Bụng bầu 6 tháng thế nào là bình thường kèm hình ảnh

Bụng bầu 6 tháng thế nào là bình thường kèm hình ảnh

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Bụng bầu 6 tháng nhỏ khiến nhiều chị em lo lắng về sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, cơ địa mỗi người khác nhau dẫn đến kích thước thai khác nhau.

Thời điểm bụng bầu 6 tháng là thời gian mà thai nhi phát triển rất nhanh, bụng bầu có thể tăng gấp đôi. Tuy nhiên, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng gò cứng bụng và thai máy cũng nhiều hơn. Đây là thời điểm mẹ cần phải chú ý đến quá trình ăn uống. 

1. Bụng bầu 6 tháng to như thế nào?

Tại thời điểm tháng thứ 5, bụng của mẹ bầu sẽ bắt đầu có những dấu hiệu lộ rõ. Đến thời điểm hiện tại, bụng bầu 6 tháng thường sẽ to lên khoảng gấp đôi, thai nhi sẽ có kích thước khoảng 30cm. Bên cạnh đó, cân nặng của mẹ bầu sẽ tăng lên khoảng từ 4 đến 6 kg.

Hình ảnh bụng bầu 6 tháng ở các mẹ bầu khác nhau
Hình ảnh bụng bầu 6 tháng ở các mẹ bầu khác nhau

2. Hình ảnh bụng bầu 6 tháng

Bụng bầu 6 tháng to như thế nào là vấn đề mà nhiều các mẹ quan tâm. Mỗi người có cơ địa khác nhau. Chính vì thế, nếu bụng bầu 6 tháng vẫn nhỏ, các mẹ không cần quá lo lắng mà nên đánh giá xem tình trạng thai nhi có ổn định không. Điều này giúp bạn có biện pháp thay đổi hợp lý để cả mẹ và thai nhi đều khỏe mạnh.

Kích thước bụng bầu 6 tháng so với các tháng trước đó
Kích thước bụng bầu 6 tháng so với các tháng trước đó
Hình ảnh bụng bầu 6 tháng ở những góc chụp khác nhau
Hình ảnh bụng bầu 6 tháng ở những góc chụp khác nhau

Xem thêm:

3. Những thay đổi trong tháng 6 thai kỳ

3.1. Thay đổi ở mẹ

3.1.1. Nổi nhiều mụn trứng cá

Trong thời gian bụng bầu 6 tháng, phần lớn các mẹ đầu bị lên mụn trứng cá. Nguyên nhân của vấn đề này là do sự thay đổi của nội tiết tố cũng như thực phẩm và môi trường xung quanh.

Đặc biệt với những mẹ bầu sở hữu da dầu, điều này càng dễ xảy ra hơn. Để giảm thiểu nguy cơ này, các mẹ nên tẩy trang và rửa mặt sạch sẽ. Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng,…

3.1.2. Vết rạn da trên bụng

Bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa thai kỳ), bụng bầu 6 tháng của nhiều mẹ sẽ gặp phải vấn đề rạn da. Không những thế, vết rạn có thể xuất hiện ở cả ngực và đùi. Thời điểm này, núm ti của mẹ sẽ trở nên thâm hơn và bầu ngực sẽ căng cứng và tăng dần về kích thước.

Rạn da có thể xuất hiện tại tháng thứ 6 của quá trình mang thai
Rạn da có thể xuất hiện tại tháng thứ 6 của quá trình mang thai

3.1.3. Phù nề ở chân

Tình trạng này là hiện tượng thường thấy ở các mẹ bầu do rối loạn sự lưu thông máu. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ bầu nên chịu khó đi bộ hàng ngày để cải thiện tốt hơn.

