5 điều cần làm sau khi biết nhiễm virus HPV

Tư vấn chuyên môn bài viết

BSCK II Đỗ Thị Ngọc Lan

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Khi được chẩn đoán nhiễm virus HP, bạn ngay lập tức trở nên lo lắng, hoảng sợ. Hãy vượt qua nỗi lo và đây là 5 điều bạn cần làm.

Bạn bị chẩn đoán nhiễm virus HP. Điều này có thể là một bất ngờ và là một cú sốc đối với bạn, đừng quá lo lắng. Dưới đây là 5 điều bạn cần biết và nên làm để hỗ trợ điều trị HPV.

1. Không hoảng sợ và cũng không chủ quan

Khi làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm Pap và HPV, các chị em đều hy vọng kết quả âm tính. Nhưng khi nhận được kết quả dương tính bạn đã nhiễm virus HP, chị em ngay lập tức trở nên lo lắng. Lúc này chị em nên làm gì?

Trước tiên, chị em cần bình tĩnh lại và tìm hiểu về bệnh mà mình đang mắc phải. Trong hầu hết các trường hợp nhiễm virus HPV, hệ miễn dịch sẽ cố gắng đào thải virus ra khỏi cơ thể trước khi virus có thể gây ra các biến đổi ở cổ tử cung dẫn tới ung thư.

Tuy nhiên, chị em cũng không nên chủ quan mà không theo dõi và điều trị HPV vì có thể do một số lý do hệ miễn dịch không hoạt động tốt sẽ dẫn tới cơ thể không đào thải được hết toàn bộ virus, làm tăng nguy cơ ung thư cổ tử cung.

2. Hiểu rõ về loại HPV mà bạn đang nhiễm

2.1. Tìm hiểu về HPV

HPV (Human Papilloma Virus) là một loại virus gây u nhú ở cả nam và nữ. Loại virus này có hơn 200 chủng và hầu hết không gây ung thư.

Virus này có mặt ở trên da của con người và có rất nhiều đường lây truyền. Tuy nhiên đa số virus lây lan bằng cách tiếp xúc da trực tiếp hoặc lây truyền qua đường tình dục.

Do virus có trên bề mặt da và có thể lây nhiễm thông qua nhiều vùng da khác nhau như dương vật, âm hộ (khu vực bên ngoài âm đạo),… nên sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục không thể phòng ngừa hoàn toàn vì không thể che phủ được toàn bộ bề mặt da tại vùng sinh dục.

Nhiễm virus HP có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung
Nhiễm virus HP có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung

2.2. Hiểu rằng bạn nhiễm HPV nguy cơ cao hay nguy cơ thấp

Khi nhận được kết quả xét nghiệm HPV, bạn sẽ thấy tên các chủng virus bạn được sàng lọc và có dương tính hay âm tính. Có hai nhóm HPV thường được quan tâm là nhóm HPV nguy cơ cao và HPV nguy cơ thấp:

  • Đặc điểm của nhóm HPV nguy cơ cao: một số chủng HPV như type 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66 và 68 được tìm thấy có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ hoặc hậu môn. Hầu như các trường hợp ung thư cổ tử cung được phát hiện đều do nhiễm virus HP gây ra. Ở nam giới, các chủng HPV nguy cơ cao cũng có thể gây ra ung thư dương vật, hậu môn.
  • Đặc điểm của nhóm HPV nguy cơ thấp: các chủng HPV nguy cơ thấp như type 6, 11, 40, 42, 43, 44, 54, 55, 61, 70, 72, 81 và CP6108 chủ yếu gây ra tình trạng mụn cóc ở cả hai giới. Chúng thường xuất hiện một vài tháng sau khi bệnh nhân tiếp xúc với HPV. Thông thường mụn cóc có thể tự biến mất hoặc khỏi nhờ được điều trị HPV hoặc có thể nặng hơn nếu không được điều trị.

2.3. Nguy cơ gây ung thư cổ tử cung của người nhiễm HPV

Nếu kết quả bạn đã nhiễm virus HP, bạn cần phải biết rằng nguy cơ gây ung thư là rất nhỏ. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải được sàng lọc và theo dõi định kỳ đề phòng các bất thường có thể xảy ra.

Đối với các trường hợp bình thường, hệ miễn dịch sẽ tấn công virus và loại bỏ virus trong vòng 2 năm. Trong số hàng triệu trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán nhiễm virus HP, chỉ có một số ít trở thành ung thư và hầu hết các trường hợp ung thư được phát hiện đều là ung thư cổ tử cung. Tỷ lệ này tuy nhỏ nhưng vẫn là một trường hợp đáng lưu ý khi thăm khám phụ khoa định kỳ.

3. Điều trị HPV theo chỉ định của bác sĩ

Khi bác sĩ thông báo kết quả tế bào cổ tử cung dương tính với HPV, bạn hiểu rằng cơ thể đã bị nhiễm virus HP nên thường sẽ cảm thấy hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, bạn cần phải bình tĩnh lại để lắng nghe những chỉ định và tư vấn của các bác sĩ để nắm bắt rõ tình hình sức khỏe bản thân và phương hướng điều trị.

