống 2 lần sáng/tối.

Bác sĩ hoặc anh chị có kinh nghiệm có thể nói rõ cho em biết về kết quả trên ko ạ? Và nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để em có thể khắc phục đc ko ạ?

(Sinh hoạt của em khá lành mạnh, lâu lâu mới thức khuya, thường xuyên tập thể dục và ăn uống eat-clean. Em tập gym và sức bền từ hồi tháng 6 với tần suất 5b/tuần, ăn uống hơi kiêng khem thì có lẽ cũng ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt và cho tới tháng 9 thì mắc tình trạng vô kinh

Hiện tại em đã thay đổi chế độ luyện tập và ăn uống đủ chất, ăn nhiều loại thực phẩm đa dạng hơn + ngủ nghỉ phù hợp với sức khỏe).

2. Giải đáp của bác sĩ về hiện tượng vô kinh 

2.1. Hiểu về sự phát triển của nang noãn

Nang noãn là một cấu trúc chứa vật chất di truyền, bên trong là trứng hay còn gọi là noãn. Quá trình nang noãn phát triển tương ứng với nửa đầu của chu kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn này còn được gọi là giai đoạn nang noãn. 

Vào đầu chu kỳ, nang noãn chỉ nhỏ khoảng 2-3 mm. Tốc độ phát triển trung bình là 1-2mm/ ngày. Đến khoảng ngày thứ 14 (với chu kỳ kinh trung bình – 28 ngày), kích thước nang noãn sẽ khoảng 17-18mm. Lúc này nang noãn đã trưởng thành và chuẩn bị rụng.

Số lượng nang noãn và tốc độ phát triển có thể bị ảnh hưởng bởi thuốc và chế độ sinh hoạt của người phụ nữ. Có thể kích thích để cho rụng trứng, nhưng ở thời điểm phóng noãn, kích thước thường được thấy sẽ khoảng 18-22 mm.

Các giai đoạn phát triển của nang noãn
Các giai đoạn phát triển của nang noãn

2.2. Giải thích kết quả siêu âm

Kết quả siêu âm của bạn nữ trên là: nội mạc tử cung 9mm và nang buồng trứng trái: nang echo trống 22x17mm, thành mỏng, bờ đều, không chồi, không vách ngăn

Nội mạc tử cung dày 9mm là độ dày bình thường của nội mạc tử cung. Bình thường nó sẽ dày khoảng 7-8mm, giai đoạn rụng trứng, nội mạc sẽ dày khoảng 8-12mm.

Hình ảnh nang echo trống 22x17mm hay chính là nang noãn của bạn nữ. Xét về kích thước, nang noãn này đang ở trong giai đoạn trưởng thành và chuẩn bị rụng trứng.

Xét về hình ảnh siêu âm, khả năng cao bạn nữ đang trong giai đoạn chuẩn bị rụng trứng. Nếu không có sự thụ tinh, sau khoảng 2-3 tuần nữa bạn sẽ có kinh nguyệt là hoàn toàn hợp lý.

Hình ảnh nang noãn trên siêu âm
Hình ảnh nang noãn trên siêu âm

2.3. Vô kinh

Vô kinh hay còn được hiểu là không có kinh nguyệt. Hiện tượng rối loạn kinh nguyệt này được chia thành 2 loại, bao gồm vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.

Vô kinh nguyên phát là tình trạng không có kinh nguyệt xảy ra ở tuổi 15 của bệnh nhân, trong khi người bệnh vẫn phát triển thể chất và các đặc điểm sinh dục thứ phát (ví dụ phát triển vú,…) bình thường. Tuy nhiên, nếu 13 tuổi mà chưa có dấu hiệu phát triển của vú, người bệnh cần xem xét đánh giá vô kinh nguyên phát.

Vô kinh thứ phát là tình trạng không có kinh nguyệt 3 tháng ở bệnh nhân có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc không có kinh nguyệt 6 tháng ở những người có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Một số trường hợp khác người phụ nữ không có kinh nguyệt như mãn kinh (thường ở tuổi 45-55, sau lần hành kinh cuối 12 tháng liên tục không có kinh), cho con bú hoặc mang thai thì được gọi là vô kinh do sinh lý.

Với tình trạng mà bạn nữ trên đang gặp phải đó là không có kinh nguyệt kéo dài 3 tháng. Tuy nhiên trước đó, tình trạng kinh nguyệt diễn ra bình thường. Chính vì thế, vấn đề mà bạn nữ gặp phải đó là vô kinh thứ phát.

Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt diễn ra
Vô kinh là tình trạng không có kinh nguyệt diễn ra

2.4. Nguyên nhân vô kinh thứ phát

Vô kinh thứ phát có thể do rất nhiều nguyên nhân. Đó có thể là vấn đề sinh lý của cơ thể, do bệnh lý hoặc có thể do tác dụng của thuốc,… Các nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến có thể là:

  • Sử dụng một số biện pháp tránh thai và thuốc tránh thai
  • Hoá xạ trị trong bệnh lý ung thư
  • Phẫu thuật tử cung trong quá khứ dẫn đến để lại sẹo (VD: nong nạo tử cung,…)
  • Gặp các vấn đề về stress
  • Dinh dưỡng kém
  • Giảm hoặc tăng cân quá mức
  • Thói quen tập thể dục quá nặng
  • Sử dụng một số thuốc có ảnh hưởng đến kinh nguyệt
  • Suy buồng trứng nguyên phát
  • Rối loạn tuyến yên
  • Mất cân bằng nội tiết tố trong một số bệnh lý như: hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn tuyến thượng thận, suy giáp,…
  • Các khối u buồng trứng
  • Béo phì
  • Các bệnh mạn tính: bệnh thận, viêm ruột,…

Bên cạnh những nguyên nhân gây vô kinh phổ biến thường gặp, vô kinh thứ phát cũng có thể xảy ra do nhiều nguyên do khác như:

  • Tiền sử gia đình có người vô kinh hoặc mãn kinh sớm
  • Tình trạng di truyền hoặc nhiễm sắc thể ảnh hưởng đến buồng trứng hoặc tử cung của bạn

Các nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của vô kinh rất nhiều và thường dễ bị bỏ quên. Vì vậy, việc kiểm soát lối sống, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt điều độ giúp ích rất nhiều trong việc hạn chế tình trạng vô kinh nguyên phát diễn ra.

Có rất nhiều nguyên nhân gây vô kinh ở phụ nữ và rất dễ bị bỏ quên
Có rất nhiều nguyên nhân gây vô kinh ở phụ nữ và rất dễ bị bỏ quên

2.5. Cách điều trị và phòng tránh

Điều trị vô kinh như thế nào?

Nếu tình trạng vô kinh mà bạn đang gặp phải do sinh lý, bác sĩ sẽ không cần phải điều trị mà chỉ cần theo dõi thêm.

Việc điều trị vô kinh thứ phát cần phụ thuộc vào nguyên nhân mà bạn gặp phải. Bác sĩ sẽ cân nhắc từng nguyên nhân để lựa chọn biện pháp điều trị hiệu quả nhất. Một số phương pháp điều trị được áp dụng điều trị vô kinh đó là:

  • Thực hiện theo kế hoạch ăn kiêng và tập thể dục giúp bạn duy trì cân nặng khỏe mạnh cho mình.
  • Kỹ thuật quản lý căng thẳng.
  • Thay đổi mức độ tập luyện.
  • Điều trị nội tiết tố (sử dụng thuốc) theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Phẫu thuật (trong trường hợp hiếm gặp)

Ngoài ra, vô sinh còn gây ra một số tác dụng phụ khác như thay đổi nội tiết tố, thiếu canxi, vitamin D. Vì thế, bác sĩ có thể đề xuất phương pháp để giải quyết tình trạng này:

  • Liệu pháp estrogen để giảm sự bức bối và tình trạng khô âm đạo .
  • Bổ sung canxi và vitamin D giúp xương chắc khỏe.
  • Rèn luyện sức mạnh (nâng tạ hoặc thực hiện các động tác để tăng cường cơ bắp).

Vô kinh có thể điều trị khỏi trong hầu hết các trường hợp. Với việc điều trị, kinh nguyệt sẽ bắt đầu diễn ra đều đặn. Có thể mất vài tháng để kinh nguyệt quay trở lại, nhưng trong hầu hết các trường hợp, điều đó sẽ xảy ra.

Làm thế nào để phòng tránh tình trạng vô kinh xảy ra?