Bên cạnh đó, việc kê cao chân trong khi ngủ cũng đem lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, nếu tình trạng nặng hơn dẫn đến đau và chuột rút, mẹ bầu nên đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

3.1.4. Đau lưng

Khi thai càng lớn, tình trạng đau lưng sẽ càng trở nên trầm trọng hơn. Tuy nhiên, khi bụng bầu 6 tháng vẫn nhỏ, tình trạng cũng sẽ đỡ hơn. Để cải thiện tốt hơn, mẹ bầu có thể tham khảo các mẫu gối dành riêng cho mẹ bầu và chọn nhũng tư thế ngủ thoải mái để giảm đau lưng.

Bên cạnh đó, bổ sung các thực phẩm giàu canxi và vitamin D là lựa chọn hợp lý để giúp xương chắc khỏe hơn.

3.1.5. Khó đi tiêu

Nhiều mẹ bầu gặp phải tình trạng táo bón khi mang thai. Vì thế, chị em nên chọn những thực phẩm giàu chất xơ để giúp cải thiện tình trạng táo bón. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể sử dụng một số loại vitamin tổng hợp để giúp làm giảm tình trạng khó đi tiêu.

3.2. Sự phát triển của thai nhi

Trong tuần đầu tiên của thời kỳ bụng bầu 6 tháng, thai nhi chỉ nặng khoảng 360gr và có chiều dài khoảng 26,7cm. Tuy nhiên, thời điểm này bé đã có đủ mí mắt và lông mày. Bên cạnh đó, hệ thống ống tai của trẻ phát triển giúp bé cảm nhận và nghe được những âm thanh phía ngoài thành bụng của mẹ bầu.

Vào tuần thứ 22, em bé sẽ nặng khoảng 430gr và có chiều dài khoảng 27,8cm. Lúc này, hình dáng trên mặt của bé dần trở nên rõ ràng hơn. Thời điểm này, tuyến tụy và các lớp lông mềm cũng bắt đầu hình thành trên cơ thể của bé.

Sang đến tuần thứ 23, chiều dài của em bé sẽ khoảng 29cm, tương ứng với cân nặng khoảng 500gr. Thời điểm này, em bé bắt đầu chuyển động nhiều hơn. Đồng thời hệ hô hấp của trẻ cũng dần hoàn thiện hơn để trẻ có thể thích nghi trong bụng mẹ cũng như sau khi chào đời.

Vào tuần cuối cùng của tháng thứ 6, qua hình ảnh siêu âm ba mẹ có thể thấy đầu của trẻ to hơn. Đây là những hình ảnh hết sức bình thường bởi thời điểm này bán cầu não của trẻ đang tích cực phát triển.

4. Nguyên nhân bầu 6 tháng bị gò cứng bụng

Thông thường, tình trạng bụng bầu 6 tháng bị gò cứng có thể do rất nhiều nguyên nhân, những nguyên nhân có thể kể đến đó là:

4.1. Tử cung quá lớn

Lý do đầu tiên khiến bụng bầu 6 tháng bị gò cứng là do tử cung quá lớn. Tại thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ, khi em bé còn nhỏ thường mẹ bầu sẽ không cảm nhận rõ. Tuy nhiên, sang đến 3 tháng giữa của thai kỳ, diện tích khoang chậu giữa vị trí bàng quang và trực tràng phải nới rộng ra để phù hợp với sự phát triển của bé.

Điều này gây ra những áp lực lên vị trí tử cung. Chính vì thế, bụng bầu bị gò cứng tại thời điểm 6 tháng là hoàn toàn có thể xảy ra.

4.2. Khung xương thai nhi phát triển

Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng gò cứng ở bụng bầu 6 tháng

Mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ những cơn căng cứng khi em bé cử động. Đây cũng là dấu hiệu gián tiếp cho thấy em bé đang phát triển rất tốt.

4.3. Mẹ bầu bị táo bón

Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng gò cứng ở mẹ bầu. Chính vì thế, mẹ bầu nên ăn uống khoa học, bổ sung đủ chất cần thiết như: chất xơ, protein, vitamin,… để hạn chế nguy cơ này.