Một số khuyến cáo bác sĩ đưa ra cho bệnh nhân để điều trị HPV là:

  • Theo dõi định kỳ: người bệnh cần được thăm khám, theo dõi định kỳ bởi các bác sĩ chuyên khoa và thực hiện các biện pháp để cải thiện sức đề kháng, giảm tác động của HPV ví dụ như thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể thao đều đặn, tránh hoặc giảm tối đa các stress, căng thẳng,…
  • Soi cổ tử cung: mục đích của phương pháp này nhằm tìm thấy những bất thường trong cổ tử cung của bệnh nhân và được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân có kết quả xét nghiệm sàng lọc cổ tử cung bất thường, hoặc có một trong các triệu chứng ung thư cổ tử cung.
  • Sinh thiết: bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm sinh thiết (lấy một mẫu mô cổ tử cung nhỏ) để kiểm tra và phát hiện các tế bào ung thư. Việc này có thể gây hiện tượng chảy máu âm đạo kéo dài tối đa 6 tuần và cũng có thể xuất hiện triệu chứng đau giống như vào chu kỳ kinh nguyệt.
  • Loại bỏ các tế bào bất thường: bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị theo hướng loại bỏ tế bào bất thường là: phẫu thuật lạnh, cắt bỏ phẫu thuật điện vòng, đốt điện, liệu pháp laser, thuốc bôi,…

4. Có kế hoạch tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ

Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm Pap và HPV mà bác sĩ sẽ đưa ra cho bệnh nhân kế hoạch cụ thể để theo dõi cũng như tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ:

  • Nếu xét nghiệm HPV dương tính và xét nghiệm Pap bình thường:

Trong tình huống này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nên làm lại 2 loại xét nghiệm này nhiều lần trong năm đầu tiên. Kể cả khi xét nghiệm HPV âm tính trở lại, bạn vẫn cần làm lại xét nghiệm tầm soát định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ. Điều này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu nghi ngờ ở cổ tử cung và điều trị trước khi chúng chuyển thành ung thư.

  • Nếu xét nghiệm HPV dương tính và xét nghiệm Pap bất thường:

Với kết quả này, bác sĩ sẽ yêu cầu soi cổ tử cung để xem xét kỹ hơn, phát hiện các bất thường và có thể yêu cầu thêm sinh thiết, từ đó đưa ra chẩn đoán đúng và hướng điều trị HPV cũng như ung thư cổ tử cung tốt nhất.

5. Nói chuyện với chồng về chẩn đoán dương tính HPV từ bác sĩ

Nhiều chị em sẽ đặt câu hỏi vì sao mình lại nhiễm virus HP, mình lây nó từ đâu? Tuy nhiên hiện tại rất khó xác định được nguồn phơi nhiễm HPV và thời điểm chị em mắc virus, thậm chí virus này cũng có thể đã ở trong cơ thể một thời gian dài trước khi được phát hiện khi chị em đi khám phụ khoa. Thậm chí có tới 80% người bị nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời và HPV đều có thể gây bệnh cho cả hai giới.

Vì vậy, các chị em nên nói chuyện với chồng hay người yêu về tình trạng bệnh của mình để có thể có phương án dự phòng khi quan hệ, tiêm vắc xin phòng ngừa HPV hoặc tầm soát sớm để tránh nguy cơ mắc bệnh.

Nói chuyện với chồng về việc nhiễm virus HP
Nói chuyện với chồng về việc nhiễm virus HP

6. Lời khuyên của bác sĩ

Hiện nay y học đã có thuốc đào thải HPV, chị em bị nhiễm virus HP không nên quá lo lắng, hãy tập trung tinh thần và sức khỏe để cố gắng điều trị triệt để. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về HPV hay điều trị HPV, chị em có thể vào group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI để được bác sĩ trực tiếp giải đáp và nhận lời khuyên từ những người gặp trường hợp tương tự.

Bài viết liên quan

Thông tin kiến thức
Ra máu trước kỳ kinh: Nguyên nhân và cách xử trí

Ra máu trước kỳ kinh thường xảy ra ở phụ nữ do nhiều nguyên nhân, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống. Vậy cách xử lý thế nào?

Thông tin kiến thức
Tái tạo cổ tử cung là gì? Mối liên hệ với bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung

Viêm lộ tuyến cổ tử cung là bệnh phụ khoa thường gặp ở chị em nhiều độ tuổi khác nhau. Hiểu rõ về quá trình tái tạo cổ tử cung giúp phòng ngừa và điều trị bệnh lý này hiệu...

Thông tin kiến thức
Bác sĩ giải đáp: Ra máu âm đạo bất thường nguy hiểm như thế nào?

Chảy máu âm đạo bất thường báo động cho sức khỏe phụ nữ. Bài viết giải đáp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm của chảy máu âm đạo. Đọc ngay!

Thông tin kiến thức
Bật mí cách sử dụng cốc nguyệt san hiệu quả

Cốc nguyệt san là sản phẩm phổ biến trong chăm sóc chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Tìm hiểu về cốc nguyệt san qua bài viết sau.

All in one
Liên hệ