Vô kinh thứ phát là một tình trạng mắc phải. Vì thế việc phòng tránh là hoàn toàn khả thi. Việc duy trì sức khỏe tốt sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phòng tránh vô kinh nguyên phát diễn ra. Những lưu ý sau bạn nên thực hiện để có thể duy trì sức khỏe tốt của bản thân như:

  • Thực hiện theo một kế hoạch ăn kiêng và tập thể dục lành mạnh: Đảm bảo chế độ ăn kiêng giàu dinh dưỡng và đủ lượng nước, tập thể dục đều đặn để giảm cân và cải thiện sức khỏe nội tiết
  • Chú ý đến chu kỳ kinh nguyệt (để biết liệu mình có bị trễ kinh hay không): Theo dõi và ghi chép chu kỳ kinh nguyệt để nhận biết bất kỳ biến đổi nào, đề phòng và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế kịp thời nếu cần thiết.
  • Đi khám phụ khoa định kỳ: Khám phụ khoa định kỳ để phát hiện và điều trị các vấn đề sức khỏe phụ khoa, thực hiện xét nghiệm định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn.
  • Ngủ đủ giấc và đúng giờ: Giấc ngủ đủ giấc và đúng giờ giúp cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ mắc phải các vấn đề sức khỏe liên quan đến vô kinh và tăng cường hệ miễn dịch.

Việc duy trì một lối sống lành mạnh là cách tốt nhất giúp ngăn chặn tình trạng vô kinh thứ phát xảy ra. Không chỉ vậy, điều này còn tạo điều kiện cho cơ thể ngăn chặn nhiều các bệnh lý nguy hiểm khác.

Duy trì lối sống lành mạnh là cách hiệu quả để ngăn chặn tình trạng vô kinh
Duy trì lối sống lành mạnh là cách hiệu quả để ngăn chặn tình trạng vô kinh

3. Lưu ý từ BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan

Thông thường, kinh nguyệt của bạn sẽ quay trở lại khi được điều trị đúng, có thể mất vài tháng để kinh nguyệt có thể xuất hiện trở lại. Trong một số trường hợp, bạn sẽ không có kinh nguyệt trở lại. Nếu mong muốn có con, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để lựa chọn phương án sinh sản của mình.

Trong một số trường hợp, bạn cần gặp ngay bác sĩ để kiểm tra về vấn đề sức khỏe của bản thân. Những triệu chứng mà bạn nên đi thăm khám ngay đó là:

  • Gặp vấn đề về thăng bằng và thị lực
  • Tiết sữa trong khi bạn chưa sinh con
  • Lông mọc bất thường trên cơ thể
  • Trên 15 tuổi và chưa có kinh lần đầu

Có nhiều người sẽ thắc mắc là vô kinh có phải là vô sinh không. Câu trả lời là vô kinh không phải vô sinh. Tuy nhiên, nó có thể ảnh hưởng đến khả năng có con của bản thân bạn. Vì thế, nếu đang gặp tình trạng vô kinh hoặc kinh nguyệt không đều, bạn hãy đi khám sớm nhất có thể để phòng tránh và điều trị sớm nhất tình trạng sức khỏe của mình

Hy vọng qua những thông tin vừa rồi giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề vô kinh và tình trạng không có kinh nguyệt cũng như biết cách bảo vệ cơ thể tránh khỏi tình trạng vô kinh. 

Nếu có bất cứ điều gì thắc mắc hãy gọi ngay qua hotline 0868555168 để được BSCKII Đỗ Thị Ngọc Lan – Nguyên trưởng khoa Phụ Ngoại bệnh viện Phụ sản Trung Ương tư vấn trực tiếp và hỗ trợ đặt lịch thăm khám.

Bài viết liên quan

Hỏi đáp bác sĩ
Cấy que tránh thai có bị nám da không?

Cấy que tránh thai có bị nám da không? Là câu hỏi nhiều chị em thắc mắc. Cấy que tránh thai có thể gây nám da do sự thay đổi hormone nội tiết.

Hỏi đáp bác sĩ
Cơ chế hoạt động của que tránh thai như thế nào?

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của que tránh thai và tác dụng phụ. Khám phá cách que tránh thai ngăn ngừa thai và chống chỉ định với những đối tượng nào.

Hỏi đáp bác sĩ
Tiểu buốt và đau khi quan hệ có sao không?

Đau khi quan hệ cảnh báo điều gì? Cùng tìm hiểu tiểu buốt, đau rát sau quan hệ có nguy hiểm không qua bài viết dưới đây nhé!

Hỏi đáp bác sĩ
[Bác sĩ giải đáp] Quan hệ xong bị rong kinh có sao không?

Bị rong kinh sau khi quan hệ khiến chị em cảm thấy lo lắng và có tâm lý ngại gần gũi với bạn đời. Vậy quan hệ xong bị rong kinh có sao không? Phòng tránh như thế nào?

All in one
Liên hệ