4.4. Cân nặng của mẹ bầu

Cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng gò cứng ở mẹ bầu. Tình trạng gò cứng sẽ xuất hiện sớm hơn ở những mẹ mảnh mai, bụng ít mỡ so với những mẹ bầu có da có thịt.

4.5. Cơn gò Braxton-Hicks

Co thắt giả hay co thắt Braxton-Hicks thường rất dễ bị nhầm với chuyển dạ. Cơn co thắt này không gây đau đớn nhưng sẽ làm bụng bầu 6 tháng gò cứng. Tuy nhiên, nó cũng giúp tử cung chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình chuyển dạ, từ đó giúp việc sinh bé dễ dàng hơn.

5. Thai máy bụng bầu 6 tháng

Thai máy bụng bầu 6 tháng như thế nào là vấn đề được nhiều mẹ bầu quan tâm và chú ý. Tần số và cử động của thai nhi gián tiếp thể hiện sự phát triển bình thường của em bé trong bụng.

Trung bình mẹ bầu cần cảm nhận ít nhất 10 chuyển động của con trong vòng 2 giờ. Tuy vậy, em bé có thể cử động nhiều hơn và trong khoảng thời gian ngắn hơn. Vì thế, để chính xác, mẹ bầu nên tính thai nhi thực hiện 3 chuyển động trong thời gian bao lâu.

Sau một thời gian, mẹ bầu sẽ quen với những chuyển động của trẻ. Nếu cảm nhận có bất cứ điều gì bất thường, mẹ cần thăm khám sớm nhất để đánh giá tình trạng của trẻ.

6. Bác sĩ lưu ý cho bà bầu 6 tháng

6.1. Dấu hiệu bất thường khi mang bầu 6 tháng nên đi khám

Mặc dù, tình trạng bụng bầu 6 tháng bị gò cứng là điều bình thường. Nhưng nếu mẹ bầu gặp một số triệu chứng sau thì nên đi khám để bác sĩ có thể kiểm tra chính xác tình trạng sức khoẻ:

  • Sốt cao, ớn lạnh, đau ê ẩm toàn thân
  • Chảy máu bất thường
  • Đau đầu, chóng mặt
  • Vùng chậu có cảm giác đau nhức liên tục
  • Buồn nôn, nôn
  • Sốt cao trên 38,5 độ C
  • Dịch âm đạo bất thường, chảy nhiều hoặc ít hơn bình thường
  • Tay chân sưng phù
  • Mẹ cảm nhận thấy em bé vận động kém hoặc không vận động

Khi phát hiện các triệu chứng bất thường, mẹ bầu nên đi thăm khám sớm nhất có thể

Để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, nếu mẹ bầu xuất hiện những triệu chứng bất thường cần đi thăm khám sớm nhất để đảm bảo thai kỳ an toàn.

6.2. Giai đoạn bụng bầu 6 tháng không nên ăn gì?

Trong giai đoạn bụng bầu 6 tháng, mẹ bầu nên chú ý đến chế độ ăn uống của bản thân để có thể đảm bảo sức khỏe cho bản thân và cho trẻ. Chị em không nên ăn các sản phẩm như: đồ ăn sống, đậu nành, caffeine, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, thực phẩm có ga, đồ ăn quá mặn,…

Chế độ ăn của mẹ bầu nên được kiểm soát kỹ lưỡng bởi nguồn dinh dưỡng duy nhất của trẻ là từ mẹ. Vì thế, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng rất nhiều đến chế độ dinh dưỡng của trẻ.

6.3. Nên ăn gì trong giai đoạn bụng bầu 6 tháng?

Trong giai này, chế độ dinh dưỡng không tốt thì thai nhi sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Điều này dẫn đến bụng bầu 6 tháng vẫn nhỏ. Vì thế, chế độ dinh dưỡng cho thai phụ là rất quan trọng. Mẹ bầu nên cung cấp đầy đủ các nhóm dinh dưỡng sau:

  • Bổ sung vitamin C
  • Ăn nhiều rau xanh và trái cây
  • Bổ sung thực phẩm giàu canxi và dưỡng chất
  • Bổ sung thực phẩm giàu axit folic
  • Bổ sung đầy đủ carbohydrate và protein từ các nguồn thực phẩm
  • Sử dụng dầu thực vật
  • Uống đủ nước trong thai kỳ
  • Bổ sung thêm các loại nước ép từ trái cây

6.4. Những điều cần tránh trong thời gian mang bầu 6 tháng

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, mẹ bầu cũng cần chú ý không được làm một số việc trong giai đoạn 6 tháng như sau:

  • Hạn chế di chuyển xa và vận động mạnh ảnh hưởng đến thai nhi
  • Hạn chế sử dụng giày cao gót, giầy dép trơn trượt để hạn chế nguy cơ té ngã
  • Hạn chế trèo cao và mang vật nặng trước bụng
  • Tạo niềm vui cho bản thân, tránh trầm cảm khi mang bầu

Quá trình mang bầu là khoảng thời gian rất nhạy cảm. Vì thế, mẹ bầu cần lưu ý tránh những yếu tố ảnh hưởng đến bản thân để có một thai kỳ vui khoẻ.

Tóm lại, bụng bầu 6 tháng là khoảng thời gian thai nhi phát triển rất nhanh. Trong giai đoạn này có rất nhiều thay đổi ở cả mẹ và thai nhi. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần lưu ý về chế độ sinh hoạt và ăn uống để có thể đảm bảo cho thai nhi phát triển mạnh mẽ. Hãy luôn có ý thức giữ gìn sức khoẻ để đem lại một thai kỳ an toàn cho mẹ và bé.

Tham gia group Hội mẹ bầu Hà Nội (Nhóm chính thức) – cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm mang thai và sinh con – để trao đổi kinh nghiệm, tìm hiểu thông tin cùng các mẹ bầu và hỏi đáp với bác sĩ

Để lại bình luận của bạn

ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Nguyên Trưởng khoa Phụ 1 Bệnh viện Phụ sản Trung Ương.
ảnh đội ngũ bác sĩ (1)-min

Tư vấn chuyên môn bài viết

Phòng khám Chuyên khoa Siêu âm Sản Phụ khoa

Đặt lịch khám

    dd-mm-yyyy📅

    * Sau khi đặt lịch, phòng khám sẽ liên hệ xác nhận thông tin và thông báo bác sĩ khám

    Giờ làm việc

    • Thứ 2 – Chủ nhật
    • Từ 7:30 – 21:00

    Quý khách cần hỗ trợ vui lòng liên hệ hotline 0868 555 168

    Các dịch vụ

    Điều trị phụ khoa
    Điều trị phụ khoa
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Theo dõi thai sản
    Theo dõi thai sản
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Hỗ trợ mang thai
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Hỗ trợ mang thai
    Kế hoạch hóa gia đình
    Khám và sàng lọc các bệnh lý ác tính của cổ tử cung, buồng trứng. Khám, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý phụ khoa từ đơn giản
    Điều trị phụ khoa22

    Điều trị phụ khoa

    Theo dõi thai sản22

    Theo dõi thai sản

    Hỗ trợ sinh sản22

    Hỗ trợ sinh sản

    điều trị phụ khoa222

    Kế hoạch hóa gia đình

    Bài viết liên quan

    Câu hỏi về vấn đề có thai khi trễ kinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 12/5/2024.
    Câu hỏi về vấn đề bị trễ kinh 13 ngày của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 12/6/2024.
    Câu hỏi về vấn đề trễ kinh sau khi tránh thai khẩn cấp của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 10/5/2024.
    Câu hỏi về vấn đề sinh xong bị trễ kinh của khách hàng ẩn danh trên group HỎI ĐÁP BỆNH PHỤ KHOA HÀ NỘI vào ngày 16/3/2024.